V. Cấu trúc của luận án
3.3. Kết quả đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu đến trồng trọt và
trồng trọt và nhu cầu nước cấp cộng đồng
3.3.1. Kết quả đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương vùng nội địa
Các xã Liên Sơn, thuộc huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam và xã Tiền Tiến, Phượng Hoàng, thuộc huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương nằm trong vùng không bị ảnh hưởng hưởng triều được chọn để thực hiện đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương trong nông nghiệp.
3.3.1.1. Kế q ả đ h gi ì h ạ g dễ bị ổ h ơ g ại Xã Liê Sơ
Hình 3.24: Bảng kết quả thảo luận tác động của BĐKH và xác định tính dễ bị
tổn thương tại xã Liên Sơn, Hà Nam
Qua các bước thảo luận cộng đồng đã xác định được tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu trong lĩnh vực nông nghiệp ở xã Liên Sơn như Bảng 3.15.
Bảng 3.15: Tình trạng dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu tại xã Liên Sơn
Vùng bị ảnh hưởng Yếu tố MT dễ bị ảnh hưởng
Yếu tố XH dễ bị ảnh hưởng
Toàn xã (Đường chiêm.
Dạ cá,suối) Nước bị ô nhiễm, Người dân Vùng nuôi trồng thủy sản Đất đai bị thoái hóa An ninh lương thực
3.3.1.2. Tì h ạ g dễ bị ổ h ơ g ại xã Tiề Tiế v xã Ph ợ g Ho g
Qua các bước thảo luận cộng đồng đã xác định được tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu trong lĩnh vực nông nghiệp ở xã Tiền tiến và Phượng hoàng như Bảng 3.16.
Bảng 3.16: Tình trạng dễ bị tổn thương do BĐKH tại xã Tiền Tiến và xã
Phượng Hoàng
Yếu tố môi trường dễ bị ảnh hưởng Yếu tố xã hội dễ bị ảnh hưởng Vùng bị ảnh ảnh hưởng - Nước mặt
- Nước tưới tiêu
- nước sinh hoạt, vệ sinh môi trường nông thôn - Đất trồng trọt - Đất sản xuất - Y tế: trẻ em dễ bị dịch bệnh - Giáo dục: trường lớp bị ảnh hưởng - Kinh tế: thu nhập thấp - Lực lượng lao động đi làm kinh tế xa - Thôn Cập Thượng, Cập Nhất, Du Tái xã Tiền Tiến;
- Thôn Phượng Đầu, Ngoại Đàm, xã Phượng Hoàng.
Hình 3.25: Bảng kết quả thảo luận về BĐKH và tác động của BĐKH tại xã
3.3.2. Kết quả đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương vùng ven biển
Các xã Giao Lạc. Giao Thủy, huyện Giao thủy, tỉnh Nam Định và xã Tân Trào, huyện Kiến Thụy, Hải Phòng nằm trong vùng bị ảnh hưởng triều được chọn để thực hiện đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương
3.3.2.1. Tì h ạ g dễ bị ổ h ơ g ại xã Giao Lạc v xã Giao Xuân
Hình 3.26: Tình trạng dễ bị tổn thương do BĐKH xã Giao Lạc và xã Giao
Xuân, Nam Định
Qua các bước thảo luận cộng đồng đã xác định được tình trạng dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu trong lĩnh vực nông nghiệp ở xã Giao Lạc và Giao Xuân, huyện Xuân Thủy như Bảng 3.17.
Bảng 3.17: Tình trạng dễ bị tổn thương do BĐKH tại xã Giao Lạc và xã Giao
Xuân
Yếu tố môi trường dễ bị ảnh
hưởng
Yếu tố xã hội dễ bị ảnh hưởng Vùng bị ảnh ảnh hưởng - Nguồn nước bị nhiễm mặn - Đất đai bị nhiễm, thoái hóa đất; - Sinh hoạt sản xuất nông nghiệp; - Dịch bệnh.
