Tổng quan phương pháp đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu đối với sản xuất nông nghiệp. Áp dụng thí điểm cho một số tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng (FULL TEXT) (Trang 30)

V. Cấu trúc của luận án

1.2. Tổng quan phương pháp đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương

1.2.1. Tình trạng dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu

1.2.1.1. Kh i iệm v đị h ghĩa

Khái niệm tình trạng dễ bị tổn thương có xuất xứ từ các nghiên cứu về hiểm họa tự nhiên hoặc an ninh lương thực, hiện là một khái niệm còn gây nhiều tranh cãi (K.Vincent) [30]. Khái niệm tình trạng dễ bị tổn thương được hiểu theo nhiều cách khác nhau, do đó cũng được ứng dụng theo các hướng khác nhau

Theo Viện Giảm thiểu Thiên Tai (Disaster Reduction Institute – DRI) thì tình trạng dễ bị tổn thương là sự kết hợp của các yếu tố về mức độ tiếp xúc (Exposure), mức độ nhạy cảm (Suscepbility) và khả năng thích ứng (Coping Capacity) [27].

TTDBTT = Mức độ tiếp xúc (Exposure) x Mức độ nhạy cảm (Suscepbility) Khả ă g hích ứng (Coping Capacity)

Turner (Chủ tịch Ủy ban Biến đổi khí hậu Anh) và các tác giả khác (2003) miêu tả tình trạng dễ bị tổn thương là hàm số có 3 đặc điểm: mức độ tiếp xúc (Exposure), mức độ nhạy cảm (Sensitivity) và khả năng thích ứng (Adaptation Capacity). Metzger và các tác giả khác (2006) đã lý thuyết hóa khái niệm này và biểu diễn bằng toán học tình trạng dễ bị tổn thương (V) là hàm gồm mức độ tiếp xúc (E), độ nhạy cảm (S) và khả năng ứng phó (AC) [27].

V = f(E, S, AC)

Cũng theo Turner thì tình trạng dễ bị tổn thương có thể được biểu thị là hàm của các tác động tiềm tàng (Potential Impacts – PI) và khả năng thích ứng (Adaptation Capacity):

V = f(PI, AC)

Như vậy, có thể nhìn nhận rằng khái niệm của DRI và khái niệm của Turner và Metzger đều có chung các tác động tiềm tàng (hay nguy cơ) trong đó chúng là hàm gồm độ khác nghiệt và độ nhạy cảm.

Phương pháp đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương đã được nghiên cứu nhiều trong các thập kỉ qua trong các lĩnh vực như an ninh lương thực, thảm họa thiên nhiên, phân tích đói nghèo và các lĩnh vực liên quan. Chương trình Phát triển Liên Hợp quốc (UNDP; 2005) [29] đã tóm tắt ba hướng định nghĩa tình trạng dễ bị tổn thương theo thảm họa, đói nghèo và biến đổi khí hậu như sau:

a. Tình trạng dễ bị tổn th ơng theo hiểm họa

Ở hướng định nghĩa tình trạng dễ bị tổn thương từ thảm họa thiên nhiên và bệnh dịch, tình trạng dễ bị tổn thương được định nghĩa là:

Mức độ bị ảnh h ởng của mộ đối t ợng do ảnh h ởng của nhân tố c động cùng với khả ă g ứng phó, phục hồi hoặc thích ứng (Kasperson et al., 2002)

Trong lĩnh vực nghiên cứu thảm họa, tình trạng dễ bị tổn thương được hiểu là “Mức độ thiệt hại do các hiện t ợng gây thiệt hại tiềm ẩ ”. Điểm quan trọng trong cả hai định nghĩa trên là tình trạng dễ bị tổn thương được phân biệt với thảm họa – đó là tình trạng bị ảnh hưởng từ các nhân tố tác động thay vì tình trạng xảy ra chính các nhân tố đó.

b. Tình trạng dễ bị tổn th ơ g heo đói ghèo

Các nghiên cứu về đói nghèo và phát triển tập trung vào các điều kiện chính trị, kinh tế và xã hội hiện tại. Từ hướng tiếp cận này, tình trạng dễ bị tổn thương là:

Tổng phúc lợi của con ng ời có tính đến tình trạng bị ảnh h ởng tr ớc các nhân tố c độ g ê c c ĩ h vực môi tr ờng, xã hội, kinh tế và chính trị (Bohle et al.,1994).

