I. Tổng quan về sở giao dịch ngân hàng Quốc tế_VIB
3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và nhân sự tại Sở giao dịch ngân
1.5.5. Thẩm định phương diện tổ chức quản trị nhân sự của dự án
Tính khả thi của một dự án phụ thuộc nhiều vào công tác tổ chức điều hành, cũng như vào việc xác định chức năng, nhiệm vụ, mối quan hệ giữa các bộ phận chức năng, số lượng, chất lượng cùng với cơ cấu nhân sự cho dự án.
Nội dung thẩm định tổ chức quản trị và nhân sự bao gồm:
a. Hình thức kinh doanh
Là doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân hay công ty trách nhiệm hữu hạn… các văn bản pháp lý chi phối loại hình kinh doanh.
b. Cơ chế điều hành
Dự án có 1 hay nhiều đơn vị tham gia xây dựng điều hành, uy tín, quyền hạn, trách nhiệm, nghĩa vụ, sự phối hợp giữa các bên. Thành phần Hội đồng quản trị, quyền hạn, trách nhiệm,tư cách...
c. Nhân sự
+ Cơ cấu ngành nghề, năng lực người lao động, số lượng và việc bố trí vào các bộ phận.
+ Xem xét kế hoạch đào tạo các cán bộ quản lý, các kỹ thuật viên và công nhân hoạt động sản xuất.
+ Đánh giá khả năng chuyên môn, kinh nghiệm quản lý các thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Ban giám đốc, Giám đốc và các thành viên quan trọng khác…
- Ví dụ về thẩm định tổ chức và quản lý nhân sự tại dự án mở rộng kinh doanh của công ty TNHH Hòa Phát:
Sơ đồ 4: Tổ chức của Công ty TNHH Ống thép Hòa Phát
BAN GIÁM ĐỐC HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN
VP Cty CN Đà Nẵng CN HCM
CN Hưng Yên
(Nguồn: Hồ sơ vay vốn của công ty TNHH ống thép Hoà Phát)
Ban Giám đốc : Giám đốc Ông Nguyễn Mạnh Tuấn và giúp việc cho ông Tuấn có 02 phó giám đốc khác. Ông Tuấn là người được HPG bổ nhiệm có quyền quyết định cao nhất tại Ống Thép Hòa Phát. Sơ lược về Ông Nguyễn Mạnh Tuấn:
o Năm sinh : 20/11/1962 tại Hà Nội
o Địa chỉ thường trú : 67 Bát Đàn, Hà Nội. o Trình độ chuyên môn : Cử nhân kinh tế o Quá trình công tác :
1996-2000 : Phó Giám đốc kiêm Trưởng phòng kinh doanh công ty Ống Thép Hòa Phát
2000-09/2004 : Phó Giám đốc Công ty ống thép Hòa Phát
10/2004 đến nay : Giám đốc Công ty Ống thép Hòa Phát Kiêm Giám đốc Công ty Thương mại HP.
Vị trí trong tập đoàn hiện nay : Phó chủ tịch Hội đồng Quản trị.
Dưới Ban giám đốc là các Phòng ban : Phòng Vật tư XNK, Phòng kinh doanh, Phòng Kế toán, Phòng tổ chức và Giám đốc nhà máy. Giám đốc nhà máy là người trực tiếp điều hành các phân xưởng cắt, uốn, mạ, khuôn và phòng quản lý chất lượng, phân xưởng cơ điện...
* Đánh giá của cán bộ thẩm định :
Qua tiếp xúc trực tiếp và tham khảo một số đối tác ngành thép trên thì trường VIB đánh giá Ông là người có kinh nghiệm lâu năm trong ngành thép, có uy tín và được nhân viên, cũng như lãnh đạo trong tập đoàn nể phục.
* Nhận xét của sinh viên:
Mặc dù đây là phần mà cán bộ ngân hàng thường ít khi chú trọng nhiều, tuy nhiên sự cân thiết của thẩm định tổ chức và quản lý nhân sự cũng khá quan trọng, theo như em các cán bộ thẩm định cần đánh giá kỹ hơn phần này, cần đưa nhận xét
về việc quản lý đã hiệu quả chưa, có tình trạng chồng chéo giữa các phòng hay không. Để biết rõ vấn đề này trong biên bản thẩm định cần có thêm số lượng công nhân, trình độ quản lý của các thủ kho, thủ quỹ...
1.5.6. Thẩm định phương diện tài chính của dự án
Tài chính là nội dung quan trọng nhất của dự án vì xét cho cùng, nó thể hiện được hiệu quả của việc đầu tư dự án thông qua đánh giá các chỉ tiêu tài chính. Vì thế, nội dung tài chính của dự án được chủ đầu tư, NHTM tài trợ vốn đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên vấn đề tài chính dự án phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, mà trước hết là yếu tố thị trường và các giải pháp công nghệ - kỹ thuật, quản trị quá trình thực hiện dự án. Như vậy, thẩm định tốt nội dung thị trường, kỹ thuật của dự án là cơ sở quan trọng đảm bảo cho thẩm định tài chính được tiến hành một cách thuận lợi.
