Đánh giá thực trạng xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh Hùng Vương tỉnh Phú Thọ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh Hùng Vương tỉnh Phú Thọ (Trang 43)

KHÁCH HÀNG

2.3. Đánh giá thực trạng xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh Hùng Vương tỉnh Phú Thọ

TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh Hùng Vương tỉnh Phú Thọ

a) Kết quả đạt được

- Việc xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng đã giúp chi nhánh nhận thức được đúng đắn tầm quan trọng của việc thu thập thông tin khách hàng. Hệ thống công nghệ thông tin phục vụ cho việc lưu trữ thông tin đang được nâng cấp dần dần để có thể đáp ứng được nhu cầu sử dụng ngày càng cao. Bên cạnh đó, chất lượng thông tin được ngân hàng quan tâm toàn diện hơn vì đó là nguồn dữ liệu rất cần thiết để ngân hàng có thể xác định được các chỉ tiêu phi tài chính của doanh nghiệp.

- Chi nhánh thực hiện chẩm điểm trên 54 chỉ tiêu theo đúng quy trình chung của toàn hệ thống (trong đó bào gồm 14 chỉ tiêu tài chính và 40 chỉ tiêu phi tài chính).

- Xây dựng được chính sách khách hàng hợp lý: Kết quả xếp hạng các doanh nghiệp phản ánh một cách khá toàn diện và đầy đủ khả năng đáp ứng nghĩa vụ trả nợ của doanh nghiệp đó. Số lượng các doanh nghiệp được xếp hạng tốt ngày một tăng qua các năm cùng với đó là doanh nghiệp xếp hạng thấp ngày càng giảm dần trong giai đoạn trên. Từ đó, chi nhánh dễ dàng trong việc xây dựng được chính sách đối với từng nhóm khách hàng. Đối với nhóm doanh nghiệp được xếp hạng ở mức cao – đây là nhóm khách hàng rất đáng tin cậy và được sự tín nhiệm của chi nhánh thì chi nhánh thường xuyên đổi mới, cung cấp dịch vụ tín dụng đa dạng về kỳ hạn, lãi suất, tài sản đảm bảo…với nhiều ưu đãi nhằm mở rộng tín dụng đối với các doanh nghiệp này. Còn đối với các doanh nghiệp xếp ở các mức thấp cho thấy độ rủi ro cao khi cho khách hàng này vay, chi nhánh tăng cường các biện pháp hạn chế tăng trưởng tín dụng đối với nhóm khách hàng này trên cơ sở tăng cường các điều kiện tín dụng, mà đặc biệt là các điều kiện đảm bảo tiền vay, lãi suất cho vay đối với nhóm này sẽ cao hơn để đảm bảo được mức bù rủi ro tương xứng. Trong những

trường hợp có nguy cơ cao về khả năng mất vốn, chi nhánh sử dụng chính sách rút lui (quyết định chấm dứt quan hệ với khách hàng và tìm cách thu hồi khoản vay).

- Tình hình các doanh nghiệp được xếp hạng của chi nhánh ngày càng tốt hơn, nhờ có sự tư vấn giám sát kịp thời của chi nhánh. Biểu hiện ở sự tăng lên ngày càng nhiều của nhóm khách hàng xếp hạng A đến AAA, giảm dần đối với các mức xếp hạng còn lại. Qua sự áp dụng hệ thống XHTD vào chi nhánh đã thể hiện rõ một vai trò quan trọng của hệ thống đối với doanh nghiệp là khi các doanh nghiệp tham gia đánh giá tín dụng sẽ nhận được những thông tin đánh giá hết sức độc lập, khách quan về tình hình sản xuất kinh doanh của mình, tự mình hiểu được mình về năng lực tài chính, khả năng thanh toán,...từ đó có thể ra quyết định kinh doanh đúng đăn. b) Hạn chế và nguyên nhân

Thứ nhất, thông tin chưa có độ tin cậy cao và chất lượng nhân lực còn hạn

chế. Thông tin đến từ doanh nghiệp thông qua các báo cáo tài chính vẫn chưa có độ chính xác cao, nhiều báo cáo chưa được kiểm toán. Đối với những khách hàng mới, chi nhánh gặp rất nhiều khó khăn trong việc xếp hạng các doanh nghiệp này vì không có tài liệu lưu trữ về doanh nghiệp đó trong hệ thống lưu trữ của ngân hàng và việc tìm kiếm thông tin về doanh nghiệp thông qua các cơ quan hữu quan rất khó khăn. Thông tin từ phương tiện truyền thông có độ chính xác không cao nhưng đôi khi chi nhánh vẫn phải tiếp cận và sử dụng để có được lượng dữ liệu cơ bản nhằm tiến hàng xếp hạng doanh nghiệp.

