Thẩm định các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính dự án

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư vay vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh Ngân hàng Thương Mại Cổ phần Công Thương Ba Đình (Trang 44)

Dựa trên cơ sở tất cả các tính toán ở trên, CBTD tiến hành tính toán các chỉ tiêu về tỷ suất sinh lời của dự án (như NPV, IRR, ROA, ROE..) và các nhóm chỉ tiêu về khả năng trả nợ (nguồn trả nợ hàng năm; thời gian hoàn trả vốn vay; DSCR) của dự án. Ngoài ra, tùy theo đặc điểm, yêu cầu của từng dự án cụ thể, CBTD cần tính toán thêm các chỉ tiêu khác như: khả năng tái tạo ngoại tệ; khả năng tạo công ăn việc làm; khả năng đổi mới công nghệ của dự án; đào tạo nguồn nhân lực..Tuy nhiên, các chỉ tiêu trên chỉ chính xác khi CBTD có được các yếu tố đầu vào chính xác.

Kết quả tính toán các nhóm chỉ tiêu tài chính của dự án, bao gồm:

Nhóm chỉ tiêu về tỷ suất sinh lời của dự án:

Giá trị hiện tại ròng (NPV – Net Present Value)

Khái niệm: Giá trị hiện tại ròng của một dự án đầu tư là số chênh lệch giữa giá trị hiện tại của các luồng tiền ròng kỳ vọng trong tương lai với giá trị hiện tại của vốn đầu tư.

Trong đó:

Bi: Khoản thu năm i Ci: Chi phí đầu tư năm i

r : Tỷ suất chiết khấu n : Số năm hoạt động của đời dự án

Xác định chính xác tỷ suất chiết khấu của từng dự án đầu tư là việc làm không đơn giản. Có thể hiểu tỷ suất chiết khấu là phần lợi nhuận thích hợp bù đắp rủi ro.

Giá trị hiện tại ròng đo lường phần giá trị tăng thêm dự tính dự án đem lại cho nhà đầu tư với mức rủi ro cụ thể của dự án . Khi NPV = 0 có nghĩa là thu nhập chỉ vừa đủ bù đắp cho giá trị theo thời gian của đồng tiền và rủi ro của dự án .

- Điều kiện để dự án được lựa chọn theo NPV : NPV>0 . - Phương pháp tính: dùng bảng tính hoặc máy tính

Tỷ suất sinh lợi nội bộ (IRR – Internal Return Rate)

Khái niệm: Tỷ suất nội hoàn là tỷ suất chiết khấu mà ứng với nó tổng giá trị hiện tại thu nhập bằng tổng giá trị hiện tại chi phí (tức NPV = 0)

Cách tính toán, xác định như sau:

Cách 1: dùng công thức: IRR = R1 +

r1: là mức chiết khấu sao cho NPV > 0 r2: là mức chiết khấu sao cho NPV < 0

NPV1: là hiện giá thuần ứng với mức chiết khấu r1

NPV2: là hiện giá thuần ứng với mức chiết khấu r2

Đây là công thức tính gần đúng, vì vậy phải chọn r1, r2 sao cho NPV1, NPV2 tương ứng gần bằng 0 thì mới cho kết quả tương đối chính xác.

Chỉ tiêu IRR có ưu điểm là tính giá trị thời gian của tiền và cho biết tỷ suất sinh lời của một đồng vốn nhưng lại không cho biết giá trị tuyệt đối của lợi nhuận và chỉ cho biết tỷ suất sinh lời trung bình, bỏ qua những giao động ngắn hạn. Đối với dòng tiền không thông thường thì có nhiều lãi suất chiết khấu làm cho NPV=0 sẽ dẫn đến sai lầm khi sử dụng IRR cho lựa chọn dự án.

Cách 2: dùng hàm IRR trong phần mềm Excel

Cú pháp hàm IRR trong Excel: f(x) = IRR (values, guess)

Values: Các ô tham chiếu chứa các giá trị dòng tiền ròng từng năm của dự án.

Guess: Là số dự đoán gần đúng với giá trị IRR. Vì phần mềm Excel tính toán giá trị IRR theo phương pháp thử vòng lặp nhiều lần và giá trị guess là giá trị khởi điểm để

tính toán. Thông thường chúng ta không cần đưa vào giá trị này do trong máy đã cài sẵn giá trị guess = 0,1(10%).

Tiêu chí lựa chọn dự án thông qua chỉ tiêu IRR: Lựa chọn dự án có IRR > tỷ lệ chiết khấu

Tỷ suất lợi nhuận / vốn chủ sở hữu (Return On Equity) Điểm hoà vốn (BEP – Break Even Point)

Điểm hoà vốn là điểm mà tại đó tổng doanh thu do bán hàng hàng năm cân bằng với chi phí bỏ ra hàng năm. Phân tích điểm hoà vốn là sự phân tích mối quan hệ hữu cơ giữa chi phí bất biến, chi phí khả biến và lợi nhuận đạt được.