Nghiên cứu và thẩm định phương diện tài chính cần đi sâu vào các nội dung sau:
a. Xác định tổng mức vốn đầu tư cho dự án
Tổng mức vốn đầu tư là toàn bộ chi phí đầu tư, xây dựng (kể cả vốn sản xuất ban đầu) và là giới hạn chi phí tối đa của dự án được tính toán và xác định trong quyết định đầu tư.
Tổng mức vốn đầu tư cho một dự án bao gồm: vốn cố định, vốn lưu động ban đầu cho dự án, vốn đầu tư dự phòng.
Khi thẩm định về tổng vốn đầu tư của dự án, cần xem xét: - Tổng mức đầu tư của dự án đã hợp lý hay chưa.
- Kiểm tra về định mức và đơn giá sử dụng trong dự án.
- Kiểm tra lại danh mục thiết bị, số lượng, chủng loại, công suất cùng các chỉ tiêu kỹ thuật của thiết bị.
- Kiểm tra giá mua, chi phí vận chuyển, bốc dỡ, bảo quản tuỳ theo từng loại thiết bị có thể sử dụng là giá thị trường hay giá Nhà nước quy định.
b. Xác định nguồn vốn và chi phí sử dụng vốn tài trợ cho dự án
* Hiện nay một dự án có thể hình thành từ nhiều nguồn vốn khác nhau như: - Nguồn vốn tự có của doanh nghiệp.
- Nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước. - Nguồn vốn tín dụng của ngân hàng… * Về chi phí sử dụng vốn, có thể bao gồm:
- Chi phí để sử dụng nguồn vốn huy động qua trái phiếu hay là trái tức. - Chi phí để sử dụng nguồn vốn cổ phần hay còn gọi là là cổ tức. - Chi phí để sử dụng nguồn vốn tự có gọi là chi phí cơ hội.
Trong trường hợp dự án sử dụng nhiều nguồn vốn khác nhau, cán bộ thẩm định cần tính chi phí sử dụng vốn trung bình của dự án theo phương pháp tính bình quân trọng số (Weighted Average Cost of Capital) như sau:
∑ ∑ − = = m k k m k k k I r I r 1 1 . Trong đó:
r là chi phí sử dụng vốn trung bình của dự án Ik là mức vốn của nguồn vốn thứ k
Chi phí vốn bình quân tính r là cơ sở để làm lãi suất chiết khấu trong phân tích các chỉ tiêu tài chính của dự án.
c. Thẩm định về doanh thu, thuế và xác định dòng tiền qua các năm:
- Đối với doanh thu của dự án, cần xác định rõ theo từng năm dự kiến, cần tính toán đầy đủ các nguồn thu như: doanh thu từ sản phẩm chính, sản phẩm phụ, cho thuê lao vụ…
- Đối với các khoản thuế phải nộp, xem xét doanh thu, các chi phí hợp lý trong kỳ và từ đó để tính ra thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp.
- Về dòng tiền dòng hàng năm của dự án: dòng tiền của dự án được phân chia ra làm hai loại đó là dòng tiền thu nhập hay dòng tiền vào và dòng tiền chi phí hay cong gọi là dòng tiền ra, dòng tiền ròng của dự án là hiệu số giữa hai dòng tiền này.
NCFi = Bi – Ci Trong đó:
NCFi: Dòng tiền ròng năm thứ i của dự án Bi: Dòng tiền thu nhập năm thứ i của dự án Ci: Dòng tiền chi phí năm thứ i của dự án
-Ví dụ về thẩm định tình hình kinh doanh của dự án
d.Thẩm định các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án
- Chỉ tiêu hiện tại ròng (Net Present Value-NPV)
Chỉ tiêu NPV cho biết quy mô tiền lời của dự án sau khi đã hoàn đủ vốn. Công thức: NPV = i i i n i i r C r B − − = + − + ∑ ∑ (1 ) (1 ) 0 Trong đó:
n: là thời hạn đầu tư hoặc thời gian hoạt động của dự án (năm) i: là năm thứ i
Bi: là dòng tiền thu nhập năm thứ i của dự án Ci: là dòng tiền chi phí năm thứ i của dự án r: là lãi xuất chiết khấu
Nếu NPV > 0 dự án có lời, có thể đầu tư Nếu NPV = 0 dự án hoà vốn
Nếu NPV < 0 dự án lỗ
NPV càng lớn càng tốt, vì vậy khi so sánh nhiều dự án, nên chọn dự án có NPV lớn nhất.
