Giải pháp về marketing sản phẩm

Một phần của tài liệu Phát huy giá trị các công trình kiến trúc Pháp thời kỳ Pháp thuộc phục vụ phát triển du lịch tại Hà Nội (Trang 60)

- Thực hiện hoạt động quảng cáo cho sản phẩm du lịch về các công trình kiến trúc Pháp thời kỳ Pháp thuộc tại Hà Nội thông qua nhiều kênh, dưới nhiều hình thức như qua các ấn phẩm (tập gấp, sách giới thiệu...đặc biệt là các sổ tay du lịch); thông qua phương tiện thông tin đại chúng (các tờ báo, tạp chí nổi tiếng trong và ngoài nước về du lịch, kênh truyền hình, truyền thành, thư tử, website du lịch..); tích cực đưa sản phẩm du lịch này đến với các hội chợ du lịch trong và ngoài nước dưới nhiều hình thức hấp dẫn; hoặc quảng cáo trực tiếp bằng cách gửi các sản phẩm quảng cáo đến tận tay những khách, nhóm khách du lịch tiềm năng như các tổ chức sinh viên của các trường đại học, cao đẳng kiến trúc trong và ngoài nước, các kiến trúc sư, nhà mỹ thuật ở Việt Nam và trên thế giới có quan tâm đến lĩnh vực này....

- Hoạt động khuyến khích, thúc đẩy tiêu thụ, khuyến mãi và khuyến mại là những hoạt động vô cùng cần thiết, đặc biệt trong giai đoạn đầu thử nghiệm sản phẩm du lịch mới này, nhằm tạo động lực cho các nhân viên bán, các đại lý, đồng thời kích thích khách du lịch trải nghiệm sản phẩm mới này.

- Phát triển mạnh các kênh phân phối sản phẩm (chương trình du lịch)

2.3. Thử nghiệm xây dựng một chương trình du lịch tham quan, nghiên cứu các công trình kiến trúc Pháp thời kỳ Pháp thuộc tại Hà Nội

2.3.1. Chương trình du lịch chuyên đề

2.3.1.1. Nghiên cứu đặc điểm thị trường khách

- Khách hàng mục tiêu: Khách du lịch nội địa và Khách du lịch quốc tế đến từ Châu Âu (như Đức, Anh, đặc biệt là Pháp) trong độ tuổi từ 45 – 64

- Đặc điểm:

+ Trong giao tiếp: Lịch sự, nhã nhặn trong giao tiếp, song luôn đòi hỏi người đối thoại cũng phải có thái độ cư xử lịch thiệp tương tự, thích được tôn trọng; thích sự hài hước ở mức độ vừa phải, không quá lố.

+ Trong việc ăn uống: hầu hết là những người sành ăn, kỹ tính trong việc ăn uống, đặc biệt là vấn đề vệ sinh thực phẩm; có thói quen ăn lâu, chậm, có thể vừa ăn vừa nói chuyện (Đặc biệt là người Pháp – có thói quen ăn rất lâu, từ tốn).

+ Xu hướng tiêu dùng du lịch: thích đi du lịch, có xu hướng đầu tư khá nhiều thời gian và tiền bạc cho hoạt động du lịch; thường lấy thông tin về điểm đến từ bạn bè, người thân đã từng đến nơi đó rồi; có khả năng chi trả cao, nhưng cũng có quan tâm đến giá cả.

+ Về lưu trú: có yêu cầu, đòi hỏi về độ tiện nghi cao, ưa chuộng sạch sẽ, lịch sự, chất lượng phục vụ cao, đa phần thường chọn những khách sạn nổi tiếng, có thứ hạng cao.

+ Cảm nhận các giá trị thẩm mỹ: yêu thích, trân trọng các giá trị truyền thống, dân tộc và những giá trị mang đậm dấu ấn, phong cách của người bản xứ.

- Mục đích và động cơ chuyến đi: tìm hiểu các giá trị kiến trúc đặc sắc của Đông Dương thời kỳ Pháp thuộc tại Hà Nội (những điểm tương đồng và khác biệt mang tính chất bản địa so với kiến trúc thuần thúy của Pháp hay châu Âu), đồng thời thưởng thức, trải nghiệm những nét văn hóa thời Đông Dương trước kia tại Hà Nội.