Ngoài ra, năng lực đội ngũ cán bộ tín dụng còn hạn chế. Do đó, vấn đề xử lý thông tin ở trên chưa chuyên nghiệp nên chất lượng thông tin qua xử lý vẫn chưa ở mức cao.

Thứ hai, số lượng doanh nghiệp chưa được xếp hạng chiểm tỷ trọng lớn

Trong giai đoạn 2010 – 2012, số lượng khách hàng là doanh nghiệp của chi nhánh có xu hướng tăng mạnh. Năm 2010, tổng số doanh nghiệp là khách hàng của chi nhánh là 167, sang đến năm 2011 là 191 và 244 doanh nghiệp của năm 2012. Chính điều này đã làm cho chi nhánh có tỷ lệ doanh nghiệp không đầy đủ thông tin để khai báo vào hệ thống xếp hạng tín dụng là lớn vì lượng doanh nghiệp không được xếp

hạng chủ yếu là các khách hàng mới. Năm 2010, số lượng khách hàng không được xếp hạng chiếm 22,75%, tăng lên vào năm 2011 với 29,84% và giảm xuống vào năm 2012 là 12,3%. Chính lượng doanh nghiệp chưa được xếp hạng này sẽ tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cao hơn.

Đồ thị 4: Tỷ trọng các doanh nghiệp được xếp hạng và không được xếp hạng của chi nhánh giai đoạn 2010 - 2012

Thứ ba, đóng góp vào tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh trong giai đoạn 2010 –

2012 chủ yếu lại đến từ đối tượng khách hàng là doanh nghiệp trong khi đã triển khai được hệ thống khá tốt. Mặc dù tỷ lệ nợ xấu trong 3 năm là ở mức oan toàn nhưng như vậy, hệ thống để không phát huy được hết tác dụng của mình trong vấn đề kiểm soát nợ xấu trong chi nhánh.

Đồ thị 5: Tỷ lệ nợ xấu toàn chi nhánh và tỷ lệ nợ xấu đến từ nhóm khách hàng là doanh nghiệp giai đoạn 2010 - 2012

Từ đồ thị trên, mức “đóng góp” vào tỷ lệ nợ xấu của toàn chi nhánh có xu hướng tăng mạnh. Năm 2010, mức “đóng góp” của đối tượng khách hàng này là 29,73%, đến năm 2011 là 77,91% và năm 2012 là 80%. Tại sao đã triển khai hệ thống xếp hạng tín dụng đối với các doanh nghiệp trong chi nhánh nhưng vẫn chưa hạn chế được nợ xấu của nhóm đối tượng này? Như đã nhận xét ở phần trên, đối với những doanh nghiệp được chi nhánh xếp hạng thì mức xếp hạng này phản ảnh khá toàn diện năng lực trả nợ của doanh nghiệp. Điều này được thể hiện ở lượng doanh nghiệp bị xếp hạng ở mức thấp giảm dần, thậm chí đến năm 2011, không có khách hàng nào bị xếp vào mức CCC đến D (đồ thị 3). Tuy nhiên, điều đáng nói ở đây, nợ xấu lại đến chủ yếu từ các khách hàng không có đầy đủ thông tin để khai báo vào hệ thống xếp hạng tín dụng doanh nghiệp. Số lượng khách hàng có dự nợ xếp vào nhóm III, IV và V chiếm tỷ trọng rất thấp (năm 2010 và 2011 là 3 khách hàng, năm 2012 là 6 khách hàng), tuy nhiên dư nợ của các khách hàng này rất lớn trong tổng dư nợ khiến cho tỷ lệ nợ xấu của nhóm khách hàng là doanh nghiệp có xu hướng tăng lên. Qua đó thấy được, mặc dù hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ được triển khai với đa số các doanh nghiệp, nhưng chính các doanh nghiệp chưa được xếp

hạng mới là nhóm đối tượng cần phải theo dõi sát sao. Từ đây cũng đã bộc lộ được hạn chế của chi nhánh trong việc thẩm định cho vay đối với các khách hàng mới để dẫn đến hậu quả nợ xấu tăng. Sự đồng bộ trong việc xếp hạng tín dụng doanh nghiệp là rất cần thiết, không chỉ có các khách hàng lâu năm của doanh nghiệp mà còn đối với các khách hàng mới thiết lập quan hệ tín dụng với ngân hàng. Đây là một thách thức với chi nhánh cần sớm khắc phục.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Hoàn thiện xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh Hùng Vương tỉnh Phú Thọ (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w