Thực trạng khai thác các công trình kiến trúc Pháp thời kỳ Pháp thuộc phục vụ phát triển du

Một phần của tài liệu Phát huy giá trị các công trình kiến trúc Pháp thời kỳ Pháp thuộc phục vụ phát triển du lịch tại Hà Nội (Trang 45)

Pháp thuộc phục vụ phát triển du lịch tại Hà Nội

1.3.1. Các sản phẩm du lịch kết hợp

•Các sản phẩm du lịch vòng quanh thành phố (city tour)

Các sản phẩm tour du lịch thành phố mà các công ty lữ hành chào bán cho khách du lịch hiện nay thực sự còn rất nghèo nàn, gần như giống nhau, lặp lại ở hầu hết các công ty lữ hành và không có nhiều sự đột phá qua nhiều năm. Như lời nhận xét của ông Vũ Chính Đông, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Du lịch Hà Nội về sản phẩm tour du lịch thành phố Hà Nội:

“Hàng chục năm qua nhưng city tour của Hà Nội quá nghèo nàn, thiếu sản phẩm mới. Tour mà công ty nào cũng chào mời khách là Đền Ngọc Sơn - phố cổ - Văn Miếu - Bảo tàng Dân tộc học. Ngay cả ẩm thực quay đi quẩn lại

nếu đạt yêu cầu đưa khách đến theo đoàn thì chỉ có chả cá Lã Vọng và một số ít điểm khác. Hoạt động cho khách vào buổi tối còn nhạt hơn khi tour khách nước ngoài nào cũng đưa đến xem múa rối nước.”

Đây thực sự là một thực trạng đáng báo động với ngành du lịch thành phố, bởi lẽ trong khi du lịch Hà Nội đang bị coi là kém hấp dẫn với hệ thống sản phẩm du lịch nghèo nàn, thì nhiều tài nguyên du lịch có tiềm năng đang bị bỏ quên, trong đó có các công trình kiến trúc Pháp thời kỳ Pháp thuộc tại Hà Nội. Nếu cố tìm kiếm thì ta có thể thấy một vài công trình kiến trúc thuộc loại tài nguyên này xuất hiện thưa thớt trong số ít các sản phẩm tour du lịch thành phố như phủ chủ tịch (được giới thiệu qua trong quá trình du khách tham quan quần thể di tích lăng chủ tịch Hồ Chí Minh), chợ Đồng Xuân, hệ thống nhà ở chịu ảnh hưởng của kiến trúc Pháp nằm rải rác trong khu phố cổ do người dân xây dựng lại trên nền nhà cổ vào thời Pháp thuộc - nổi tiếng nhất là khu vực Hàng Hành, Tạ Hiện, còn được biết đến với cái tên French Corner, bởi phong cách xây dựng đậm chất Pháp. Ngoài ra, các tour tham quan quanh thành phố bằng xe điện cũng có những điểm dừng tại một số công trình kiến trúc Pháp nổi bật thời kỳ Pháp thuộc như bưu điện bờ hồ, tháp nước Hàng Đậu, nhà hát lớn, nhà thờ lớn...

Song, nhìn chung các chương trình du lịch này chỉ mang tính tham quan, hoạt động thuyết minh của hướng dẫn viên, thuyết minh viên cũng chỉ dừng lại ở việc giới thiệu sơ lược về các công trình thuộc loại tài nguyên này có trong lịch trình.

Một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc các công ty, tổ chức lữ hành không mấy hứng thú với các công trình kiến trúc Pháp thời kỳ Pháp thuộc tại Hà Nội là bởi không có nhiều các công trình thuộc loại này có thể khai thác thuần thúy cho hoạt động du lịch, phần lớn các công trình tiêu biểu đều đã được nhà nước ta tận dụng triệt để - trở thành trụ sở, cơ quan, văn phòng, đại xứ quán... của các tổ chức chính trị, xã hội. Vì vậy việc để khách

du lịch tiếp cận với các công trình này là một điều không dễ dàng. Thêm vào đó là công tác bảo tồn dành cho những công trình này vẫn chưa được chú trọng, những hoạt động tu bổ, sửa sang, cơi nới bừa bãi, không tôn trọng nguyên gốc của di tích trong quá trình sử dụng đã khiến nhiều công trình phải chịu cảnh biến dạng, xuống cấp nghiêm trọng, rất nhiều trong số đó đã hoàn toàn biến mất.