- Nguồn thu nhập của người dân chưa cao,
- Di dân khi có hiện tượng thiên tai bất thường; - Bất ổn về trật tự, chính trị. - Những người trẻ lo lắng bị mất đất - An ninh lương thực - Vùng ven biển xóm 8,9,10,7,21 (Giao Lạc);
- Xuân Châu, Xuân Phong, Xuân Tiên, Xuân Hùng (Giao Xuân);
3.3.2.2. Tì h ạ g dễ bị ổ h ơ g ại xã Tâ T o
Với các loại thiên tai do BĐKH sẽ xảy ra tại Tân Trào, thì các đối tượng được đánh giá dễ bị tổn thương được thống kê theo Bảng 3.18:
Bảng 3.18: Tình trạng dễ bị tổn thương do BĐKH tại xã Tân Trào
Vùng bị ảnh hưởng
Yếu tố môi trường nào bị ảnh hưởng
Yếu tố xã hội dễ bị ảnh hưởng
- Vùng ven biển, vùng trũng như thôn Đa Ngư, vùng ngoài đê bao. - Cộng đồng dân cư, trường học, chợ. - Môi trường nước sinh hoạt, nước sản xuất bị ô nhiễm, suy giảm chất lượng và trữ lượng. - Môi trường đất: bị nhiễm mặn, xói mòn, bạc màu đất đai - An ninh lương thực, an ninh nước;
- Con người bị đe doạ
- Thiếu nguồn lực ứng phó;
- Ít cơ hội sinh kế hơn cho người nghèo;
- Xảy ra xung đột liên quan đến nước.
3.3.3. Kết quả xây dựng chỉ số tình trạng dễ bị tổn thương cấp xã
Sau khi thu thập số liệu cần thiết để xây dựng chỉ số, sử dụng phần mềm CVASS để tính toán các chỉ số về mức độ tiếp xúc (mức độ tác động), độ nhạy cảm và khả năng thích ứng. Kết quả tính toán như sau:
3.3.3.1. Kế q ả í h o chỉ số v xâ dự g biể đồ mức độ iếp xúc (E) cấp xã
Bảng 3.19: Bảng tổng hợp chỉ số về mức độ tiếp xúc (E) cấp xã
Vùng/địa phương
Thời điểm đánh giá
Hiện tại Mức độ Năm 2030 Mức độ
Tân Trào 0.700 1 0.697 1 Giao Lạc 0.322 3 0.384 4 Giao Xuân 0.322 3 0.384 4 Tiền Tiến 0.256 4 0.399 3 Phượng Hoàng 0.256 4 0.399 3 Liên Sơn 0.493 2 0.493 2 Ghi chú: (Mức độ 1 6: Cao Thấp)
3.3.3.2. Kế q ả í h o chỉ số v xâ dự g biể đồ mức độ hạ cảm (S) cấp xã
Bảng 3.20: Bảng tổng hợp chỉ số về mức độ nhạy cảm (S) cấp xã
Vùng/địa phương
Thời điểm đánh giá
Hiện tại Mức độ Năm 2030 Mức độ
Tân Trào 0.432 5 0.389 5 Giao Lạc 0.754 1 0.687 1 Giao Xuân 0.616 2 0.560 4 Tiền Tiến 0.604 3 0.633 2 Phượng Hoàng 0.583 4 0.612 3 Liên Sơn 0.251 6 0.222 6 Ghi chú: (Mức độ 1 6: Cao Thấp) Hình 3.29: Biểu đồ chỉ số mức độ nhạy cảm (S) cấp xã
3.3.3.3. Kế q ả í h o chỉ số v xâ dự g biể đồ khả ă g hích ứ g (AC) cấp xã
Bảng 3.21: Bảng tổng hợp chỉ số về khả năng thích ứng (AC) cấp xã
Vùng/địa phương
Thời điểm đánh giá
Hiện tại Mức độ Năm 2030 Mức độ
Tân Trào 0.535 6 0.410 5 Giao Lạc 0.627 4 0.574 2 Giao Xuân 0.635 3 0.506 3 Tiền Tiến 0.697 1 0.584 1 Phượng Hoàng 0.684 2 0.409 6 Liên Sơn 0.536 5 0.439 4 Ghi chú: (Mức độ 1 6: Cao Thấp)
