Khái quát về quy trình chấm điểm và xếp hạng doanh nghiệp của ngân hàng Công Thương Việt Nam

Một phần của tài liệu Hoàn thiện xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh Hùng Vương tỉnh Phú Thọ (Trang 36)

hàng Công Thương Việt Nam

Quá trình hội nhập quốc tế đặt ra rất nhiều thách thức lớn đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam, trong đó một vấn đề đáng quan tâm là việc phản ánh đúng chất lượng tín dụng của Ngân hàng. Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ra đời từ tháng 4/2005 đã có sự thay đổi căn bản phương thức phân loại nợ tại các TCTD, trong đó các TCTD có thể phân loại nợ theo quy định tại Điều 6 hoặc Điều 7 của Quyết định. Phân loại nợ theo Điều 6 có nghĩa là TCTD phân loại nợ chủ yếu dựa vào yếu tố định lượng là thời gian quá hạn của khoản nợ. Yếu tố định tính tuy đã được đề cập trong quyết định nhưng mới chỉ dựa trên chủ quan của người đánh giá chứ hoàn toàn chưa đặt ra tiêu thức cụ thể nào. Việc phân loại nợ chỉ dựa trên dữ liệu tại thời điểm đánh giá mà chưa tính đến dữ liệu của khách hàng vay vốn xét trong cả một quá trình dẫn đến kết quả phân loại nợ phản ánh chưa sát với mức độ rủi ro của các khoản nợ.

Với qui định tại điều 7, Quyết định 493, NHNN đã có định hướng khuyến khích các NHTM chủ động nghiên cứu triển khai XHTD, làm cơ sở để phân loại nợ và trích lập dự phòng theo phương pháp định tính và cùng sự phối hợp của Công ty kiểm toán hàng đầu thế giới E&Y, VIETINBANK đã xây dựng Hệ thống XHTDNB trên cơ sở đó loại bỏ được một số nhược điểm của Điều 6/QĐ493 và tuân theo thông lệ, chuẩn mực quốc tế. Hệ thống XHTDNB của VIETINBANK được xây dựng theo 35 ngành kinh tế và phân thành 3 mô hình cho ba loại khách hàng chính là tổ chức tín dụng, tổ chức kinh tế, khách khách hàng cá nhân, trong đó cấu phần hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng là tổ chức kinh tế là cốt lõi bởi đây là đối tượng khách hàng có tổng dư nợ chiếm tỷ trọng lớn nhất. Trong khuôn khổ bài viết sẽ đề cập đến quy trình chấm điểm, xếp hạng đối với nhóm khách hàng là các doanh nghiệp. Sau đây là mô hình của VIETINBANK đánh giá doanh nghiệp thông qua hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ.

Ngành kinh tế

Quy mô Loại hình doanh nghiệp Chỉ tiêu tài chính Chỉ tiêu phi tài chính Tổng hợp điểm tín và xếp hạng doanh nghiệp

AAA AA A BBB BB B CCC CC C D

Sau khi thu thập, tổng hợp thông tin về doanh nghiệp ( Tư cách và năng lực pháp lý, năng lực điều hành, năng lực quản lý sản xuất kinh doanh, mô hình tổ chức, bố trí lao động trong doanh nghiệp, thu thập, tổng hợp thông tin về tình hình hoạt động và khả năng tài chính…), kiếm tra tính chính xác của thông tin, ngân hàng bắt đầu tiến hành chấm điểm xếp hạng.

* Phân loại doanh nghiệp theo ngành nghề lĩnh vực: Việc xác định ngành

nghề lĩnh vực sẽ được căn cứ vào hoạt động sản xuất kinh doanh chính của doanh nghiệp là gì trong đó hoạt động sản xuất kinh doanh chính là hoạt động đem lại từ 50% doanh thu trở lên trong tổng doanh thu hàng năm của doanh nghiệp. Còn trong trường hợp doanh nghiệp hoạt động đa ngành thì doanh thu của ngành nào được đánh giá có tiềm năng nhất sẽ được chọn là ngành chính. Sau đó, các doanh nghiệp sẽ được phân chia doanh nghiệp vào bốn nhóm ngành nông - lâm – ngư nghiệp, thương mại dịch vụ, xây dựng và công nghiệp.

* Xác định quy mô : quy mô của doanh nghiệp được xác định dựa trên các

chỉ tiêu : Vốn chủ sở hữu, Số lượng lao động, Doanh thu thuần, Tổng tài sản và sau đó doanh nghiệp được phân loại theo ba nhóm quy mô lớn, vừa và nhỏ trong đó, mỗi chỉ tiêu sẽ có 8 khoảng giá trị chuẩn tương ứng là thang điểm từ 1 - 8 điểm.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh Hùng Vương tỉnh Phú Thọ (Trang 36)

w