Người mua và người cung cấp: bản chất, mối quan hệ và các khái niệm

Một phần của tài liệu Chi trả dịch vụ môi trường rừng tại Việt Nam Từ chính sách đến thực tiễn (Trang 64)

Thảo luận: Từ lý thuyết tới thực tiễn

5.4 Người mua và người cung cấp: bản chất, mối quan hệ và các khái niệm

chất, mối quan hệ và các khái niệm

Như đã thảo luận tại phần 4, các nhà máy thủy điện, công ty cung cấp nước và đơn vị kinh doanh du lịch chỉ đóng vai trò là người thu phí hoặc có thể coi là một bên trung gian nhằm trung chuyển tiền từ bên này sang bên kia, với rất ít hoặc hầu như là không có tác động tới tình hình tài chính của họ.

Tuy nhiên, với việc chuyển khoản phí tới người tiêu dùng cuối cùng, những công ty này đang từ chối trách nhiệm của họ trong việc gìn giữ và nâng cao nguồn tài nguyên thiên nhiên mang lại lợi ích cho công việc kinh doanh của họ. Ví dụ, người đại diện tham gia phỏng vấn của nhà máy thủy điện tại Sơn La cho biết tất cả các hồ chứa và kênh dẫn nước tại Sơn La phải được nạo vét 3 lần trong một năm do lượng bồi lắng rất lớn làm giảm khả năng chứa nước của hồ chứa. Các nhà máy thủy điện có thể tránh được việc này nếu lượng xói mòn đất được giữ ở mức độ tự nhiên thông qua việc áp dụng các kỹ thuật quản canh tác đất đai hợp lý. Đồng thời, mặc dù các công ty này cho biết họ không có thời gian để tham gia tích cực vào việc giám sát công tác bảo vệ rừng, nhưng họ vẫn muốn được biết kết quả ít bảo vệ rừng thực hiện hàng năm. Từ các vấn đề này, có một câu hỏi phát sinh: liệu các công ty dựa sử dụng nguồn nước sạch cho sản xuất kinh doanh có chia sẻ chi phí để duy trì nguồn nước sạch hay không? Hiện vẫn chưa có công cụ pháp lý nào cho phép họ chia sẻ chi phí và lợi ích từ việc cung cấp dịch vụ môi trường. Cần có một sự thay đổi chính sách để yêu cầu các công ty phải thực sự trả phí PFES cho phần lợi nhuận họ thu được.

Một vấn đề khác nên được xem xét, như đã được thảo luận tại phần 4.1, là việc khối tư nhân tại Việt Nam có các mô hình kinh doanh khác nhau và các công ty tư nhân thường bất lợi hơn so với các công ty quốc doanh khi phải tuân theo các yêu cầu của PFES. Vì vậy, nên có một phương pháp tiếp cận khác đối với các công ty này.

Cần lưu ý rằng dù đã có nhiều nghiên cứu phân tích về bản chất và tình trạng của người cung cấp dịch vụ môi trường tại Việt Nam, các thông tin về việc người mua và người tiêu dùng cuối cùng nhận biết về PFES như thế nào vẫn còn khá hạn chế. Mô hình kinh doanh của công ty (quốc doanh, cổ phần, tư nhân, hợp tác xã), quy mô, ngành nghề chính và thị trường mục tiêu là những yếu tố tác động tới việc thiết kế và triển khai cơ chế PFES. Thêm vào đó, các khảo sát thực địa gần đây của CIFOR tại Đắk Nông chỉ ra rằng người mua sẽ thực hiện tốt hơn các quy định về PFES nếu như các cán bộ của Quỹ BVPTR cấp tỉnh có năng lực kỹ thuật tốt và trách nhiệm giải trình cao.