3.3.3.4. Kế q ả í h o chỉ số v xâ dự g biể đồ ì h ạ g dễ bị ổ h ơ g (CVI) cấp xã
Bảng 3.22: Bảng tổng hợp chỉ số tình trạng dễ bị tổn thương (CVI) cấp xã
Vùng/địa phương
Thời điểm đánh giá
Hiện tại Mức độ Năm 2030 Mức độ
Tân Trào 0.533 1 0.558 1 Giao Lạc 0.483 2 0.499 3 Giao Xuân 0.435 3 0.479 5 Tiền Tiến 0.388 5 0.483 4 Phượng Hoàng 0.385 6 0.534 2 Liên Sơn 0.403 4 0.425 6 Ghi chú: (Mức độ 1: Tổ h ơ g cao; 6: Mức độ tổ h ơ g hấp)
Hình 3.31: Biểu đồ chỉ số tình trạng dễ bị tổn thương (CVI) cấp xã
3.3.4. Thảo luận kết quả đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương tại cấp cộng đồng
3.3.4.1. Kế q ả đ h gi ì h ạ g dễ bị ổ h ơ g đối với vù g ội địa
Dựa trên bảng tổng hợp về thiên tai, các tác động của thiên tai đối với nhu cầu nước phục vụ trồng trọt, các biện pháp thích ứng và giảm thiểu các tác động của xã nghiên cứu có thể đánh giá:
Lĩnh vực nông nghiệp của xã Tiền Tiến và xã Phượng Hoàng là lĩnh vực nhạy cảm nhất và chịu tác động nặng nề nhất do thiên tai và biến đổi khí hậu. Khi xảy ra các thiên tai như bão, lũ, hạn hán năng suất và các thay đổi về thời tiết như rét đậm, rét hại, nắng nóng thì sản lượng nông nghiệp, hoa màu và cây ăn quả sẽ bị thiệt hại nặng nề. Vùng nhạy cảm với tác động của thiên tai và biến đổi khí hậu là
0.00 0.10 0.20 0.30 0.40 0.50 0.60
Tân Trào Tiền Tiến Phượng Hoàng
Liên Sơn Giao Lạc Giao Xuân
Biểu đồ tình trạng dễ bị tổn thương cấp xã (CVI)
HT 2030
các vùng có sơ sở hạ tầng thấp kém như thôn Phượng Đầu, Tứ Cường, Ngoại Đàm, Văn Xuyên (xã Phượng Hoàng) và thôn Cập Nhất, Cập Thượng, Du Tái (xã Tiền Tiến) thuộc Hải Dương;
Trong tương lai, với diễn biến ngày càng phức tạp và khó dự báo thì tác động của thiên tai và biến đổi khí hậu đối với xã Tiền Tiến và xã Phượng Hoàng càng nghiêm trọng hơn. Các loại thiên tai và biến đổi khí hậu có thể xảy ra trong tương lai đối với xã Tiền Tiến và xã Phượng Hoàng gồm có bão, lũ, hạn hán, rét đậm rét hại, mưa đá và có thể là động đất. Mức độ tác động đối với nông nghiệp của 2 xã được dự báo như sau: Đối với tác động của bão thì ảnh hưởng đến khoảng 50 nhà của xã Phượng Hoàng; 70% nhà ở, 90% hoa màu, 60% công trình xã Tiền Tiến; đối với lũ lụt thì 70% diện tích lúa bị ngập, 30% gia súc, gia cầm bị thiệt hại xã Tiền Tiến; tại xã Phượng Hoàng thì thôn Tứ Cường: 65% thiệt hại nông nghiệp, Phượng Đầu: 18% thiệt hại nông nghiệp, Ngoại Đàm: 55% thiệt hại nông nghiệp.
