Phân tích SWOT với công tác thẩm định của ngân hàngTMCP Công Thương Ba Đình

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư vay vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh Ngân hàng Thương Mại Cổ phần Công Thương Ba Đình (Trang 82)

V Chi phí khác ( BH CT, sản xuất thử, đào tạo

2.1.2 Phân tích SWOT với công tác thẩm định của ngân hàngTMCP Công Thương Ba Đình

Thương Ba Đình

2.1.2.1 Điểm mạnh

Tính đến hết năm 2011, VietinBank là một trong 4 ngân hàng thương mại lớn nhất thị trường hiện nay với tổng tài sản chiếm khoảng 10% tổng tài sản toàn hệ thống, thị phần huy động vốn chiếm 12%, thị phần cho vay chiếm 11,6% của toàn hệ thống. Mạng lưới chi nhánh và phòng giao dịch đứng thứ 2 toàn quốc sau Agribank với 150 chi nhánh, 941 phòng và điểm giao dịch, điểm tiết kiệm phủ khắp các tỉnh trong cả nước, trong đó tập trung nhiều hơn tại các thành phố lớn, khu công nghiệp, khu kinh tế thương mại.Với thương hiệu tốt và mối quan hệ chặt chẽ với nhiều khách hàng truyền thống, cùng với nền tảng tài chính vững mạnh, VietinBank luôn là một trong những Ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam

Hệ thống khách hàng rộng rãi bao gồm nhiều doanh nghiệp và tổng công ty nhà nước. Là một ngân hàng lớn, Vietinbank cũng nhận được nhiều sự hỗ trợ của Chính phủ và nhà nước khi cần thiết, điều này tác động tích cực đến hoạt động của ngân hàng.

Trong các năm qua, VietinBank luôn đạt mức tăng trưởng cả về quy mô nguồn vốn cũng như các chỉ tiêu hoạt động, cụ thể:

- Nguồn vốn luôn tăng trưởng qua các năm. Giai đoạn 2007-2009 mức tăng trưởng nguồn vốn bình quân là 18,5%, năm 2010 tổng nguồn vốn huy động tăng 54%, vốn điều lệ tăng 36%.

- Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận trước thuế giai đoạn 2007-2009 đạt khoảng 67%, tốc độ tăng trưởng lợi nhuận sau thuế đạt khoảng 63,15%. Lợi nhuận trước thuế của VietinBank năm 2010 tăng 36% so với năm 2009 và vượt 15% kế hoạch đại hội đồng cổđại hội đồng cổ đông4 giao.

- Tỷ lệ nợ xấu duy trì ở mức thấp, trung bình 1,18% trong giai đoạn 2006- 2008. Năm 2009, 2010 tỷ lệ nợ xấu duy trì 0,6%

- Hiệu quả hoạt động cũng được cải thiện qua các năm thể hiện ở ROA và ROE tăng dần qua các năm. Riêng đối với công tác thẩm định, ngân hàng cũng có nhiều điểm mạnh như:

- Quản trị kinh doanh hiệu quả tốt: Ban lãnh đạo có năng lực và kinh nghiệm làm việc lâu năm trong ngành.

Đôị ngũ cán bộ tín dụng được đào tạo tốt, có chuyên môn và kinh nghiệm trong việc thẩm định các dự án.

Ngân hàng có nền tảng công nghệ tốt, các phần mềm phân tích hỗ trợ việc thẩm định được trang bị đầy đủ và hiện đại.

2.1.2.2 Điểm yếu

Một số điểm yếu của ngân hàng Công thương Việt Nam:

Quản trị rủi ro chưa tốt: đây là mảng bất cập chung của cả hệ thống đặc biệt là các ngân hàng quốc doanh lớn với các nguyên tắc quản trị và quản lý còn lạc hậu.

Sự chuyển dịch cán bộ nhân viên: sự chuyển dịch cán bộ nhân viên giỏi của Vietinbank sang các NHTMCP và các ngân hàng quốc tế là khá nhiều

Quá tập trung vào hoạt động tín dụng: khoảng 80% tổng thu nhập hoạt động của Vietinbank là thu từ lãi. Cơ cấu hoạt động vẫn tập trung vào mảng huy động vốn vay truyền thống, các hoạt động dịch vụ, ngoại tệ hầu như không phải thế mạnh của ngân hàng.

