Phương hướng và mục tiêu công tác thẩm định tại Sở giao dịch

Một phần của tài liệu THẨM ĐỊNH DỰ ÁN VAY VỐN ĐẦU TƯ DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG QUỐC TẾ _ VIB’’.DOC (Trang 82)

I. Tổng quan về sở giao dịch ngân hàng Quốc tế_VIB

1.Phương hướng và mục tiêu công tác thẩm định tại Sở giao dịch

1.1 Nhận định môi trường kinh doanh

- Nền kinh tế đang chuyển dịch cơ cấu sản xuất để từng bước thích nghi hơn đối với môi trường trong nước và quốc tế.

- Tiến độ thực hiện cơ cấu lại ngân hàng, sắp xếp, nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng đã được chính phủ phê duyệt và tiến hành đẩy nhanh tốc độ triển khai

- Ngân hàng từng bước thực hiện đổi mới cơ chế điều hành chính sách tiền tệ quốc gia, tiếp tục hoàn thiện cơ sở pháp lý cho toàn hệ thống ngân hàng và công nghiệp hoá công nghệ ngân hàng.

Tuy nhiên nhìn về phía trước tình hình nhiều mặt năm 2010 có nhiều khó khăn hơn năm 2009.

- Cơ cấu sản xuất trong từng ngành, lĩnh vực chưa chuyển dịch kịp thời theo sự biến động nhanh về nhu cầu trong nước và quốc tế.

- Diễn biến lãi suất rất phức tạp không lường trước được và diễn biến theo chiều hướng không có lợi cho các hoạt động ngân hàng.

- Sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các ngân hàng, TCTD, tổ chức tài chính trên thị trường.

1.2. Phương hướng, mục tiêu năm 2011.

- Mục tiêu chung:

+ Xử lý nợ tồn đọng và làm lành mạnh hoá tài chính. + Cơ cấu lại khách hàng, tín dụng và nguồn vốn. + Xây dựng bộ máy, cán bộ.

+ Mở rộng mạng lưới của ngân hàng - Mục tiêu cụ thể:

+ Số dư huy động bình quân : 9110 tỷ.

+ Dư nợ tín dụng cuối kỳ : 2954 tỷ ( bao gồm cả thuế TTUT) + Thu dịch vụ ròng : 35,62 tỷ

+ Doanh số TTQT : 500 triệu USD. + Doanh số thanh toán XNK: 280 triệu USD + Thu dịch vụ TTQT : 7,85 tỷ USD

+ Tập trung các biện pháp, các giải pháp cơ cấu lại tài sản nợ, có theo hướng bền vững. Ứng dụng công nghệ vào quy trình ISO, tiếp tục tăng cường công tác đào tạo cán bộ, xây dựng nguồn nhân lực mới và đổi mới quản trị điều hành.

+ Tổ chức điều hành nhanh nhạy đồng thời nắm bắt kịp thời thông tin thị trường tín dụng để có giải pháp trước mắt và lâu dài.

Về công tác tín dụng và thẩm định, Sở đã đặt ra các phương hướng cụ thể sau: + Tăng cường công tác tiếp thị để tiếp tục tìm kiếm khách hàng có sản xuất kinh doanh hiệu quả và có nhu cầu vốn tín dụng.

+ Tổ chức tốt các hội nghị khách hàng, đề ra chính sách khách hàng với các nội dung phong phú, thiết thực.

+ Duy trì thường xuyên công tác tổ chức đánh giá cũng như phân loại khách hàng và trên cơ sở đó xây dựng hạn mức tín dụng cho từng khách hàng.

+ Có chính sách lãi suất một cách phù hợp kết hợp với chính sách phát triển sản phẩm, dịch vụ theo hướng đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng để từ đó có thể gia tăng doanh số giao dịch.

+ Phát huy thế mạnh phục vụ đầu tư phát triển, đầu tư sản xuất, chủ động nắm bắt nhu cầu đầu tư của các doanh nghiệp, tìm kiếm, mở rộng cho vay đối với các dự án tốt.

+ Từng bước mở rộng đối tượng khách hàng sang nhiều thành phần kinh tế như các doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hoá, công ty liên doanh, đặc biệt là với khách hàng có khả năng tái tạo ngoại tệ trong khả năng hỗ trợ ngoại tệ của Sở giao dịch để nâng mức tăng trưởng tín dụng một cách an toàn và có hiệu quả.

+ Chú trọng công tác cho vay khép kín với những khách hàng đã vay vốn tại Sở, tăng cường cho vay theo món với những hợp đồng cung ứng sản phẩm dịch vụ, cho vay triết khấu, cho vay hỗ trợ tổng thầu...

+ Thực hiện nghiêm túc Luật tổ chức tín dụng, quy trình tín dụng và quy trình thẩm định tại Sở. Nâng cao vai trò thẩm định dự án trong xét duyệt cho vay.

+ Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát để hạn chế nợ quá hạn và hạn chế rủi ro cho Sở trong quá trình thẩm định và xét duyệt món vay.

+ Đẩy mạnh nghiên cứu dự báo, tránh đầu tư vào những ngành dễ bị tổn thương trong quá trình hội nhập nhằm tránh gặp phải những rủi ro mang tính dây chuyền.

Riêng công tác thẩm định cần:

+ Đứng trên góc độ người cho vay trong khi xem xét và thẩm định tài chính dự án.

+ Công tác thẩm định phải xuất phát từ thực tiễn của ngành nhằm phục vụ hoạt động cho vay tại Sở.

+ Công tác thẩm định phải được áp dụng cho toàn diện với các dự án xin vay, và được tiến hành liên tục cả trước, trong và sau khi cho vay. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu THẨM ĐỊNH DỰ ÁN VAY VỐN ĐẦU TƯ DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG QUỐC TẾ _ VIB’’.DOC (Trang 82)