- Nhu cầu: tham quan một công trình kiến trúc Pháp thuộc nổi bật tại khu vực trung tâm Hà Nội, làng Cựu (Xã Vân Từ, Huyện Phú Xuyên, Hà Nội).

2.3.1.2. Khả năng đáp ứng của tour du lịch (các nhà cung cấp)

- Các doanh nghiệp cho thuê xe ô tô và xe đạp du lịch trên địa bàn Hà Nội.

- Các nhà hàng phục vụ món ăn truyền thống, đặc sản Hà Nội đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn dành cho đoàn khách quốc tế.

- Liên hệ trước với các nhà quản lý điểm du lịch: về thời gian, lịch trình sơ bộ.

- Nghiên cứu mức giá cả tiêu dùng hợp lý ở các điểm đến để đưa ra giá cả phù hợp cho chương trình du lịch.

2.3.1.3. Mục đích, ý tưởng của chương trình du lịch

•Mục đích của chương trình du lịch: đưa du khách trở về không gian của

Hà Nội những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX – thời kỳ Pháp thuộc, để du khách có thể cảm nhận được một giai đoạn lịch sử của kiến trúc đô thị Hà

Nội với những nét văn hóa Phương Tây hòa quyện hài hòa với nét văn hóa đậm chất bản địa của thủ đô Hà Nội và đồng thời tạo cho du khách có cơ hội trải nghiệm phần nào đó cuộc sống đời thường lãng mạn, rất Pháp của giới chức cầm quyền, hay giới tư bản Hà Nội trước kia. Bên cạnh đó, chương trình du lịch cũng sẽ để du khách có cơ hội khám phá, cảm nhận và so sánh những nét kiến trúc Đông Dương với kiến trúc cổ truyền thuần thúy của làng quê Việt Nam với một ngôi làng tồn tại song song hai hình thái kiến trúc này.

•Ý tưởng của chương trình du lịch: Chương trình du lịch sẽ kéo dài

trong một ngày, du khách sẽ được tham quan một số công trình kiến trúc Pháp thuộc tiêu biểu, điển hình trong khu vực trung tâm Hà Nội và sau đó sẽ di chuyển đến Làng Cựu nằm ở xã Vân Từ, Huyện Phú Xuyên, chỉ cách Hà Nội trên 30 km để khám phá vẻ đẹp của những ngôi biệt thự Pháp thuộc tồn tại song song với những ngôi nhà cổ truyền thống của làng quê Việt Nam.

Về hoạt động giải trí, trải nghiệm, buổi sáng du khách sẽ được thưởng thức cà phê hảo hạng của Việt Nam trong không gian một quán cà phê bày trí theo phong cách thời Pháp thuộc, với những bản nhạc ngọt ngạo được phát từ chiếc máy hát loa kèn đọc đĩa than cổ; và thêm một lựa chọn cho buổi tối, du khách cũng sẽ được tận hưởng đêm nhạc sống mang đậm phong vị Pháp. Tại đây du khách có thể khiêu vũ hoặc đơn giản chỉ là nhâm nhi thứ rượu vang thượng hạng đến từ những hầm rượu 100 năm tuổi nổi tiếng của Việt Nam.

2.3.1.4. Chương trình du lịch “Hà Nội – thủ phủ của liên bang Đông Dương”

Sáng:

07h30 Ô tô và HDV đón khách tại khách sạn đến quán Bar betta café (34C Cao Bá Quát, Hoàn Kiếm, Hà Nội), tại đây du khách sẽ vừa thưởng thức cà phê, vừa nghe HDV giới thiệu sơ lược về quy hoạch và kiến trúc Pháp thuộc tại Hà Nội và lịch trình của chuyến tham quan, rồi tự do tham quan quán.