- Chỉ tiêu tỷ suất thu hồi vốn nội bộ (Interal Rate of Return – IRR)
Là tỷ suất chiết khấu mà ứng với nó tổng giá trị hiện tại thu nhập bằng tổng giá trị hiện tại chi phí, cho biết khả năng sinh lợi của dự án hay chi phí vốn tối đa mà dự án có thể chịu được. Công thức:
IRR = r1+ (r2 – r1). 1 2 1 NPV NPV MPV −
Dự án được lựa chọn khi IRR > r - Chỉ tiêu thời gian hoàn vốn
Cho biết sau bao lâu dự án sẽ có thu nhập đủ bù đắp số vốn đầu tư, trong điều kiện thị trường biến động và nhiều rủi ro thì thu hồi vốn đầu tư nhanh là điều mà chủ đầu tư và ngân hàng rất quan tâm. Công thức:
i Tck i i i Tck i i r C r B − = − = + = + ∑ ∑ .(1 ) .(1 ) 0 0
- Chỉ tiêu điểm hoà vốn
Là điểm mà tại đó doanh thu bán hàng hàng năm cân bằng với chi phí bỏ ra hàng năm. Xác định điểm hoà vốn:
0 0 0 − Σ = Σ = = i T i i T i B C
Trong đó: T là thời gian hoàn vốn chưa tính đến yếu tố thời gian của tiền. - Phương pháp phân tích độ nhạy
Trong phân tích độ nhạy, cán bộ thẩm định xem xét một số tình huống thay đổi, những rủi ro trong làm cho giá nguyên vật liệu tăng giảm, giá thuê nhân công tăng giảm, sản lượng tăng giảm, doanh thu tăng giảm… rồi từ đó tính lại các chỉ tiêu hiệu quả như NPV, IRR…Nếu các chỉ tiêu đó được tính lại vẫn đạt yêu cầu thì dự án được coi là ổn định và được đạt yêu cầu tài chính.
Kết quả của việc phân tích độ nhạy cho biết nhân tố nào trong dự án cần được nghiên cứu kỹ, cần thu thập thông tin để phòng ngừa, quản trị rủi ro trong quá trình khai thác dự án.
- Ví dụ về đánh giá tài chính của dự án vay vốn đóng tàu cua công ty TNHH Nghĩa Hải.
- Ví dụ cụ thể dự án vay vốn đầu tư xây dựng nhà máy thép của công ty TNHH Kết cấu thép xây dựng Hưng Yên:
Tổng vốn đầu tư của dự án
Tổng vốn đầu tư cho dự án giai đoạn đầu dự kiến: 15 tỷ đồng Trong đó phần xây lắp là: 8.4 tỷ
8,4 tỷ đồng Phần máy móc thiết bị là: 5.4 tỷ
5,4 tỷ đồng Chi phí dự phòng: 716 triệu đồng
Nhu cầu vay vốn đầu tư và tiến độ giải ngân
Với tổng đầu tư là 15 tỷ Công ty TNHH xin vay khoảng 5,2 tỷ (35% tổng vốn đầu tư) trong tổng vốn đầu tư để thanh toán một số hạng mục đầu tư xây lắp và máy móc thiết bị. Thời hạn vay là 5 năm, Công ty sẽ trích lợi nhuận và nguồn tiền khấu hao từ dự án để trả nợ Ngân hàng. Cụ thể về nhu cầu tài trợ và tiến độ giải ngân được trình bày như bảng sau:
Bảng 2.4. Các hạng mục đầu tư của dự án vay vốn đầu tư xây dựng nhà máy thép của công ty TNHH Kết cấu thép xây dựng Hưng Yên:
I> Hạng mục xây lắp Tr.nước 1. GPMB, san lấp 2.575.938.000 100% x 2. T. rào, đóng ép cọc 1.152.704.000 100% x 3. Nhà ăn, Nhà CBCNV 378.000.000 100% 4. Nhà bảo vệ 14.400.000 100% 5. Nhà xưởng chính 3.240.000.000 30% 70% 2-4/2005 6. Nhà kho 165.000.000 100% 7. Nhà gara 37.500.000 100% 8. Khu vệ sinh 22.400.000 100% 9. Cấp nước 40.000.000 100% 10. Thoát nước 31.920.000 100% x 11. Xây dựng trạm điện 400.000.000 100% 12. Hệ thống giao thông 220.000.000 100% 13. Hệ thống PCCC 120.000.000 100% II> Hạng mục Máy móc thiết bị Tr.nước 1. Hệ thống cắt phá 659.000.000 30% 70% 4-5/2005 2. Máy nén khí +
3. Máy cán, chấn, khoan, ép, nắn 2.088.000.000 30% 70% 4-5/2005 4. Cầu trục 1.100.000.000 30% 70% 4-5/2005 5. Máy móc TB khác 1.065.000.000 100% Tổng cộng 13,8 tỷ 8,6 tỷ 5,2 tỷ 3,7 tỷ
(Nguồn : Hồ sơ vay vốn công tyTNHH kết cấu thép Hưng Yên)
Nhu cầu hạn mức vốn lưu động
Nhu cầu vốn lưu động hàng năm của Công ty là khoảng 2,5 tỷ đồng. Dự kiến sẽ được tài trợ bằng vốn góp của các thành viên khi nhà máy đi vào hoạt động.