Định nghĩa này có các điểm nổi bật như: (i) tình trạng dễ bị tổn thương liên quan tới các hệ thống hoặc đơn vị xã hội hơn là hệ thống lý sinh - được mô tả là nhạy cảm trước tác động; (ii) tình trạng dễ bị tổn thương tích hợp các tác động khác nhau (không chỉ là tác động lý sinh) và các khả năng của con người.

c. Tình trạng dễ bị tổn th ơng theo biế đổi khí h u

Trong lĩnh vực biến đổi khí hậu, IPCC đưa ra định nghĩa về tình trạng dễ bị tổn thương như sau:

IPCC [20] định nghĩa tình trạng dễ bị tổ h ơ g mức độ không có thể ứng phó với c động của biế đổi khí h v ớc biển dâng;

IPCC SAR [25] định nghĩa tình trạng dễ bị tổ h ơ g q mô m biến đổi khí h u có thể gây thiệt hại hoặc làm tổn hại đến một hệ thống, nó phụ thuộc không chỉ v o độ nhạy cảm của hệ thống mà còn phụ thuộc vào tình trạng thích ứng với c c điều kiện khí h u mới;

IPCC TAR [21] định nghĩa “Tì h ạng dễ bị tổ h ơ g mức độ (degree) mà ở đó một hệ thống dễ bị ả h h ởng và không thể ứng phó với c c c động tiêu cực của biế đổi khí h u, gồm c c dao động theo quy lu t v c c ha đổi cực đoa của khí h u. Tình trạng dễ bị tổ h ơ g h m số của tính chấ c ờ g độ và mức độ (phạm vi) của các biế đổi v dao động khí h u, mức độ nhạy cảm và tình trạng thích ứng của hệ thố g (IPCC 2 1 p.995)”.

Điểm nổi bật trong định nghĩa của IPCC là định nghĩa này tích hợp thảm họa, tình trạng bị ảnh hưởng, hệ quả và tình trạng thích ứng. Định nghĩa này sát hơn với khái niệm rủi ro trong các nghiên cứu về thảm họa thiên nhiên. Khác biệt ở chỗ các đánh giá rủi ro đa phần căn cứ trên hiểu biết mang tính xác suất về sự kiện gây ra, rủi ro không có ảnh hưởng ngẫu nhiên, định lượng các kết quả và phân tích các tiêu chí ứng phó.

UNDP định nghĩa tình trạng dễ bị tổn th ơng tr ớc biế đổi khí h u là hàm số với hai biến số độ nhạy cảm và khả ă g hích ứng (UNDP, 2005) [29]. Hệ thống có độ nhạy cảm cao và khả năng thích ứng thấp được coi là “dễ bị tổn thương”.

Như vậy, có thể nhận thấy rằng trong nghiên cứu về biến đổi khí hậu thì khái niệm về tình trạng dễ bị tổn thương được ứng dụng rộng rãi nhất là khái niệm Ủy

ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu (IPCC) xây dựng từ năm 1992 đến năm 2001:

Do đó tình trạng dễ bị tổn thương (Vulnerability) có thể được biểu thị là hàm của mức độ tiếp xúc (Exposure), mức độ nhạy cảm (Sensitivity) và năng lực thích ứng (Adaptation Capacity)

V = f(E, S, AC)