Hình 2.3. Quán Bar Betta Café (34C Cao Bá Quát, Hà Nội). Nguồn:kientrucgiadinh.com.vn

Sau đó, du khách nhận xe đạp, bắt đầu chuyến hành trình tham quan buổi sáng bằng xe đạp. Du khách sẽ lần lượt được đi thăm các công trình kiến trúc tiêu biểu thuộc các phong cách kiến trúc Pháp thời kỳ Pháp thuộc tại Hà Nội theo lộ trình như sau:

Đầu tiên là dãy biệt thự Pháp với các lối kiến trúc phong phú thuộc phong cách Địa Phương Pháp trên phố Điện Biên Phủ.

Hình 2.4. Chuỗi biệt thự nằm trên đường Điện Biên Phủ (trái) ,Góc đường cấu trúc tròn đặc trưng của kiến trúc Pháp tại Đông Dương (phải). Nguồn: Tác Giả

Tiếp theo là Bộ ngoại giao trước kia là Sở Tài Chính – Directon des Finances

Hình 2.5. Bộ ngoại giao. Nguồn: Tác Giả

Tiếp tục tới thăm ngôi biệt thự Số 4 Bà Huyện Thanh Quan (Ba Đình, Hà Nội), tại đây, du khách sẽ được tìm hiều về kiến trúc của một ngôi biệt thự điển hình theo phong cách Tân Cổ Điển, mà gần như vẫn còn giữ được nguyên vẹn cho ngày nay, đồng thời, thưởng ngoạn toàn bộ quần thể kiến trúc Pháp thuộc trong khu vực này từ trên cao - nơi được xem là tập trung nhiều kiến trúc Pháp thuộc tiêu biểu nhất của Hà Nội.

Hình 2.6. Cầu thang phía trước (trái) dẫn thẳng từ cổng chính lên sảnh lớn cấu trúc điển hình của biệt thự theo phong cách Tân Cổ Điển, cửa nội bộ (phải) phía sau được thiết kế

đơn giản, đồng thời được tận dụng làm nhà để xe. Nguồn: Tác Giả

Hình 2.7. Mặt trước biệt thự (trái), mặt sau biệt thự (phải). Nguồn: Tác Giả

Hình 2.8. Vườn cây chính được thiết kế nằm lửng trên tầng 2 (trái); hệ thống đường ống nước và chất thải được thiết kế ở mặt sau của biệt thự (phải). Nguồn: Tác Giả

Hình 2.9. Khu nhà phụ được thiết kế làm bếp ở sân sau (trái); Cửa sổ, cửa ban công được thiết kế 2 lớp chớp và kính thích nghi với khí hậu nhiệt đới của Hà Nội. Nguồn: Tác Giả

Hình 2.10. Hệ thống cầu thang đá phía trong (trái) và một trong những ống thông gió của khu biệt thự được đặt ở tầng thượng (phải) .Nguồn: Tác Giả

Hình 2.11. Hệ thống cửa sổ trên tầng thượng lấy ánh sáng cho toàn khu biệt thự được lắp đặt lửng trên tường thay vì đặt ở vị trí giếng trời nhằm tránh bức xạ nhiệt – thích nghi với

khí hậu nhiệt đới của Hà Nội. Nguồn: Tác Giả

Hình 2.12. Giàn hoa bằng bê tông đặc trưng của kiến trúc Pháp thuộc (trái) và khoảng sân rộng kết hợp với tum hứng sáng trên tầng thượng của khu biệt thự (phải) Nguồn: Tác Giả

Hình 2.13. Góc nhìn từ sân thượng khu biệt thự ra Lăng chủ tịch Hồ Chí Minh (trái) và trụ sở ban đối ngoại trung ương Đảng – trước là trường Albert Sarraut (phải). Nguồn: Tác Giả

Hình 2.14. Góc nhìn từ sân thượng khu biệt thự ra Nhà Quốc hội đang xây dựng (trái) và trụ sở bộ ngoại giao – trước là Sở tài chính (phải). Nguồn: Tác Giả

Hành trình tiếp theo, du khách tiếp tục đạp xe đến thăm trường Albert Sarraut nằm trên phố Hoàng Văn Thụ, hiện là trụ sở Ban đối ngoại trung ương Đảng. Đây là ngôi trường trước kia chỉ dành cho con em Pháp học tập.