Mục đích của phân tích điểm hoà vốn là để hoạch định lợi nhuận thu được trên cơ sở thiết lập mối quan hệ giữa chi phí và thu nhập.

Điểm hoà vốn càng thấp thì dự án càng hiệu quả và tính rủi ro càng thấp. Phương pháp đại số: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

QBEP: là sản lượng hoà vốn (SLHV) p: là giá bán một đơn vị sản phẩm

v: là chi phí biến đổi cho một đơn vị sản phẩm FC: là tổng chi phí cố định cho cả đời dự án Lúc đó doanh thu hoà vốn sẽ bằng:

f

DTHV = --- v

1- --- p p

Đánh giá mức độ hoạt động của xí nghiệp ở điểm hoà vốn bằng chỉ tiêu mức hoạt động hoà vốn như sau:

Doanh thu hoà vốn

Mức hoạt động hoà vốn = --- * 100 Tổng doanh thu

Nhược điểm của BEP :chỉ nói lên được mối quan hệ giữa khối lượng tiêu thụ và lợi nhuận cần đạt được từ sản phẩm dự kiến tiêu thụ ở mức giá nhất định. Tuy nhiên sản phẩm của dự án có thể bán theo nhiều giá khác nhau vào những thời kỳ kinh doanh khác nhau dẫn tơí doanh thu khác nhau và điểm hoà vốn cũng khác nhau, từ đây việc phân tích hoà vốn rất phức tạp.

Phân tích điểm hoà vốn sẽ phức tạp và tính chính xác không cao. Trong quá trình phát triển dự án, khi sản lượng tăng thì cần đầu tư thêm vào vốn cố định để mua sắm mới thiết bị máy móc, công nghệ và vốn lưu động. Từ đó, định phí và biến phí cũng thay đổi, dẫn tới sơ đồ biểu diễn điểm hoà vốn cũng thay đổi.

Nhóm chỉ tiêu về khả năng trả nợ:

Thời gian hoàn trả vốn vay.

Thời gian thu hồi vốn đầu tư là thời gian trong đó tổng vốn đầu tư (cả gốc lẫn lãi vay ) đầu tư vào tài sản cố định được bù lại bằng lợi nhuận và khấu hao.

Nhược điểm: tuổi thọ kinh tế của dự án không được xem xét trong quá trình phân tích, trong khi đó nó là một yếu tố quan trọng quyết định sự lựa chọn dự án đầu tư. Không tính đến thời điểm phát sinh của dòng tiền trong mỗi phương án. Không cho phép đánh giá được giá trị thật của đồng tiền thu được trong tương lai (vì không sử dụng phương pháp hiện tại hoá dòng tiền).

Hệ số trả nợ (DSCR – Debt – Service Coverage Ratio)

Là chỉ số đánh giá khả năng trả nợ dài hạn của dự án được tính theo công thức sau: LN sau thuế + Khấu hao + Lãi vay

DSCR =

Nợ gốc + Lãi vay

Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh Hoặc DSCR =

Nợ gốc + Lãi vay

Nếu DSCR >1: dự án đảm bảo khả năng hoàn trả nợ vay như dự kiến tính toán. Nếu DSCR <1: dự án không có khả năng hoàn trả nợ vay theo kế hoạch trả nợ

DSCR lớn hơn 1 nhiều, có thể điều chỉnh rút ngắn thời hạn vay vốn và tăng mức trả nợ trong kỳ để phù hợp với qui mô dòng tiền.

Chỉ tiêu khả năng thanh toán nợ cho biết khả năng thanh toán nợ từ nguồn trả hình thành từ hoạt động của dự án so với kế hoạch trả nợ dự kiến ban đầu

Qua giá trị DSCRt hàng năm, có thể biết được năm nào dự án gặp khó khăn nhất trong trả nợ thông qua việc xác định giá trị nhỏ nhất của DSCRt.

Ngoài ra thời gian hoạt động của dự án thường là trung và dài hạn nên sẽ có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến doanh thu của dự án, đặc biệt là các rủi ro như: rủi ro thị trường, rủi ro về thu nhập, rủi ro trong thanh toán, rủi ro cung cấp, rủi ro môi trường và xã hội, rủi ro về lạm phát,.. Chính vì vậy trong quá trình phân tích các chỉ tiêu này, CBTD cần tiến hành phân tích độ nhạy của các chỉ tiêu NPV, IRR, DSCR… một cách chính xác và hợp lý, có thể dự đoán được khi các giả định có sự thay đổi, từ đó có thể đảm bảo cho Ngân hàng tránh khỏi những ảnh hưởng trực tiếp khi những rủi ro này xảy ra.