Sinh kế của 2 xã cũng bị ảnh hưởng do tác động thiên tai và biến đổi khí hậu như phải chuyển dịch cơ cấu cây trồng, bão, lũ, ngập lụt làm mất đất canh tác do đó nguồn sinh kế của người dân tại 2 xã chịu ảnh hưởng khá nặng nề. Đối với 2 xã thì xã Phượng Hoàng chịu tác động nặng nề hơn do xã Phượng Hoàng là một xã nghèo của huyện Thanh Hà với điều kiện cơ sở hạ tầng nông nghiệp, cũng như hạ tầng nông thôn chưa hoàn thiện nên khi xảy ra thiên tai và biến đổi khí hậu thì xã Phượng Hoàng sẽ chịu tác động nặng nề hơn. Tuy nhiên, hiện tại xã Phượng Hoàng đã có rất nhiều các cơ chế, chính sách, chương trình nhằm phát triển kinh tế-xã hội của xã do đó, tình trạng dễ bị tổn thương trong tương lai của xã Phượng Hoàng sẽ được giảm thiểu đáng kể.
Mặc dù phải chịu tác động của các loại thiên tai và biến đổi khí hậu như vậy, tuy nhiên theo đánh giá thì mức độ tác động tại xã Tiền Tiến và xã Phượng Hoàng so với các xã khác vùng đồng bằng sông Hồng và đặc biệt là các xã vùng ven biển thì mức độ tác động là ở mức trung bình. Bên cạnh đó nguồn lực đầu tư ứng phó, nhận thức và mức độ quan tâm đến thiên tai và biến đổi khí hậu được chính quyền của 2 xã rất quan tâm do đó có thể đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương đối với nông nghiệp của 2 xã là không đáng kể. Tuy nhiên, cần phải thực hiện nghiêm túc các chiến lược, cơ chế chính sách đã đề ra thì mới có khả năng ứng phó với thiên tai và biến đổi khí hậu trong tương lai.
Đối với những loại thiên tai và tác động như vậy thì các đối tượng dễ bị tổn thương ở xã Liên Sơn là người nghèo, phụ nữ và trẻ em, sản xuất lúa và hoa màu cũng như cơ sở hạ tầng. Các yếu tố môi trường dễ bị tổn thương bao gồm môi trường nước, đất, các vấn đề về vệ sinh môi trường nông thôn sau thiên tai.
Đối với các tác động của thiên tai hiện tại và trong tương lai của xã Liên Sơn như vậy thì người dân cũng như chính quyền địa phương đã có những biện pháp hữu hiệu để ứng phó bao gồm việc sử dụng các loại phương tiện giảm phát thải, trồng cây xanh, củng cố hệ thống đê điều ph ng lũ, chuẩn bị tốt “4 tại chỗ”, sản xuất, lúa chất lượng hàng hóa, cây xuất khẩu, lúa lai nhằm tăng thu nhập trên một diện tích canh tác chuyển dịch mạnh mẽ vùng đất trũng sang mô hình sản xuất đa canh.
Thái độ thờ ơ, ít quan tâm của một số cán bộ, Đảng viên và nhân dân về biến đổi khí hậu, hiện tại xã Liên Sơn vẫn chưa có một văn bản chính sách nào đề cập đến việc ứng phó với biến đổi khí hậu.
3.3.4.2. Kế q ả đ h gi ì h ạ g dễ bị ổ h ơ g đối với vù g ve biể
Hệ thống đê biển: Mực nước biển dâng lên làm hệ thống đê biển không thể chống chọi được nước dâng do bão như thiết kế dẫn đến nguy cơ vỡ đê trong các trận bão lớn. Ngoài ra, do mực nước biển dâng cao, chế độ động lực của sóng và dòng chảy ven bờ sẽ có những thay đổi gây xói lở bờ và hệ thống đê biển, vấn đề quản lý bảo vệ đê biển sẽ phải đối mặt với những tình huống hết sức phức tạp.
