Giải pháp về quản lý và khai thác

Một phần của tài liệu Phát huy giá trị các công trình kiến trúc Pháp thời kỳ Pháp thuộc phục vụ phát triển du lịch tại Hà Nội (Trang 55)

Chúng ta cần xây dựng một quy chế quản lý, giám sát và bảo tồn hợp lý:

- Thể hiện rõ ràng ranh giới khu vực được bảo tồn và thuộc phạm vi điều chỉnh của quy chế.

- Quy định cụ thể về quyền lợi và nghĩa vụ của chủ sở hữu các công trình kiến trúc có giá trị, khuyến khích các chủ sở hữu chuyển nhượng, tặng lại các công trình cho nhà nước để công trình được hưởng một chế độ bảo tồn tốt nhất.

- Quy định hoặc thành lập riêng một cơ quan có thẩm quyền cấp thành phố chuyên phụ trách việc cấp phép trùng tu, xây dựng, cải tạo các công trình di sản nói chung và các công trình kiến trúc Pháp thời kỳ Pháp thuộc tại Hà Nội nói riêng, đặc biệt chú trọng đến việc chỉ giao trách nhiệm thi công cho các đơn vị xây dựng có đủ năng lực đảm nhận tốt hoạt động trùng tu, xây dựng các công trình di sản.

- Tiến tới xây dựng một bảo tàng kiến trúc Hà Nội và dành một không

gian đáng kể trong bảo tàng dành để trình bày về các công trình kiến trúc Pháp thời kỳ Pháp thuộc của Hà Nội. Bởi lẽ, cho thời điểm hiện tại, Việt Nam thậm chí còn chưa có được một bảo tàng thể hiện được một cách đầy đủ lịch sử quá trình phát triển của nền kiến trúc Việt Nam, mặc dù việc xây dựng bảo tàng kiến trúc Việt Nam đã được đề xuất trong quyết định số 156/2005/QĐ-

TTg về “Quy hoạch tổng thể hệ thống bảo tàng Việt Nam đến năm 2020

được ban hành vào năm 2005. Tuy nhiên trước khi có được một bảo tàng kiến trúc mang tính quốc gia, thì việc xây dựng một bảo tàng kiến trúc Hà Nội sẽ là một bước tiến quan trọng, góp phần cung cấp nguồn tư liệu dồi dào và có hệ thống cho việc xây dựng bảo tàng kiến trúc Việt Nam sau này, cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động học tập, nghiện cứu, tham quan của du khách trong và ngoài nước muốn tìm hiểu về kiến trúc Pháp thời kỳ Pháp thuộc tại Hà Nội nói riêng và kiến trúc Hà Nội nói chung.

Hình 2.1. Bảo tàng kiến trúc Toyo Ito của Nhật Bản. Nguồn: kienthuc.net.vn

- Dành thêm một số công trình kiến trúc Pháp tiêu biểu cho hoạt động

tham quan, du lịch thay vì sử dụng hầu hết các công trình này làm trụ sở cho các cơ quan, các đại xứ quán, doanh trại quân đội...với những mục đích sử dụng không phù hợp với công năng thiết kế ban đầu của các công trình. Điều này đã dẫn đến những hoạt động cơi nới, sửa chữa làm biến dạng nhiều công trình kiến trúc Pháp thuộc có giá trị. Những công trình ngoài việc phục vụ du lịch có thể kết hợp với các hoạt động ít có tác động tiêu cực đến di sản như trưng bày các tác phẩm nghệ thuật, phòng tranh..., từ đó tạo thêm nguồn thu cho công tác bảo tồn.

- Xây dựng cơ sở vật chất cho du lịch

Cụ thể, sau khi có được quy hoạch đầy đủ về phát triển khu phố Pháp, Thành phố có thể quy hoạch khu vực này thành một khu du lịch với việc tái hiện lại những hoạt động thời kỳ Pháp thuộc của Hà Nội xưa:

+ Lựa chọn một vài đường phố tiêu biểu, quy hoạch thành những tuyến phố đi bộ.

+ Phục chế lại hệ thống tàu điện cổ chạy trên đường ray dọc theo những tuyến phố đi bộ.

+ Phát triển đội ngũ xe kéo, xe ngựa phục vụ khách du lịch

+ Quy hoạch nhằm đưa các yếu tố văn hóa Pháp du nhập vào Việt Nam trong thời kỳ Pháp thuộc vào khu phố này như những khu ẩm thực Pháp cổ điển; những gian hàng lưu niệm với những bức ảnh, vật dụng cổ thời Pháp thuộc; những cửa hàng chụp ảnh lưu niệm sử dụng công nghệ chụp ảnh thời

kỳ trước với những bức ảnh nâu nghệ thuật; những quán bar cung cấp những loại rượu vang thượng hạng sản xuất theo kỹ thuật của người Pháp đến từ những hầm rượu nổi tiếng do người Pháp xây dựng ở Việt Nam (điển hình có hầm rượu Debay được xây dựng từ năm 1923 trong lòng trên núi đỉnh Bà Nà, hay hầm rượu trong đường hầm bí mật dưới lòng khách sạn Sofitel Dalat Palace) hoặc những quán cà phê bài trí theo phong cách Pháp cổ sử dụng nhạc nền từ những máy hát đĩa than có loa kèn lớn, phục vụ những loại cà phê hảo hạng của Việt Nam (như cà phê trồn nổi tiếng)...

Nếu ta có thể xây dựng được một khu du lịch mang đậm phong cách “thủ phủ của Đông Dương” như trên thì mục tiêu thu hút lượng lớn những khách du lịch có khả năng chi trả cao đến với Hà Nội là một điều không hề khó. Ý tưởng này có thể đem đến nguồn thu khổng lồ cho ngành du lịch thành phố, cung cấp thêm việc làm cho người dân và quan trọng là tạo ra những địa điểm giúp khách du lịch có thể tiêu tiền khi đến với Hà Nội.

Hình 2.2.Không gian mang đậm chất Đông Dương tại một quán cà phê của Hà Nội.

Nguồn: kientrucgiadinh.com.vn

Một phần của tài liệu Phát huy giá trị các công trình kiến trúc Pháp thời kỳ Pháp thuộc phục vụ phát triển du lịch tại Hà Nội (Trang 55)