Khuyến nghị

Một phần của tài liệu Phát huy giá trị các công trình kiến trúc Pháp thời kỳ Pháp thuộc phục vụ phát triển du lịch tại Hà Nội (Trang 78)

Để khai thác hiệu quả hơn loại tài nguyên du lịch này, tôi xin đưa ra một số khuyến nghị đối với những cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan như sau:

2.1. Nhà nước và chính quyền thành phố Hà Nội:

- Nhà nước và chính quyền địa phương cần đưa ra một quy hoạch tổng thể đầy đủ cho việc bảo tồn và phát triển du lịch tại khu phố Pháp ở Hà Nội.

- Xây dựng một quy chế cụ thể cho việc bảo tồn các công trình kiến trúc Pháp thời kỳ thuộc có giá trị.

- Thiết lập một ban quản lý cấp thành phố chuyên phụ trách việc quản lý, giám sát công tác bảo tồn các công trình kiến trúc trên, đồng thời xử phạt đối với những hành vi vi phạm gây tổn hại đến di sản.

- Gây dựng một quỹ bảo tồn riêng dành cho các công trình kiến trúc

Pháp thời kỳ Pháp thuộc ở Hà Nội, cố gắng huy động từ nhiều nguồn để làm tăng độ vững mạnh của nguồn quỹ. Nguồn quỹ có thể từ ngân sách nhà nước, các tổ chức phi chính phủ đóng góp cho việc bảo tồn các di sản văn hóa, các

tổ chức, cá nhân đang sở hữu hoặc sử dụng các công trình di sản hoặc đóng góp từ người dân, khách du lịch…

- Tích cực vận động tuyên truyền về giá trị văn hóa, lịch sử quan trọng của các công trình kiến trúc trên, nhằm nâng cao ý thức người dân Hà Nội trong công tác bảo tồn và phát huy các giá trị vô giá của di sản.

2.2. Doanh nghiệp lữ hành

- Tích cực đóng góp nhân lực, vật lực cho công tác bảo tồn, gìn giữ các

giá trị của những công trình kiến trúc Pháp thời kỳ Pháp thuộc tại Hà Nội. - Giáo dục, tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức bảo vệ di sản của đội ngũ nhân lực ngành du lịch và khách du lịch, để góp phần xây dựng một ngành du lịch Hà Nội phát triển bền vững.

- Thiết kế xây dựng các chương trình du lịch hấp dẫn, có chất lượng cao

nhằm từng bước đưa loại tài nguyên du lịch có giá trị này đến với khách du lịch, với mục đích quảng bá những nét đặc sắc của nền văn hóa bản địa, cũng như những giá trị văn hóa của nhân loại chứa đựng trong từng di sản; đồng thời tạo thêm nguồn thu cho công tác bảo tồn từ hoạt động du lịch.

2.3. Người dân

- Công tác bảo tồn: người dân địa phương, đặc biệt là những người sở

hữu các công trình kiến trúc Pháp thời kỳ Pháp thuộc tại Hà Nội là thành phần vô cùng quan trọng trong công tác bảo tồn di sản đô thị này. Vì vậy nên người dân Hà Nội cần ý thức được tầm quan trọng của việc bảo tồn các công trình kiến trúc Pháp thuộc, để từ đó tích cực hợp tác với các cấp chính quyền thành phố trong việc bảo tồn các di sản, tất cả mọi hoạt động sửa sang, cơi nới có khả năng gây ảnh hưởng tới các di sản cần được hạn chế, trong trường hợp bất khả kháng cần phải được sự chấp thuận và hỗ trợ về mặt công nghệ từ phía các cơ quan chức năng có thẩm quyền. Nếu có điều kiện về kinh tế, người dân Hà Nội nói chung và người dân hiện đang sở hữu các công trình kiến trúc Pháp thuộc tại Hà Nội nói riêng nên đóng góp một phần nào đó cho

hoạt động bảo tồn loại di sản đô thị vô cùng giá trị này; hoặc hiến tặng những di sản này cho nhà nước, hay chuyển nhượng lại cho các tổ chức cá nhân có khả năng về mặt kinh tế, kiến thức,công nghệ để những công trình kiến trúc giá trị này được hưởng một chế độ bảo tồn tốt nhất.