Các công trình tưới và cấp nước: Mực nước biển dâng làm cho mặn xâm nhập sâu vào nội địa, các tầng nước dưới đất vùng ven biển cũng có nguy cơ bị nhiễm mặn gây khó khăn cho công tác lấy nước.
Nhu cầu nước trong nông nghiệp tăng lên do đó, năng lực tưới của các công trình như hiện nay sẽ không đáp ứng được nhu cầu nước tưới trong các thập kỷ tới.
Đối với trồng trọt và an ninh lương thực: Nước biển dâng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp do việc mất đất do ngập lụt, xâm nhập mặn dẫn đến năng xuất và sản lượng cây trồng giảm đáng kể ở vùng ngoài đê biển.
Nuôi trồng thủy sản ven biển bị tổn thương ở mức cao do tác động của bão, dịch bệnh do các biện pháp thích ứng giảm nhẹ rủi ro cho nuôi trồng thủy sản còn chưa phát huy được hiệu quả, hơn nữa do bão có diễn biến bất thường mức độ tác động lớn và trực tiếp ở vùng ven biển, diện tích nuôi trồng thường lớn và trải dài theo đường bờ biển, nằm ngoài đê bảo hộ nên các biện pháp phòng chống bão cho nuôi trông thủy sản là khó để thực hiện.
Đối với tài nguyên nước, mức độ bị tổn thương là khá cao do nguồn nước ngọt phục vụ sản xuất và sinh hoạt ngày càng bị ô nhiễm và suy giảm về trữ lượng, đặc biệt là vào mùa khô hạn hán kéo dài. Tại địa phương cũng chưa có biện pháp thích ứng nào phù hợp để giảm các tác động này, vì thế vấn đề tài nguyên nước và sử dụng nước sẽ là vấn đề lớn của tương lai.
Sinh kế khu vực xã bị tổn thương ở mức độ trung bình, trong đó nghề đánh bắt thủy hải sản ven bờ là bị ảnh hưởng nhiều nhất. Vì đây là một nghề có nhiều rủi ro do quá trình hoạt động phụ thuộc toàn bộ vào tự nhiên như yếu tố thời tiết, nguồn lợi hải sản ven bờ. BĐKH làm cho nhiệt độ tăng đồng nghĩa là nguồn thức ăn của cá bị suy giảm, tác động bất lợi trong việc nâng cao giá trị nghề cá là oxy trong nước sẽ thấp hơn vì nhiệt độ nước bề mặt cao, mưa nhiều có thể làm giảm khả năng đẻ trứng và phát triển của cá, cách khai thác tận diệt của con người ...làm suy giảm nguồn lợi thủy sản ven bờ. Từ đó dẫn đến nghề đánh bắt cá gặp nhiều khó khăn, năng suất đánh bắt không đủ bù đắp chi phí ra khơi dẫn đến nhiều hộ phải bỏ nghề.
Các cơn bão lớn có thể làm phá hủy các tàu đánh cá xa bờ không kịp đến nơi trú ẩn, từ đó các hộ dân có thể rơi vào tình cảnh rất khó khăn do mất công cụ làm việc. Hiện nay ở xã cũng chưa có chủ trương để thay đổi sinh kế cho các hộ dân này, mà chủ yếu là các hộ dân tự thay đổi công việc của mình. Đối với các hộ sản xuất nông nghiệp (80% số dân trong xã) họ bám trụ và thích nghi để tiếp tục sản xuất do có nhiều các biện pháp thích ứng, được chính quyền xã định hướng trong thay đổi cơ cấu sản xuất để phù hợp với tình trạng BĐKH và NBD của vùng.
3.4. Thảo luận về kết quả, phương pháp và phần mềm hỗ trợ đánh giá