Hơn nữa, theo quan điểm của Pattanayak và cộng sự (2010) và van Noordwijk và cộng sự (2012), PFES phải phản ánh được các giá trị xã hội dài hạn thay vì chỉ là những tác động kinh tế ngắn hạn và dễ thay

đổi. Mặc dù cơ chế PES dựa vào các lợi ích kinh tế để làm thay đổi hành vi (Jack và cộng sự 2007), vai trò của của các động lực xã hội, sự khuyến khích và lưu thông dịch vụ môi trường cũng là những yếu tố quan trọng cần được xem xét (van Noordwijk và cộng sự 2012).

Hiểu biết về vai trò của mối quan hệ hàng xóm láng giềng, một yếu tố rất phổ biến ở hầu hết các vùng nông thôn ở Việt Nam, để khuyến khích người nông dân tham gia vào PFES sẽ rất hữu ích, bởi vì những thông tin này có thể được sử dụng để thúc đẩy quá trình học tập về PFES ở mức độ cao và có sự phối hợp, chia sẻ, từ đó tác động thức đẩy bảo vệ hệ sinh thái ở phạm vi và cảnh quan rộng lớn hơn. Phương thức định hướng các vấn đề sinh thái và chiến lược thị trường cũng ảnh hưởng tới việc người dân hiểu biết và tương tác như thế nào tới thiên nhiên. Thêm nữa, các hoạt động tập thể thường được định hướng trước tiên bởi các giá trị xã hội và phi tài chính, việc đưa các lợi ích tài chính có thể làm giảm các giá trị xã hội và ảnh hưởng xấu tới các hoạt động tập thể. Tuy nhiên, việc hiểu các lợi ích tài chính và hình thức lợi ích khác tương tác như thế nào với các động lực xã hội và hoạt động tập thể là cần thiết (van Noordwijk và cộng sự 2012). Các nhóm và cá nhân khác nhau sẽ phản ứng khác nhau với sự thay đổi giá và có những hành vi trên thị trường khác nhau, các hành vi được quyết định các yếu tố tác động tới quá trình ra quyết định như: sự không chắc chắn, các rủi ro nhận thức được, sự định kiến có sẵn và tầm nhìn giới hạn (Anderson 2006). Vì vậy, việc hiểu các cá nhân ra quyết định như thế nào trong tình trạng nhiều điều kiện vẫn chưa rõ ràng là khá quan trọng, cũng như tầm quan trọng của tính công bằng và hành vi cá nhân được thể hiện như thế nào trong môi trường tập thể (Anderson 2006).

Khi thiết kế cơ chế PFES cần phải hiểu đâu là yếu tố thúc đẩy các bên và quan trọng hơn nữa là phải hiểu được các bên tương tác với nhau như thế nào trong quá trình triển khai. Một trong những điều quan trọng nữa là thị trường cần có những thông tin về tính sẵn sàng chi trả và tính sẵn sàng chấp nhận, cơ chế thị trường đòi hỏi rằng mỗi bên phải cung cấp thông tin cho bên kia. Salzman (2009) đưa ra luận điểm rằng chủ sở hữu đất biết rõ nhất chi phí cơ hội cho mỗi dạng thay đổi mục đích sử dụng đất và mức giá để họ sẵn sàng chấp nhận thực hiện thay đổi, còn người mua biết rõ mức sẵn sàng chi trả của họ và cơ quan chính phủ sẽ hiểu rõ đâu là kiểu thay đổi mục đích sử dụng đất có lợi nhất đối với môi trường. Thách thức lớn trong việc thiết kế cơ chế là

làm cách nào để truyền tải hiệu quả cả hai loại thông tin – tính sẵn sàng chi trả và sự sẵn sàng chấp nhận và việc cung cấp dịch vụ môi trường từ thay đổi kiểu sử dụng đất – từ một bên tới các bên còn lại trong một cơ chế triển khai chung (Salzman 2009). Một vấn đề quan trọng là hầu hết người mua cuối cùng (người dân) tại Việt Nam không hề biết họ là người mua thực sự của PFES. Tại Việt Nam, việc trao đổi thông tin giữa người mua và người bán còn hạn chế và cần được tăng cường.

Một phần của tài liệu Chi trả dịch vụ môi trường rừng tại Việt Nam Từ chính sách đến thực tiễn (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)