Hình 2.15. Trụ sở ban đối ngoại trung ương Đảng. Nguồn: kienthuc.net.vn

Sau đó là Phủ chủ tịch trước kia là Dinh toàn quyền ở ngay gần đó.

Hình 2.16. Phủ chủ tịch. Nguồn: kienthuc.net.vn

Kết thúc hành trình tham quan tổ hợp kiến trúc Pháp thuộc đầu tiên, du khách tiếp tục đạp xe men theo con đường Phan Đình Phùng rợp bóng cây xanh – một trong những con đường tập trung nhiều kiến trúc Pháp thuộc nhất Hà Nội – để đến với nhà thờ Cửa Bắc. Đây là công trình mang kiến trúc vô cùng độc đáo, khác hoàn toàn với những nhà thờ mang kiến trúc Pháp thuần

thúy, bởi sự pha trộn hài hòa của nhiều nét kiến trúc Đông Dương, hứa hẹn sẽ đem đến cho du khách nhiều trải nghiệm thú vị.

Hình 2.17. Tháp nước Hàng Đậu (trái), Nhà thờ cửa Bắc (phải). Nguồn: kienthuc.net.vn

Tiếp tục cuộc hành trình, du khách sẽ đến với tháp nước Hàng Đậu sau đó là cầu Long Biên – niềm tự hào của Hà Nội một thời.

Hình 2.18. Cầu Long Biên.Nguồn: Nguồn: kientrucvietnam.org.vn

Sau khi nghỉ ngơi, hóng gió và thưởng ngoạn khung cảnh trên cầu Long Biên, du khách sẽ đạp xe quay trở về đường Phan Đình Phùng để thưởng thức bữa trưa với những món ăn đặc sản của Hà Nội tại Quán Ăn Ngon – một quán ăn được đặt trong khuôn viên của một ngôi biệt thự Pháp theo phong cách kiến trúc Đông Dương với cách bài trí bên trong lấy cảm hứng từ cung đình Việt xưa.

Hình 2.19. Quán Ăn Ngon (34 Phan Đình Phùng).

Nguồn: http://diemanuong365.blogspot.com

Chiều:

Du khách tiếp tục tới thăm Làng Cựu thuộc xã Vân Từ, huyện Phú Xuyên (Hà Nội) bằng xe ô tô. Đây là một trong số ít những ngôi làng có nhiều căn biệt thự Pháp thuộc vẫn còn giữ được tương đối nguyên vẹn của Hà Nội. Sau đây là một số hình ảnh của ngôi làng này:

Hình 2.21. Một số căn biệt thự tại Làng Cựu. Nguồn: kietviet.net

Hình 2.22. Họa tiết trang trí trên các căn biệt thự tại làng Cựu. Nguồn: kietviet.net

Sau khi kết thúc tham quan tại Làng Cựu, du khách sẽ lên xe, trở về Hà Nội. Xe và HDV sẽ trả du khách tại khách sạn, kết thúc chương trình du lịch “Hà Nội – thủ phủ của liên bang Đông Dương”, hẹn gặp lại quý khách trong những chương trình tiếp theo.

2.3.1.5. Sơ đồ đường đi cho phần di chuyển bằng xe đạp

Hình 2.23. Sơ đồ toàn bộ phần di chuyển bằng xe đạp. Nguồn: Tác Giả

Chú thích:

- Ngôi sao, khoanh tròn đỏ : điểm tham quan

- Ngôi sao xanh: Quán Ăn Ngon (34 Phan Đình Phùng)

- Màu da cam: chiều đi - Màu xanh lá: chiều về

2.3.1.6. Các phương án vận chuyển, ăn uống

- Vận chuyển: đi bằng xe đạp thăm quan các công trình kiến trúc Pháp thuộc tiêu biểu trong khu vực trung tâm thủ đô, đi bằng xe ô tô đến Làng Cựu mất khoảng 1 giờ 30 phút.