- Những người dân Hà Nội hiện đang sở hữu, sử dụng những công trình kiến trúc Pháp thuộc tại Hà Nội nên cùng với các công ty, tổ chức lữ hành phối hợp đưa những công trình kiến trúc có giá trị này vào phục vụ hoạt động tham quan, du lịch vừa giúp tạo thêm nguồn thu nhập cho bản thân, vừa góp phần vào sự phát triển của ngành du lịch Hà Nội, đồng thời tạo nguồn vốn cho hoạt động bảo tồn các di sản kiến trúc giá trị này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Quyết định số 2473/QĐ-TTg, về việc phê duyệt “Chiến lược phát triển Du lịch đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”.

2. Quyết định số 321/QĐ-TTg phê duyệt “Chương trình Hành động quốc gia về Du lịch giai đoạn 2013 – 2020”.

3. Nghị quyết của hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội 12/2012/NQ- HĐND về việc thông qua “Quy hoạch phát triển du lịch thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”.

4. Luật du lịch năm 2005 của Quốc Hội. 5. Một số website về kiến trúc:

- http://mag.ashui.com/chuyenmuc/kien-truc

- http://www.kientrucvietnam.org.vn

- http://thuviencongtrinh.com.vn

6. Website tập hợp bản đồ Hà Nội thời kỳ Pháp thuộc :

- http://www.36phophuong.vn/trang-web-Belleindochine-voi-nhung-

ban-do-Ha-Noi-xua_c2_286_311_4897.html

7. Website tập hợp các hình ảnh về các công trình kiến trúc Pháp thời kỳ Pháp thuộc tại Hà Nội:

- http://kienthuc.net.vn/gallery/dat-tien-vang/201304/Nhung-toa-kien- truc-Phap-tuyet-dep-o-HN-1-903453/

- http://kienthuc.net.vn/gallery/dat-tien-vang/201304/Nhung-toa-kien- truc-Phap-tuyet-dep-o-HN-2-903648/#.UYrRp6LPTdM

8. Trần Quốc Bảo, Nguyễn Văn Đỉnh (2011), Kiến trúc và quy hoạch

Hà Nội thời kỳ Pháp thuộc, Nxb Xây dựng, Hà Nội.

9. F. Teronobu, Phạm Đình Việt và cộng sự (1997), Bảo tồn di sản kiến

trúc Hà Nội, NXB Xây dựng, Hà Nội.

10. Nguyễn Văn Mạnh, Nguyễn Đình Hòa (2008), Giáo trình

Marketing Du lịch, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

11. Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hòa (2008), Giáo trình Kinh tế

Du lịch, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

12. Nguyễn Văn Mạnh, Phạm Hồng Chương (2009), Giáo trình Quản

13. Dương Văn Sáu (2010), Quản lý di sản với phát triển Du lịch, NXB Đại học Quốc Gia, Hà Nội.

Tiếng Anh

14. Priscilla Boniface (2003), Managing Quality Cultural Tourism,

PHỤ LỤC

Phiếu khảo sát du lịch

Xin chào Quý Ông (Bà), tôi là sinh viên khoa Du lịch và Khách sạn thuộc trường Đại học Kinh tế Quốc Dân, Hà Nội. Hiện, tôi đang thực hiện nghiên cứu một một sản phẩm du lịch mới về các công trình kiến trúc Pháp thời kỳ Pháp thuộc tại Hà Nội. Và, tôi chân thành mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý Ông (Bà) cho sản phẩm du lịch mới này. Vì vậy, mong quý Ông (Bà) có thể dành ra ít phút để trả lời một số câu hỏi sau đây.

Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của quý Ông (Bà).

Tuổi * Từ 15 – 24 Từ 25 – 44 Từ 45 – 64 ≥ 65 Nghề Nghiệp: *

Hoạt động, làm việc trong lĩnh vực kiến trúc Khác

Quốc tịch *

Quý khách đã từng đến du lịch Hà Nội bao nhiêu lần? *

Lần đầu Mục khác:

Quý khách đã từng tham quan công trình kiến trúc Pháp thời kỳ Pháp thuộc nào tại Hà Nội

chưa? *

Phủ chủ tịch (trong quần thể Lăng chủ tịch Hồ Chí Minh) Công viên Bách Thảo

Nhà hát Lớn Nhà thờ Lớn Chợ Đồng Xuân

Cầu Long Biên

Bảo tàng lịch sử quân sự Việt Nam (cùng trong khuôn viên với cột cờ Hà Nội Bảo tàng Lịch sử Việt Nam

Bảo tàng Cách Mạng Việt Nam Ngân hàng nhà nước Việt Nam

Trường THPT Chu Văn An (cạnh Hồ Tây)

Chưa từng tham quan bất kỳ công trình kiến trúc Pháp thuộc nào Mục khác:

Quý khách đánh giá thế nào về các công trình kiến trúc Pháp kể trên?