Trong đó mức độ tiếp xúc (Exposure) được IPCC định nghĩa là bản chất và mức độ đến một hệ thống chị c động của các biế đổi thời tiế đặc biệt; mức độ nhạy cảm (Sensitivity) là mức độ của một hệ thống chị c động (trực tiếp hoặc gián tiếp) có lợi cũ g h bất lợi bởi c c c hâ kích hích iê q a đến khí h u; và khả năng thích ứng (Adaptive Capacity) là tình trạng của một hệ thống nhằm thích nghi với biế đổi khí h u (bao gồm sự ha đổi cực đoa của khí h u), nhằm giảm thiểu các thiệt hại, khai thác yếu tố có lợi hoặc để phù hợp với c động của biế đổi khí h u.

1.2.1.2. Mục đích v iê chí đ h gi ì h ạ g dễ bị ổ h ơ g a. Mục đích đ h gi ì h ạng dễ bị tổ h ơ g

Đánh giá mức độ tổn thương do biến đổi khí hậu là hết sức quan trọng vì nó cung cấp những thông tin làm cơ sở định hướng cho những giải pháp thích ứng đồng thời là cơ sở xây dựng chiến lược, chính sách, quy hoạch cho vùng, quốc gia, lãnh thổ hay cho cộng đồng cũng như cho từng ngành, lĩnh vực cụ thể.

Đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương là việc hệ thống hóa và đánh giá các loại hiểm họa khác nhau đối với một hộ gia đình, một phương kế sinh nhai, một nhóm người, một cộng đồng, một tỉnh, một quốc gia; một ngành hoặc một hệ thống. Một khi tình trạng dễ bị tổn thương đã được hệ thống hóa và đánh giá thì các tiêu chuẩn, quy định và chương trình nâng cao nhận thức có thể được thiết kế và thực hiện để giảm tình trạng dễ bị tổn thương đó và hạn chế tối đa tình trạng bị tổn thương trong tương lai.

Đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương là điểm khởi đầu để hiểu được các ảnh hưởng kinh tế xã hội, lý sinh vv… của biến đổi khí hậu và quan trọng hơn là hiểu được năng lực thích ứng của cộng đồng đối với các tác động của biến đổi khí hậu và các hạn chế, rào cản và các cơ hội liên quan tới việc thực hiện các chính sách và biện pháp thích ứng. Vì thế đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương không đơn giản là điểm cuối của quá trình phân tích mà trên hết là tính chất của các cộng đồng dân cư, khu vực sống và các hệ sinh thái. Để hỗ trợ quá trình phân tích tình trạng dễ bị tổn thương, năng lực thích ứng và xác định các biện pháp can thiệp để phân tích các

nhân tố dễ bị tổn thương, O’Brien et al (2004) gợi ý rằng “Lập bản đồ tình trạng dễ bị tổn thương có thể được sử dụng để xác định các điểm nóng dễ bị tổn thương với biến đổi khí hậu và các yếu tố căng thẳng khác, đồng thời các nghiên cứu điển hình chuyên sâu sẽ cung cấp các kiến thức về các nguyên nhân cơ bản và các cấu trúc định hình tình trạng dễ bị tổn thương”.

Đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương sẽ chỉ ra các khu vực, các nhóm người và các hệ sinh thái trong tình trạng rủi ro cao nhất, nguồn gốc tổn thương và làm thế nào để giảm thiểu hay loại bỏ các tổn thương này. Vì thế, xác định các vùng và các nhóm người ở mức độ rủi ro cao nhất và đánh giá nguồn gốc, nguyên nhân các tổn thương là rất cần thiết cho việc thiết kế và thực hiện các giải pháp tăng cường năng lực thích ứng. Đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương sẽ giúp các nhà hoạch định chính sách xác định được loại can thiệp nào, ở đâu và khi nào có thể thực hiện các loại can thiệp này.

Đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương được dựa trên các kịch bản và các đầu ra mô hình (toán học, vật lý) và là các bước khởi đầu để hiểu rõ hơn các tác động tiềm tàng của biến đổi khí hậu trong tương lai và hướng tới công tác quản lý hiệu quả hơn và phù hợp hơn, cuối cùng là các đầu tư về công trình để giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu.

Khi thực hiện đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương cấp vi mô thì bên cạnh việc xác định được các biện pháp thích ứng, cơ chế chính sách cho bản thân cộng đồng còn có mục tiêu quan trọng là tăng cường năng lực, nâng cao nhận thức của cộng đồng về tác động và tình trạng dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu.

b. Các tiêu chí sử dụ g để x c định các vùng bị tổ h ơ g chí h

Các tiêu chí sau đây có thể được sử dụng để xác định các vùng bị tổn thương chính:

- Cường độ của các tác động; - Thời gian tác động;

- Sự bền vững và tình trạng đảo ngược của tác động;

- Tình trạng có thể xảy ra (mức độ không chắc chắn) của các tác động và tình trạng dễ bị tổn thương và mức độ tin cậy (xác suất đúng) của các dự báo; - Tình trạng thích ứng;

- Sự phân bố các tác động và mức độ dễ bị tổn thương; - Tầm quan trọng của các hệ thống bị rủi ro.

Năng lực ứng phó của các cộng đồng hoặc các cá nhân có thể được đánh giá thông qua các thông số xã hội, địa lý và môi trường như sự khác nhau về tình trạng

sức khoẻ, điều kiện kinh tế và các thành tựu về giáo dục. Kết hợp các biến số trong các mô hình phát triển cho phép so sánh, xác định các vùng dễ bị tổn thương nhất hoặc các điểm nóng.

1.2.2. Các phương pháp đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương trên thế giới

Dựa trên khái niệm cơ bản của tình trạng dễ bị tổn thương do tác động của biến đổi khí hậu, để đạt được mục tiêu khác nhau, mỗi quốc gia, tổ chức đưa ra các khung đánh giá khác nhau. Hiện tại, có rất nhiều khung và phương pháp, tuy nhiên trong khuôn khổ của Luận án này chỉ giới thiệu các khung và phương pháp điển hình được sử dụng phổ biến.

1.2.2.1. Ph ơ g ph p của Ba Liê chí h phủ về biế đổi khí h (IPCC)

Khung phương pháp luận đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương của IPCC: Được đề xuất đầu tiên vào năm 1992 [20], khung đánh giá này kết hợp chặt chẽ đánh giá của các chuyên gia cùng với việc phân tích các dữ liệu về kinh tế-xã hội và các đặc trưng về mặt vật lý để hỗ trợ người sử dụng trong việc đánh giá toàn diện tác động của nước biển dâng. Khung đánh giá này gồm 7 bước: (1) Mô tả vùng nghiên cứu; (2) Xác định, kiểm kê các đặc trưng của vùng nghiên cứu; (3) Xác định các nhân tố phát triển kinh tế-xã hội liên quan; (4) Đánh giá các thay đổi về mặt vật lý; (5) Thiết lập chiến lược ứng phó; (6) Đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương; và (7) Xác định nhu cầu trong tương lai. Việc thích ứng tập trung vào 3 lựa chọn là né tránh, thích nghi và phòng vệ.

Phương pháp này được sử dụng hiệu quả tương tự như các phân tích cơ sở và là tiền đề cho các nghiên cứu ở mức độ cấp quốc gia và đặc biệt cho những nơi mà hiểu biết về dạng tổn thương ven biển còn hạn chế.

Phạm vi của phương pháp được sử dụng linh hoạt tại nhiều cấp độ khác nhau như đánh giá cho vùng ven biển, cho tiểu vùng, cho cấp quốc gia và toàn cầu.