•Các sản phẩm du lịch kết hợp khác

Đối với các chương trình du lịch kết hợp liên tỉnh, liên vùng mà khách du lịch chỉ dừng lại ở Hà Nội trong vài tiếng đồng hồ hoặc dưới một ngày thì khả năng để các công trình kiến trúc Pháp thời kì Pháp thuộc có mặt trong lịch trình của chuyến đi gần như là không thể. Bởi lẽ, do công tác quảng bá còn nhiều hạn chế, nên ngay cả khi nhắc tới Hà Nội, thì du khách cũng ít khi nghĩ tới các công trình kiến trúc Pháp thuộc mà thường là những điểm du lịch nổi tiếng như Văn Miếu Quốc Tử Giám, Lăng Bác, hồ Gươm…

1.3.2. Các sản phẩm du lịch chuyên đề

Hiện nay, rất nhiều công ty, tổ chức lữ hành thực hiện hình thức chương trình du lịch theo yêu cầu, tức là dựa vào những yêu cầu của từng khách hàng, nhóm khách hàng cụ thể để từ đó xây dựng các chương trình du lịch dành riêng cho khách hàng hay nhóm khách hàng đó. Tiến xa hơn, nhiều công ty du lịch lớn như Vietravel, Hương Giang travel, Hanoi tourist...còn thiết kế một loạt những sản phẩm du lịch chuyên đề đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch cao cấp, có khả năng chi trả lớn. Tuy rằng tại thời điểm hiện nay, một tour du lịch chuyên đề về kiến trúc Pháp thời kỳ Pháp thuộc tại Hà Nội là chưa có, song sản phẩm du lịch này đã bắt đầu manh nha từ những tour du lịch theo yêu cầu. Các công ty lữ hành, đặc biệt là những công ty lữ hành vừa và nhỏ như Leadtravel, greenlotustravel...rất chú ý đến và đã có một số lượng tương đối các tour du lịch chuyên về các công trình kiến trúc cổ của Hà Nội, cũng như các công trình kiến trúc Pháp thời kỳ Pháp thuộc tại Hà Nội được tổ chức. Các tour du lịch này có lịch trình khá linh động từ 1 đến 2 ngày tùy nhu cầu của khách; phương tiện di chuyển có

thể là ô tô, xe đạp, xích lô, đi bộ hoặc kết hợp nhiều loại hình phương tiện, với số lượng điểm đến phong phú đã phần nào đáp ứng được nhu cầu của du khách. Tuy các hoạt động trong chuyến đi vẫn chưa có nhiều đổi mới nhằm tăng tính hấp dẫn cho du khách, song đây đã là bước đầu đánh dấu cho việc đưa tài nguyên du lịch các công trình kiến trúc Pháp thời kỳ Pháp thuộc tại Hà Nội vào phục vụ phát triển du lịch.

CHƯƠNG 2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM KHAI THÁC CÓ HIỆU QUẢ GIÁ TRỊ CỦA CÁC CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC PHÁP THỜI KỲ PHÁP THUỘC TẠI HÀ NỘI PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH

2.1. Cơ sở của đề xuất

2.1.1 . Các chính sách, chiến lược phát triển du lịch của quốc gia và thành phố Hà Nội

Dựa vào ba văn bản Pháp lý: Quyết định số 2473/QĐ-TTg, về việc phê duyệt “Chiến lược phát triển Du lịch đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”, Quyết định số 321/QĐ-TTg phê duyệt “Chương trình Hành động quốc gia về Du lịch giai đoạn 2013 – 2020” và Nghị quyết của hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội 12/2012/NQ-HĐND về việc thông qua “Quy hoạch phát triển du lịch thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”, ta có thể nhận thấy rõ việc đầu tư khai thác tài nguyên du lịch – các công trình kiến trúc Pháp thời kỳ Pháp thuộc tại Hà Nội vào phát triển du lịch là một hành động hợp pháp và phù hợp với định hướng phát triển của du lịch trong giai đoạn tới của ngành du lịch Việt Nam nói chung và du lịch Hà Nội nói riêng. Ngoài ba văn bản trên, khu phố Pháp (nơi tập trung nhiều công trình kiến trúc Pháp thời kỳ Pháp thuộc nhất của Hà Nội) cùng với khu phố cổ đã được

thừa nhận là khu vực đô thị lõi lịch sử của Hà Nội mở rộng trong “Quy hoạch

chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050”, càng khẳng định giá trị to lớn của loai di sản đô thị này góp phần vào việc tạo nên bản sắc của không gian đô thị thủ đô, đồng thời minh chứng cho một giai đoạn quan trọng trong lịch sử phát triển của thủ đô.