Chiến lược phát triển chưa được hiệu quả trong khi chi phí chưa được quản lí chưa tốt. Tỷ lệ an toàn vốn Car đã có sự cải thiện rõ rệt từ 5,18% năm 2007 lên 11,62% năm 2008 và 12,02% năm 2009, năm 2010 là 8,06% và năm 2011 là 8,02%. Tỷ lệ an toàn vốn CAR tuy là đủ so với yêu cầu của ngân hàng nhà nước nhưng cũng sẽ không đảm bảo được an toàn nếu ngân hàng dự kiến phát triển tổng tài sản với tốc độ trên 20%/ năm trong khi khả năng sinh lời lại có nguy cơ giảm đi do cạnh tranh ngày càng gay gắt trong hệ thống ngân hàng.

Mặc dù đã được cải thiện so vơí các năm trước tuy nhiên khả năng sinh lời ROA, ROE năm 2008 là 1% và 15,7% vẫn sấp xỉ mức bình quân của ngành 1,1% và 15,3% tương ứng.

muốn phát triển hoạt động kinh doanh liên quan đến đối tượng này trong khi đây lại là khu vực kinh tế đang phát triển mạnh.

Trên đây là những điểm yếu của ngân hàng nói chung, còn riêng với công tác thẩm định dự án ngân hàng cũng có một số điểm yếu sau:

Công tác quản lý Nhà nước về kế toán, thống kê chưa được quan tâm đúng mức; các chuẩn mực kế toán chưa được tuân thủ nghiêm túc, chế độ kiểm toán nội bộ chỉ mang tính hình thức trong khi kiểm toán độc lập lại có chi phí cao. Điều đó dẫn đến báo cáo tài chính của các doanh nghiệp chưa tin cậy, khiến cho việc đánh giá, thẩm định tài chính doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn.

Thẩm định dự án với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tuy quy mô của dự án không lớn nhưng lĩnh vực hoạt động lại khá đa dạng điều này khiến các cán bộ thẩm định phải có vốn kiến thức rộng và am hiểu nhiều lĩnh vực.

Bên cạnh đó số luợng cán bộ tín dụng còn hạn chế, một cán bộ tín dụng phải kiêm nhiện nhiều công việc cùng một lúc nên đối với những khoản vay có quy mô lớn và địa bàn dàn trải thì cán bộ tín dụng gặp rất nhiều khó khăn trong việc thẩm định.

2.1.2.3 Cơ hội

Ngành ngân hàng Việt Nam có tiềm năng phát triển lớn: từ năm 2002 trở lại đây ngành ngân hàng Việt Nam có tốc độ tăng trưởng rất cao trong đó trung bình tăng trưởng dư nợ là 23,9%/năm và huy động là 27,7%/ năm. Nguyên nhân là tổng thể kết hợp của các yếu tố: tăng trưởng GDP cao khu vực kinh tế tư nhân tăng trưởng nhanh, nhiều ngành nghề mới ở giai đoạn đầu nên phát triển kinh tế nhanh và tăng trưởng cũng cao…Giai đoạn 2008 -2011 tốc độ tăng trưởng của ngành ngân hàng có chậm lại một chút do tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu và lạm phát trong nước tăng cao nhưng vẫn đạt 21% tăng trưởng dư nợ.

Việt Nam có dân số hơn 83 triệu người nhưng trong đó chỉ có khoảng 10% sở hữu tài khoản ngân hàng. Các dịch vụ ngân hàng với nhiều người dân còn xa lạ, đặc biệt ở các vùng nông thôn. Do vậy Việt Nam vẫn là thị trường tiềm năng và dài hạn để các ngân hàng thương mại khai thác.

Nền kinh tế Việt Nam đang hồi phục trong bối cảnh phục hồi chung của nền kinh tế thế giới. Khi nền kinh tế đang phục hồi sau khủng hoảng khiến nhiều doanh nghiệp cần vốn, đây là 1 cơ hội rất lớn cho các ngân hàng phát triển.

Hội nhập quốc tế mang đến nhiều cơ hội:

- Sau năm 2010 sự can thiệp, bảo hộ của nhà nước ngày càng giảm theo cam kết gia nhập WTO. Đây là cơ hội để Vietinbank thể hiện năng lực và trình độ của mình. Bên cạnh đó, nhờ có tiến trình hội nhập mạnh mẽ, ngân hàng sẽ có cơ hội để học hỏi kinh nghiệm, trình độ công nghệ, quản lý từ các ngân hàng nước ngoài thường được đánh giá là mạnh về tài chính, công nghệ và quản trị điều hành.