Các loại rủi ro thường gặp

Một dự án từ khâu chuẩn bị đến thực hiện có thể xẩy ra nhiều loại rủi ro khác nhau (do nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan). Vì vậy, tính khả thi của dự án phải được đánh giá đầy đủ sau khi đã phân tích, dự đoán các rủi ro có thể xẩy ra và các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro của khách hàng. Dưới đây là phân loại một số rủi ro chủ yếu bao gồm:

+ Rủi ro chính trị: bao gồm bất ổn tài chính và bất ổn chính trị (rủi ro thuế, hạn ngạch, chính sách tuyển dụng lao động, kiểm soát ngoại hối, độc quyền, lãi suất, môi trường, súc khỏe và an toàn)

+ Rủi ro xây dựng, hoàn tất: chí phí xây dựng vượt quá dự toán, công trình hoàn thành không đảm bảo các yêu cầu của dự án, hoàn thành không đúng thời hạn, không giải toả được người dân, phải thu hẹp hoặc hủy bỏ dự án..

+ Rủi ro thị trường, thu nhập, thanh toán: cầu không đủ, giá bán thấp… dẫn tới việc không có khả năng trả nợ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Rủi ro về cung cấp đầu vào: không đảm bảo được các đầu vào quan trọng theo số lương, giá cả, chất lượng đã dự kiến gây khó khăn trong việc vận hành, thanh toán các khoản nợ.

+ Rủi ro kỹ thuật và vận hành: khi các tiện ích (dây chuyền, thiết bị, hệ thống điều hành…) của dự án không thể vận hành và bảo dưỡng ở mức độ phù hợp với thiết kế ban đầu.

+ Rủi ro môi trường và xã hội: bao gồm những nhân tố ảnh hưởng đến kết quả nhưng không bị chi phối bởi người ra quyết định

+ Rủi ro kinh tế vĩ mô: tỷ giá hối đoái, lạm phát, lãi suất.

 Các biện pháp đề phòng rủi ro

Mỗi loại rủi ro trên đều có các biện pháp giảm thiểu, những biện pháp này có thể do khách hàng thực hiện (đối với những vấn đề thuộc phạm vi điều chỉnh, trách nhiệm của khách hàng); hoặc do ngân hàng phối hợp với khách hàng cùng thực hiện (đối với những vấn đề mà ngân hàng có thể trực tiếp thực hiện hoặc có thể yêu cầu, can thiệp).

Tuỳ theo từng dự án cụ thể với những đặc điểm khác nhau mà CBTD cần tập trung phân tích, đánh giá và đưa ra các điều kiện đi kèm với việc cấp tín dụng để hạn chế rủi ro, đảm bảo hiệu quả cấp tín dụng.

Sau đây là một số biện pháp cơ bản có thể áp dụng để giảm thiểu rủi ro cho từng loại rủi ro nêu trên.

Rủi ro về tiến độ thực hiện (đối với những dự án xây dựng): là rủi ro phát

sinh khi hoàn tất dự án không đúng thời hạn, không phù hợp với các thông số và tiêu chuẩn thực hiện. Loại rủi ro này nằm ngoài khả năng điều chỉnh, kiểm soát của Ngân hàng, tuy nhiên có thể giảm thiểu bằng cách đề xuất với chủ đầu tư thực hiện các biện pháp sau:

+ Lựa chọn nhà thầu xây dựng uy tín, có sức mạnh tài chính và kinh nghiệm. + Yêu cầu bảo lãnh dự thầu, thực hiện hợp đồng, bảo hành chất lượng công trình. + Giám sát chặt chẽ / hoặc thuê tư vấn có uy tín để giám sát trong quá trình xây dựng.

+ Dự phòng về tài chính của khách hàng trong trường hợp vượt dự toán. + Qui định rõ trách nhiệm vấn đề đến bù, giải toả mặt bằng.

+ Hợp đồng giá cố định hoặc chìa khóa trao tay với sự phân chia rõ ràng nghĩa vụ của các bên.

+ Hoàn tất các thủ tục pháp lý trước khi tiến hành xây dựng.

+ Khảo sát, thiết kế kỹ lưỡng tránh những sự cố bất ngờ lớn trong quá trình thực hiện.

Rủi ro thị trường: Loại rủi ro này có thể giảm thiểu bằng cách:

+ Nghiên cứu thị trường, đánh giá phân tích thị trường, thị phần cẩn thận. + Dự kiến cung - cầu thận trọng, chính xác.