Những điều trên được thể hiện cụ thể trong từng văn bản như sau: - Phát triển du lịch gắn với bảo tồn:

“Phát triển du lịch bền vững gắn chặt với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc; giữ gìn cảnh quan, bảo vệ môi trường; bảo đảm an ninh, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội” [1]

- Đẩy mạnh, tập trung phát triển các sản phẩm du lịch văn hóa, du lịch đô thị:

“Quy hoạch, đầu tư phát triển sản phẩm du lịch dựa trên thế mạnh nổi trội và hấp dẫn về tài nguyên du lịch; tập trung ưu tiên phát triển sản phẩm ...du lịch văn hóa...” [1]

“....Hướng tới hình thành sản phẩm du lịch đặc trưng theo các vùng du lịch:

+ Vùng đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc, gồm: Thành phố Hà Nội, Hải Phòng và các tỉnh Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam, Ninh Bình, Nam Định, Quảng Ninh. Sản phẩm du

lịch đặc trưng: ...du lịch văn hóa... du lịch đô thị...” [1]

“Du lịch văn hóa: Là thế mạnh và là sản phẩm du lịch đặc trưng của Hà Nội...” [3]

“Cụm du lịch trọng điểm: Cụm du lịch Trung tâm Hà Nội với sản phẩm du lịch chủ yếu: Du lịch văn hóa...” [3]

- Đa dạng hóa sản phẩm du lịch, tích cực thiết kế, xây dựng các sản phẩm du lịch chuyên đề:

“Phát triển hệ thống sản phẩm du lịch chất lượng, đặc sắc, đa dạng và đồng bộ, có giá trị gia tăng cao, đảm bảo đáp ứng nhu cầu của khách du lịch nội địa và quốc tế; phát triển sản phẩm du lịch “xanh”, tôn trọng yếu tố tự nhiên và văn hóa địa phương” [1]

“Triển khai thực hiện các chương trình, đề án phát triển du lịch: … Các đề án phát triển du lịch chuyên đề...” [1]

“Nâng cao chất lượng, đa dạng hóa các loại hình và sản phẩm du lịch gắn với phát triển nguồn nhân lực” [3]

“Ưu tiên phát triển các sản phẩm du lịch Việt Nam có nhiều lợi thế như

du lịch biển đảo, du lịch văn hóa, du lịch sinh thái, các sản phẩm du lịch

chuyên đề ...” [2]

- Tập trung thu hút vào các thị trường khách có khả năng chi trả cao:

“Tập trung thu hút có lựa chọn các phân đoạn thị trường khách du lịch có

khả năng chi trả cao….. Đẩy mạnh thu hút khách du lịch quốc tế đến từ Tây

Âu (Pháp, Đức, Anh, Hà Lan)…” [1]

2.1.2. Cơ sở thực tế

Giá trị của tài nguyên du lịch – các công trình kiến trúc Pháp thời kỳ Pháp thuộc tại Hà Nội

Như đã trình bày ở chương I, các công trình kiến trúc Pháp thời kỳ Pháp thuộc tại Hà Nội là một loại di sản đô thị thực sự có giá trị với hoạt động khai thác, phát triển du lịch của Hà Nội; được nhà nước công nhận và đang là đối tượng nghiên cứu của nhiều đề tài bảo tồn kiến trúc lịch sử cấp thành phố. Một minh chứng rõ ràng nhất cho điều này chính là việc: khu phố Pháp (nơi tập trung nhiều nhất những công trình kiến trúc Pháp thời kỳ Pháp thuộc nhất của Hà Nội) cùng với khu phố cổ đã được thừa nhận là khu vực đô thị lõi lịch

sử của Hà Nội mở rộng trong Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2030

và tầm nhìn đến năm 2050.

Vì vậy cho nên, việc phát triển những sản phẩm du lịch gắn với những giá trị kiến trúc Pháp thuộc tại Hà Nội là hoàn toàn có cơ sở thực tiễn và có tính khả thi cao.

Nhu cầu của khách du lịch

Để tìm hiểu nhu cầu của khách du lịch đối với loại sản phẩm du lịch, tham quan kiến trúc Pháp thuộc vẫn còn mới mẻ này, tôi có mở một cuộc điều tra nhỏ đối với khách du lịch quốc tế đến từ các nước Châu Âu (đặc biệt là khách du lịch Pháp) và khách du lịch nội địa tới Hà Nội du lịch. Tuy nhiên, do thời gian và nguồn lực có hạn nên quy mô của cuộc điều tra không lớn và chỉ dừng lại ở khách du lịch nội địa . Sau đây là kết quả cụ thể của cuộc điều tra:

- Kết quả cụ thể cuộc điều tra: Phát ra 50 phiếu và thu về 50 phiếu

Bảng 2.1. Bảng kết quả khảo sát

STT Nội dung Chi tiết Số lượng

(Người) Tỷ lệ (%) 1 Độ tuổi (tuổi) Từ 15 – 24 11 22 Từ 25 – 44 13 26 Từ 45 – 64 24 48 ≥ 65 2 4