-Các nhà đầu tư nước ngoài sẽ đến Việt Nam ngày càng nhiều hơn. Nhận thức của người dân về việc sử dụng dịch vụ ngân hàng sẽ thay đổi. Số tài khoản cá nhân mở tại các ngân hàng tăng lên thành chóng. Những yếu tố đó tạo ra cơ hội mở rộng thị trường, mở rộng sản phẩm dịch vụ cho ngành ngân hàng. Không chỉ là thị trường trong nước, sự hội nhập còn tạo ra cho các ngân hàng Việt Nam cơ hội mở rộng thị trường ra nước ngoài theo quy định của các cam kết quốc tế. Sự hội nhập tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức tín dụng trong nước mở rộng hoạt động ra thị trường nước ngoài thông qua các hình thức cung cấp dịch vụ trong khuôn khổ WTO, đặc biệt là hiện diện thương mại và cung cấp qua biên giới.

2.1.2.4 Thách thức

Cạnh tranh nội bộ ngành ngày càng gay gắt dẫn tới thị phần huy động và cho vay đang giảm dần: Với số lượng ngân hàng mới thành lập ngày càng nhiều và sự mở rộng hoạt động của các ngân hàng khác về các hoạt động cốt lõi như huy động vốn, cho vay và dịch vụ ngân hàng… cạnh tranh nội bộ ngày ngày càng gay gắt. Mặt khác, sau khi gia nhập WTO, tới nay nhiều cam kết đã được thực hiện khiến cho cạnh tranh không chỉ giữa các ngân hàng nội mà cả các chi nhánh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam. Các ngân hàng nước ngoài có lợi thế về vốn, công nghệ và dịch vụ chuyên nghiệp trong khi đây vốn là điểm bất lợi của ngân hàng Việt Nam.

Sau khi gia nhập WTO, tới nay nhiều cam kết đã được thực hiện khiến cho cạnh tranh không chỉ giữa các ngân hàng nội mà cả các chi nhánh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam. Các ngân hàng nước ngoài có lợi thế về vốn, công nghệ và dịch vụ chuyên nghiệp trong khi đây vốn là điểm bất lợi của ngân hàng Việt Nam. Những thách thức khi ngành ngân hàng ngày càng hội nhập sâu hơn.

Sự cạnh tranh giữa các ngân hàng diễn ra ngày càng khốc liệt, đặc biệt là sau năm 2010. Sự can thiệp của Nhà nước vào hoạt động kinh doanh của các ngân hàng sẽ ngày càng giảm và sự bảo hộ sẽ không còn nữa theo cam kết gia nhập WTO. Nhà nước chủ yếu chỉ quản lý ở tầm vĩ mô thông qua cơ chế chính sách. Trước bối cảnh đó đòi hỏi Vietinbank năng động trong hoạt động kinh doanh

Không chỉ có vậy, nguồn nhân lực ngân hàng cũng là một thách thức trong tiến trình hội nhập. Nếu không có nguồn nhân lực tốt sẽ nảy sinh mâu thuẫn giữa việc sử dụng nguồn nhân lực và sự cạnh tranh để phát triển

Chính hội nhập quốc tế cho phép các ngân hàng nước ngoài tham gia tất cả các dịch vụ ngân hàng tại VN buộc các NHTM VN phải chuyên môn hoá sâu hơn về nghiệp vụ ngân hàng, quản trị ngân hàng, quản trị tài sản nợ, quản trị tài sản có, quản trị rủi ro, cải thiện chất lượng tín dụng, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn, dịch vụ ngân hàng và phát triển các dịch vụ ngân hàng mới mà các ngân hàng nước ngoài dự kiến sẽ áp dụng ở VN.

Quản trị rủi ro của hệ thống ngân hàng vẫn còn thô sơ do những bất cập về kiến thức và công nghệ. Cuộc khủng hoảng tài chính khu vực châu Á vào năm 1997 cho thấy, giám sát rủi ro, đảm bảo an toàn hệ thống là một vấn đề rất quan trọng của

nền kinh tế và là một thách thức lớn đối với hệ thống ngân hàng Việt Nam trong quá trình hội nhập.

Tác động từ các yếu tố vĩ mô như kinh tế, chính trị và chính sách quản lý ngành ngân hàng hiện nay có nhiều biến động xáo trộn ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của hệ thống ngân hàng.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư vay vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh Ngân hàng Thương Mại Cổ phần Công Thương Ba Đình (Trang 82)