Rất đặc sắc Đặc sắc Trung Bình

Không có gì đáng chú ý

Phương tiện di chuyển quý khách yêu thích nếu tham gia một tour du lịch kiến trúc? *

Ô tô Xe điện Xích lô Xe đạp Đi bộ

Quý khách đánh giá thế nào với một tour du lịch như sau? *

Ý tưởng cụ thể về tour du lịch các công trình kiến trúc Pháp thời kỳ Pháp thuộc tại Hà Nội của tôi như sau: Tour du lịch này sẽ đem đến cơ hội cho quý khách được trải nghiệm phần nào cuộc sống Đông Dương trước kia tại Hà Nội. Cụ thể như quý khách sẽ được thưởng thức cà phê hảo hạng của Việt Nam trong không gian một quán cà phê bày trí theo phong cách thời Pháp thuộc, cùng những bản nhạc ngọt ngạo được phát từ chiếc máy hát loa kèn đọc đĩa than cổ; tận hưởng đêm nhạc sống mang đậm phong vị Pháp và nhâm nhi thứ rượu vang thượng hạng đến từ những hầm rượu 100 năm tuổi nổi tiếng của Việt Nam; hay đạp xe rong ruổi trên đường phố Hà Nội tham quan các các công trình kiến trúc Pháp; và đi thăm những ngôi làng biệt thự Pháp cổ thanh bình ở ngoại thành Hà Nội; cuối cùng là thưởng thức bữa trưa với những món đặc sản nức tiếng của đất Hà thành

Rất hấp dẫn Hấp dẫn Trung bình Kém hấp dẫn

Quý khách sẽ sẵn lòng bỏ ra chi phí bao nhiêu cho một tour du lịch kiến trúc như trên? *

< 750.000 VNĐ/ Người

750.000 – 1.500.000 VNĐ/ Người > 1.500.000 VNĐ/ Người

Quý khách có sẵn sàng tham gia một tour du lịch kiến trúc như trên? *

Rất sẵn lòng Không có hứng thú Còn suy nghĩ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

* * *

BẢN CAM ĐOAN

Kính gửi: Khoa Du lịch và Khách sạn

Đoàn thanh tra trường Đại học Kinh tế quốc dân Giảng viên hướng dẫn: ThS. Đào Minh Ngọc

Tên em là : Bùi Minh Tâm

Mã SV : CQ512639

Lớp : QTKD Du lịch và khách sạn

Khoa : Du lịch và Khách sạn

Trong quá trình học tập và tìm hiểu về ngành du lịch Hà Nội, em nhận thấy Hà Nội là một thành phố có tiềm năng du lịch vượt trội trong cả nước. Nhưng hoạt động du lịch lại chưa phát triển đúng tầm, sản phẩm du lịch còn nghèo nàn, kém phong phú, trong khi đó nhiều tài nguyên du lịch có giá trị lại bị lãng quên. Các công trình kiến trúc Pháp thời kỳ Pháp thuộc là một trong số đó. Vì vậy, em đã lựa chọn đề tài "Phát huy giá trị các công trình kiến trúc Pháp thời kỳ Pháp thuộc phục vụ phát triển du lịch tại Hà Nội " nhằm đề xuất các giải pháp cho việc bảo tồn, cũng như khai thác hiệu quả loại di sản đô thị vô cùng giá trị này, đồng thời đưa ra một sản phẩm du lịch mới đóng góp cho sự phát triển của ngành du lịch Hà Nội và chào đón năm Du lịch quốc gia khu vực đồng bằng sông Hồng 2013.

Em xin cam đoan đây là bài viết độc lập của em, không sao chép dưới mọi hình thức từ sách, báo, cũng như các tài liệu tốt nghiệp, luận văn của

người khác và chỉ sử dụng các tài liệu như hình thức tham khảo để giúp bài làm hoàn thiện hơn.

Hà Nội, ngày 13 tháng 5 năm 2013 Chữ ký sinh viên

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ...

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ...

Một phần của tài liệu Phát huy giá trị các công trình kiến trúc Pháp thời kỳ Pháp thuộc phục vụ phát triển du lịch tại Hà Nội (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w