+ Phân tích về khả năng thanh toán, thiện chí, hành vi của người tiêu dùng cuối cùng (không chỉ người bao tiêu).

+ Tăng sức cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ đầu ra của phương án/dự án bằng các biện pháp: phân tích về việc cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí sản xuất...

+ Xem xét các hợp đồng bao tiêu sản phẩm dài hạn với bên có khả năng về tài chính (nếu có).

+ Hỗ trợ bao tiêu sản phẩm của Chính phủ (nếu có).

+ Khả năng linh hoạt của cơ cấu sản phẩm, dịch vụ đầu ra.Rủi ro về nguồn cung cấp: Rủi ro về nguồn cung cấp xảy ra khi dự án không có được nguồn nguyên nhiên vật liệu (đầu vào chính/quan trọng) với số lượng, giá cả và chất lượng như dự kiến. Loại rủi ro này có thể giảm thiểu bằng cách:

+ Trong quá trình xem xét dự án, phải nghiên cứu, đánh giá cẩn trọng các báo cáo về chất lượng, trữ lượng nguyên vật liệu đầu vào, đưa ra những nhận định ngay từ ban đầu trong tính toán, xác định hiệu quả tài chính của phương án/dự án.

+ Nghiên cứu sự cạnh tranh giữa các nguồn cung cấp nguyên vật liệu. + Linh hoạt về thời gian và số lượng nguyên nhiên vật liệu mua vào.

+ Những hợp đồng /thoả thuận với cơ chế chuyển qua tới người sử dụng cuối cùng.

+ Những hợp đồng cung cấp nguyên vật liệu đầu vào dài hạn với nhà cung cấp có uy tín.

Rủi ro về kỹ thuật, vận hành, bảo trì: Loại rủi ro này, chủ đầu tư có thể giảm

thiểu thông qua việc thực hiện một số biện pháp sau: + Sử dụng công nghệ đã được kiểm chứng.

+ Bộ phận vận hành dự án phải được đào tạo tốt, có kinh nghiệm.

+ Có thể kế hợp đồng vận hành và bảo trì với những điều khoản khuyến khích và phạt vi phạm rõ ràng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Bảo hiểm các sự kiện bất khả kháng tự nhiên như lụt lội, động đất, chiến tranh.

1.2.4.3.4. Xác định bảng cân đối khả năng trả nợ của doanh nghiệp vay vốn đầu tư

Trong nội dung này, Ngân hàng tiến hành xác định nguồn trả nợ, thời gian trả nợ của khách hàng vay vốn dựa trên các thông số đã phân tích ở trên. Điều này là vô cùng quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng hoạt động.

Nguồn trả nợ của khách hàng vay vốn về cơ bản được huy động từ các nguồn chính sau đây:

- Nguồn từ dự án: Lợi nhuận sau thuế ( LNST) giữ lại; Khấu hao cơ bản (KHCB). Đây là nguồn trả nợ chính của doanh nghiệp vay vốn và trong nhiều trường hợp, đây là nguồn trả nợ duy nhất. KHCB được tính dựa vào kế hoạch khấu hao của doanh nghiệp, còn LNST giữ lại thông thường được tính bằng 50-70% LNST của dự án.

- Nguồn hợp pháp khác ngoài dự án: từ cá nguồn tích lũy của doanh nghiệp hay Tổng công ty. Đây được coi là nguồn trả nợ phụ cho dự án, tuy nhiên trong một số trường hợp nó được coi là nguồn trả nợ chính đặc biệt là khi dự án gặp rủi ro. Do đó, CBTD phải tính toán kỹ lưỡng và chính xác nguồn này và phải thường xuyên theo dõi tình hình thực hiện của dự án cũng như trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để đảm bảo an toàn cho Ngân hàng.

Xác định thời gian trả nợ của doanh nghiệp vay vốn: Ngân hàng là người trực tiếp cho doanh nghiệp vay vốn nên việc Ngân hàng quan tâm nhất chính là thời gian thu hồi được vốn vay. Khi tính toán thời hạn trả nợ, CBTD cần xem xét đến thời gian vay vốn, thời gian thi công, thời gian trả nợ gốc, thời gian ân hạn; đặc biệt là thời gian thi công để có kế hoạch thu hồi nợ hợp lý. Đồng thời tùy theo đặc điểm mức doanh thu của từng dự án mà Ngân hàng xác định mức trả gốc, trả lãi vay cho từng kỳ hạn một cách phù hợp, đáp ứng được nhu cầu và nguyện vọng của doanh

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư vay vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh Ngân hàng Thương Mại Cổ phần Công Thương Ba Đình (Trang 44)