2 Quốc tịch Việt Nam 50 100

3 Nghề nghiệp Thuộc lĩnh vực kiến trúc 2 4

Khác 48 96

4 Lần đầu đến Hà Nội Đúng 5 10

Sai 45 90

5 Số lượng công trình kiến

trúc đã từng tham quan Chưa từng 2 4 ≥ 1 48 96 6 Mức độ hứng thú với các công trình kiến trúc Pháp Rất hứng thú 4 8 Hứng thú 18 36 Bình thường 23 46

Không quan tâm 5 10

7 Phương tiện di chuyển

ưa thích Ô tô 2 4 Xe điện 14 28 Xích lô 15 30 Xe đạp 11 22 Đi bộ 8 16 8 Mức độ hứng thú với SPDL kiến trúc Pháp Rất hứng thú 8 16 Hứng thú 16 32 Bình thường 21 42 Không hứng thú 5 10 9 Mức giá chấp nhận (VNĐ/Người) < 750.000 26 42 750.000 – 1.500.000 23 46 > 1.500.000 1 2 10 Mức độ sẵn sàng tham gia Sẵn sàng 18 36 Không hứng thú 5 10 Còn suy nghĩ 27 54

Nguồn: Điều tra của tác giả

Tuy cuộc điều tra, khảo sát có quy mô nhỏ và mức độ đại diện của mẫu còn hạn chế, song kết quả của cuộc điều tra này cũng phần nào phán ánh được

tiềm năng của những sản phẩm du lịch gắn với các công trình kiến trúc Pháp thời kỳ Pháp thuộc tại Hà Nội. Cụ thể với số liệu của 3 mục sau:

Nội dung Chi tiết Số liệu

(Người) Tỷ lệ (%) Mức độ hứng thú với các công trình kiến trúc Pháp Rất hứng thú 4 8 Hứng thú 18 36 Bình thường 23 46

Không quan tâm 5 10

Mức độ hứng thú với SPDL kiến trúc Pháp Rất hứng thú 8 16 Hứng thú 16 32 Bình thường 21 42 Không hứng thú 5 10 Mức độ sẵn sàng tham gia Sẵn sang 18 36 Không hứng thú 5 10 Còn suy nghĩ 27 54 (trích bảng 2.1)

Ta có thể thấy, khoảng 90% khách du lịch được điều tra đều có quan tâm đến loại di sản đô thị này, dù ít hay nhiều.

Và theo kết quả chi tiết thì tỷ lệ hứng thú với sản phẩm du lịch được đưa ra làm ví dụ xét theo tiêu chí độ tuổi như sau:

Bảng 2.2. Bảng kết quả khảo sát về mức độ hứng thú với SPDL làm ví dụ xét theo tiêu chí độ tuổi

Độ tuổi Tổng (Người) Mức độ hứng thú Số người Tỷ lệ (%) 15 – 24 11 Rất hứng thú 2 18.2 Hứng thú 2 18.2 Bình thường 4 36.4 Không hứng thú 3 27.2 25 – 44 13 Rất hứng thú 1 7.7 Hứng thú 5 38.5 Bình thường 6 46.1 Không hứng thú 1 7.7 45 – 64 24 Rất hứng thú 5 20.8 Hứng thú 9 37.5 Bình thường 10 41.7 Không hứng thú 0 0

≥ 65 2 Rất hứng thú 0 0

Hứng thú 0 0

Bình thường 1 50

Không hứng thú 1 50

Nguồn: Điều tra của tác giả

Từ bảng trên ta có thể thấy tỷ lệ người ở mức độ hứng thú trở lên đối

với độ tuổi từ 45 – 64 là cao nhất 58.3%, lần lượt theo sau là độ tuổi từ 25 – 44 (46.2%) và độ tuổi 15 – 24 (36.4%)

 Từ những kết quả ở trên ta có thể rút ra một số kết luận như sau

(trong phạm vi mẫu nghiên cứu):

- Nhu cầu về một sản phẩm du lịch có liên quan tới các công trình kiến trúc Pháp thời kỳ Pháp thuộc tại Hà Nội là hoàn toàn có thật.

- Khách hàng mục tiêu của loại sản phẩm du lịch mới này là khách du lịch nằm trong độ tuổi từ 44 – 64.

Một phần của tài liệu Phát huy giá trị các công trình kiến trúc Pháp thời kỳ Pháp thuộc phục vụ phát triển du lịch tại Hà Nội (Trang 45)