Với giả định dự án hoạt động trong 10 năm. Các chỉ tiêu đánh giá của dự án (tính toán của công ty) như sau:
+ NPV: 12 tỷ đồng + IRR: 25 %
Thời gian thu hồi vốn từ nguồn khấu hao và lãi vay là 3 năm 2 tháng (4,1 năm theo phương thức dòng tiền tích luỹ và 6,14 năm theo phương thức tính giá trị hiện tại của dòng tiền)
*Đánh giá của cán bộ thẩm định ngân hàng:
Trên cơ sở phân tích hiệu quả tài chính kinh tế dự án của Công ty, Trước khi đi vào đánh giá tài chính dự án. Phòng kinh doanh thẩm định lại một vài thông số liên quan đến tính toán hiệu quả của dự án mà trong phân tích kinh tế tài chính của Công ty chưa được đề cập đến hoặc đề cập đến nhưng còn thiếu như bảng sau :
Bảng 2.5. Thẩm đinh một số chỉ tiêu tài chính của ngân hàng Hạng mục Số liệu của C.ty Số liệu thẩm định P.
KD Diễn giải
Tổng giá trị đầu tư 14,3 tỷ đồng 15 tỷ đồng Cộng thêm dự phòng phí 5%
Sản lượng tiêu thụ năm thứ hai trở đi
6.600 tấn
SP/năm
5.280 tấn SP/năm Chỉ đạt 80% công suất tối đa
Chi phí thuê đất 0 37.140.000 đồng/năm Cộng thêm tiền thuê
đất vào phần chi phí Sản phẩm phế liệu
thu hồi
3% (chưa được tính vào D.thu)
3% tính vào doanh thu Giá bán bằng 50% nguyên VLC.
Vốn lưu động 5 tỷ đồng 2,5 tỷ đồng
Tính lại nhu cầu vốn lưu động và tính lãi vay vốn lưu động từ các thành viên vào chi phí
(Nguồn : Kết quả thẩm định của ngân hàng)
Sau khi thẩm định các yếu tố đầu vào, kết quả cho thấy NPV vẫn đạt 7,7 tỷ đồng và IRR đạt 20% cao hơn nhiều lãi suất cho vay của Ngân hàng hiện tại 13%.
Tóm lại, Dự án có hiệu quả về mặt tài chính.
Phân tích độ nhạy
Ở trên chúng ta đã phân tích tình huống trung bình là tiêu thụ chỉ đạt 80% công suất nhà máy từ năm thứ hai trở đi. Thực tế trong thời gian qua cho ta thấy giá cả đầu vào là thép các loại chịu rất nhiều biến động. Ở đây, ta sẽ xét tình huống xấu là tiêu thụ của nhà máy chỉ đạt 80% công suất từ năm thứ hai trở đi và giá của nguyên liệu đầu vào biến động tăng từ 0% đến 25% để xem xét hiệu quả của dự án cũng như khả năng trả nợ của dự án đến mức nào. Tính toán trên EXCEL cho ta kết quả như sau :
Bảng thứ nhất và bảng thứ hai cho ta thấy nếu tỷ lệ tiêu thụ đạt 77% công suất trở xuống thì với mức thì dự án không có hiệu quả (NPV và IRR đều nhỏ hơn không).
Nếu xét về khía cạnh trả nợ nếu tỷ lệ tiệu thụ đạt dưới mức 70% công suất thì nguồn tiền tạo ra từ dự án (khấu hao + Lợi nhuận) sẽ không đủ trả nợ Techcombank nếu giá NVL giữ nguyên (biến động bằng 0). Nhưng nếu tỷ lệ tiêu thụ đạt 77% công suất trở lên thì nguồn tiền tạo ra từ dự án sẽ đủ trả nợ cho dù giá Nguyên vật liệu có tăng đến 5%.
Xét trường hợp biến động giá Nguyên vật liệu chính nếu giá NVL tăng lên 10% (giả sử giá bán đầu ra chưa kịp điều chỉnh- trường hợp này ít xẩy ra đặc biệt là trong ngành thép) thì dự án sẽ tạo ra nguồn tiền trả nợ đủ khi mức tiêu thụ đạt trên 80%