Nguyên nhân hạn chế

Một phần của tài liệu Các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NHTMCP MB chi nhánh Thanh Xuân (Trang 37)

- Phòng Giao dịch Linh Đàm: 15 ngườ

2.3.2.2.Nguyên nhân hạn chế

* Nguyên nhân chủ quan

i. Hầu hết cán bộ tín dụng đều còn rất trẻ nên thiếu kinh nghiệm trong việc cấp tín dụng, chưa bám sát tình hình thực tế, còn e ngại khi quan hệ tín dụng với doanh nghiệp. Mặt khác, trong quá trình cho vay, một vài cán bộ tín dụng thiếu khả năng phán đoán và có cách nhìn toàn diện về hiệu quả thực tế, toàn diện của phương án vay vốn của doanh nghiệp nêu ra, nên chỉ xoay quanh các tài sản mang tính vật chất đảm bảo trực diện.

ii. Ngân hàng chủ quan trong khi cho vay, thể hiện ở trong một số trường hợp quan niệm cho rằng đối với những khách hàng quen thuộc không cần giám sát chặt chẽ và giải quyết cho vay chỉ dựa vào thông tin doanh nghiệp đó cung cấp thay cho những số liệu tài chính đáng tin cậy.

iii. Mối quan hệ giữa Ngân hàng và khách hàng chưa rộng rãi do chưa có sự hiểu biết lẫn nhau nhiều, công tác Marketing chưa phát huy hết sức mạnh.

iv. Việc chấp hành thể lệ tín dụng còn chưa nghiêm túc, trong thực hiện quy trình cho vay còn có nhiều sơ hở, phụ thuộc nhiều vào đánh giá chủ quan của người cán bộ tín dụng: có hợp đồng cho vay trong trường hợp vốn tự có của khách hàng quá nhỏ, hay cho vay lớn hơn gấp cả chục lần vốn tự có của khách hàng; Nhiều công đoạn trong quy trình cho vay chưa được quan tâm nhiều đến hiệu quả kinh tế của phương án kinh doanh, việc kiểm tra-kiểm soát cho vay còn mang tính hình thức, đối phó cho đủ thủ tục quy định. Việc kiểm tra sau khi cho vay cũng chưa được chặt chẽ, đã có trường hợp vốn vay ngắng hạn bị sử dụng vào đầu tư xây dựng cơ bản.

* Nguyên nhân khách quan

i. Nền kinh tế nước ta trong những năm qua phải đương đầu với nhiều khó khăn, thử thách khiến cho môi trường kinh doanh và đầu tư bị ảnh hưởng không nhỏ, phần nào gây khó khăn cho hầu hết các doanh nghiệp và nghành Ngân hàng nói chung. Về mặt doanh nghiệp, lãi suất cho vay tăng, giá cả đầu vào tăng khiến

cho giá sản phẩm tăng, trong khi đó cầu thị trường lại giảm, áp lực đối với doanh nghiệp ngày càng lớn. Về phía Ngân hàng, lãi suất huy động tăng mà các khoản vay cũ thì vẫn giữ nguyên lãi cho vay cố định, lãi xuất cho vay tăng nên các doanh nghiệp cũng rút bới các dự án kinh doanh.

ii. Chính sách và cơ chế quản lý vĩ mô của Nhà nước đã và đang trong quá trình đổi mới và hoàn thiện. Do đó, trong quá trình thực hiện các chủ trương chính sách vẫn còn nhiều bất cập.

iii. Các doanh nghiệp trong nước chưa được bảo hộ thực sự, dẫn đến tình trạng hàng hóa trong nước sản xuất phải cạnh tranh gay gắt với hàng nhập ngoại và hàng nhập lậu. Bên cạnh đó, không ít doanh nghiẹp thành lập chỉ được một thời gian rồi phá sản vì năng lực quản lý kém, chất lượng sản phẩm không thể cạnh tranh nổi với thị trường….

iv. Môi trường pháp lý trong hoạt động Ngân hàng chưa thực sự đồng bộ, còn tồn tại nhiều thiếu sót. Ví dụ như việc thực hiện pháp lệnh kế toán thống kê chưa nghiêm túc, đa số các số liệu quyết toán và báo cáo tài chính của các doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa thực hiện theo chế độ kiểm toán bắt buộc, số liệu phản ánh thiếu trung thực. Vai trò và hiệu lực của các cơ quan hành pháp chưa đáp ứng đựoc yêu cầu tranh chấp, tố tụng….chưa bảo vệ chính đáng quyền lợi của người cho vay, gây ra tâl lý co cụm, dè dặt cho cán bộ tín dụng.

v. Ở một số doanh nghiệp Việt Nam, năng lực quản lý tài chính, trình độ kỹ thuật yếu kém, sản xuất kinh doanh chịu nhiều áp lực cạnh tranh nên sản xuất sản phẩm không tiêu thụ được, san xuất đình trệ không có khả năng trả nợ. Mặt khác, các doanh nghiệp Việt Nam không có đầy đủ số liệu báo cáo về tình hình sản xuất kinh doanh. Hầu hết các doanh nghiệp không đáp ứng được điều kiện này vì sổ sách kế toán của họ rất đơn giản, không cập nhật, thiếu chính xác. Làm cho việc đánh gián, thẩm định khách hàng gặp nhiều khó khăn.

Tóm lại, thông qua việc đánh giá thực trạng công tác tín dụng đối với doanh nghiệp Việt Nam tại Chi nhánh NHTMCP Quân đội Thanh Xuân ta thấy được những mặt đã đạt được, đồng thời cũng tìm ra những vấn đề còn tồn tại, nhận định một số các nguyên nhân gây nên những tồn tại. Ý nghĩa của hoạt động này giúp cho Chi nhánh NHTMCP Quân đội Thanh Xuân nắm bắt được những tồn tại trên từ đó đưa ra những biện pháp khắc phục hữu hiệu, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp

Việt Nam tiếp cận với vốn tín dụng Ngân hàng được thuận lợi hơn, đồng thời đảm bảo chất lượng tốt cho hoạt động tín dụng của ngân hàng mình.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NHTMCP MB chi nhánh Thanh Xuân (Trang 37)