- Ăn uống:

+ Uống cà phê tại Babetta (34C Cao Bá Quát) + Ăn trưa tại Quán Ăn Ngon (34 Phan Đình Phùng)

2.3.2.Một số đề xuất nhằm khai thác các công trình kiến trúc Pháp thời kỳ Pháp thuộc tại Hà Nội vào phát triển những chương trình du lịch kết hợp

Hà Nội là một thành phố có bề dày văn hóa lịch sử lâu đời, cùng với vị trí địa lý thuận lợi, tài nguyên du lịch phong phú và hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị đồng bộ. Với tất cả những yếu tố trên, Hà Nội được đánh giá là có tiềm năng du lịch vượt trội nhất cả nước, điều này đặc biệt có ý nghĩa trong năm du lịch quốc gia khu vực Đồng bằng sông Hồng 2013 này. Do đó, dựa trên cơ sở chương trình du lịch kiến trúc Pháp thuộc được xây dựng ở trên, ta có thể xây dựng một loạt những chương trình du lịch kết hợp với những loại hình du lịch hiện đang rất phát triển của Hà Nội, điển hình như du lịch làng nghề thủ công – một trong những loại hình du lịch mũi nhọn của ngành du lịch Hà Nội… Sau đây là một số đề xuất nhằm khai thác hiệu quả các công trình kiến trúc Pháp thời kỳ Pháp thuộc vào phát triển những chương trình du lịch kết hợp tại Hà Nội:

- Chương trình du lịch kết hợp tham quan kiến trúc Pháp thuộc và

khám phá cuộc sống đời thường trong khu 36 phố phường của Hà Nội.

Những điểm đặc biệt của chương trình du lịch kết hợp này là du khách không chỉ có cơ hội chiêm ngưỡng những công trình kiến trúc Pháp thuộc đồ sộ với những nét kiến trúc cổ điển mang đậm phong cách châu Âu, mà còn được tìm hiểu thêm những kiểu kiến trúc thuộc nhiều thời kỳ đa dạng, đan xen của hàng trăm ngôi nhà cổ thuộc khu vực 36 phố phường Hà Nội. Song song với việc tham quan, tìm hiểu về các công trình kiến trúc, du khách còn

được trải nghiệm cuộc sống sinh hoạt rất đời thường của người dân Hà Nội trong không gian “Kẻ chợ” vô cùng náo nhiệt, độc đáo của khu phố cổ.

Hình 2.24. Khu 36 phố phường. Nguồn: diachiso.vn

Một điểm thuận lợi là khu 36 phố phường của Hà Nội lại nằm ngay liền kề, đan xen với khu phố Pháp – nơi tập trung một loạt những công trình kiến trúc Pháp thuộc có giá trị, do đó việc thiết kế tour du lịch như trên tương đối dễ dàng.

- Chương trình du lịch kết hợp tham quan, tìm hiểu kiến trúc Pháp

thuộc và khám phá lối sống miền quê Bắc bộ qua không gian làng cổ Đường Lâm

Nếu Hà Nội được coi là bảo tàng số về lối sống đô thị, thì làng cổ Đường Lâm chính là bảo tàng sống về lối sống nông thôn của người Việt Nam. Do đó, việc kết hợp tham quan kiến trúc Pháp thuộc tại Hà Nội và không gian làng quê truyền thống của người Việt cổ sẽ tạo nên một sản phẩm du lịch vô cùng hấp dẫn. Du khách tham gia tour du lịch này sẽ có cơ hội được trải nghiệm đồng thời hai không gian hoàn toàn khác biệt với những lối kiến trúc đặc thù riêng. Từ đó họ sẽ có thể cảm nhận một cách sâu sắc hơn những giá trị văn hóa truyền thống lâu đời của người Việt Nam, đồng thời nhận thấy

được những ảnh hưởng rõ rệt của quan điểm kiến trúc Á Đông đến với các công trình kiến trúc Pháp thuộc tại Hà Nội.

Hình 2.25. Làng cổ Đường Lâm. Nguồn: diachiso.vn

Về vị trí của làng cổ Đường Lâm thì ngôi làng cổ này chỉ cách Hà Nội

Một phần của tài liệu Phát huy giá trị các công trình kiến trúc Pháp thời kỳ Pháp thuộc phục vụ phát triển du lịch tại Hà Nội (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w