Phương pháp yêu cầu các thông số đầu vào là thông tin, số liệu về kinh tế xã hội và đặc điểm vật lý của vùng nghiên cúu. Đầu ra của việc đánh giá sẽ là các yếu tố dễ bị tổn thương, danh mục các chính sách trong tương lai nhằm thích ứng cả về mặt vật lý cũng như kinh tế-xã hội.

1.2.2.2. Ph ơ g ph p ệ đối v ơ g đối hóa mức độ dễ bị ổ h ơ g

Thực tế đã cho thấy cùng một công thức mô tả tình trạng dễ bị tổn thương nhưng có thể được áp dụng theo nhiều cách khác nhau mà cụ thể là (i) tuyệt đối hoá và (ii) tương đối hoá mức độ tổn thương (Gleick, 1998; IPCC, 2007, Keskinen M., 2009; Op. cit., 2009; Babel M. S. and Wahid S. M., 2009) [22].

Theo cách thứ nhất, tất cả các mối ràng buộc đều được mô hình hoá và kết quả đạt được là mức độ tổn thương được thể hiện bằng tiền. Ví dụ như khi đánh giá mức độ tổn thương cho sản xuất nông nghiệp, ta phải xây dựng mô hình khí hậu để dự báo diễn biến của khí hậu; mô hình thuỷ văn để dự báo được diễn biến của điều kiện thuỷ văn, điều kiện biên của các hệ thống thuỷ nông; mô hình thuỷ lực để dự báo được tình hình úng, hạn; và cuối cùng là mô hình kinh tế hay mô hình sinh học để định giá được thiệt hại do úng, hạn gây ra. Cách tiếp cận này mang tính minh bạch (Explicit) vì nó định lượng được mức độ tổn thương nhưng có nhiều nguy cơ đưa ra những sai số vì rất khó có thể xây dựng được tất cả các mô hình một cách sát với thực tế. Hơn thế nữa, khối lượng công việc cần tiến hành sẽ trở nên rất lớn khi mức độ tổn thương tổng quát do nhiều hiện tượng cùng gây ra như bão, úng, hạn, sâu bệnh, ...

Theo cách thứ hai, mức độ tổn thương được đánh giá bằng cách liệt kê các yếu tố gây tổn thương (xây dựng bộ chỉ tiêu) rồi cho điểm theo một thang điểm nào đó và cuối cùng là tổng hợp lại bằng cách sử dụng trọng số cho từng chỉ tiêu. Kết quả đạt được chỉ là một giá trị định tính (điểm trung bình) chứ không được qui đổi ra thành tiền (Non-monetary). Khó khăn lớn nhất mà cách tiếp cận này gặp phải là xây dựng thang điểm và xác định các trọng số cho từng chỉ tiêu; và kết quả là giá trị cuối cùng luôn gây tranh cãi về tính thuyết phục (Implicit). Tuy nhiên, cách tiếp cận này vẫn được sử dụng rộng rãi vì nó cho ta cái nhìn mang tính so sánh một cách tương đối giữa các vùng (Comparative mapping).

1.2.2.3. Mô hì h đ h gi ì h ạ g dễ bị ổ h ơ g BBC

Một khung đánh giá liên quan đến rủi ro và tình trạng dễ bị tổn thương được phát triển bởi Birkmann và Bogardi (2004) [27] tại Đại học Liên Hiệp Quốc, Viện Bảo vệ Con người và Môi trường (UNU-EHS - Institute for Environment and Human Security). Khung đánh giá này được gọi là mô hình BBC, mô hình này dựa trên mô hình của Cardona (2004b) (do đó mô hình được viết tắt là BBC) và tổng hợp các khía cạnh về tình trạng thích ứng và tác động trong khía cạnh dễ bị tổn thương do Chambers vad Bohle đề xuất. Có 3 loại dễ bị tổn thương được miêu tả

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu đối với sản xuất nông nghiệp. Áp dụng thí điểm cho một số tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng (FULL TEXT) (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)