Những hạn chế

Một phần của tài liệu Các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NHTMCP MB chi nhánh Thanh Xuân (Trang 36)

- Phòng Giao dịch Linh Đàm: 15 ngườ

2.3.2.1.Những hạn chế

Việc quản lý rủi ro của chi nhánh được phân tách cho hai phòng thực hiện đó là phòng quan hệ khách hàng và phòng quản lý tín dụng thực tế chỉ đạt về hình thức, nặng về thủ tục giấy tờ chứ chưa đáp ứng được yêu cầu và bản chất. Xét về mặt cơ cấu tổ chức bộ máy, mặc dù phòng quản lý tín dụng có ý kiến độc lập trong cấp tín dụng nhưng vẫn thuộc sự quản lý của ban giám đốc, vẫn chịu sự điều hành và hưởng các lợi ích từ hoạt động của chi nhánh, do đó không thể đảm bảo thẩm quyền và sự khách quan về các phân tích, nhận định về các khoản vay.

Chưa phân định rõ trách nhiệm pháp lý của các phòng tham gia trong hoạt động cấp tín dụng mà trong điều kiện vấn đề là hình sự hoá các quan hệ kinh tế vẫn còn tồn tại đã dẫn đến tâm lý e ngại của các cán bộ có liên quan. Phòng quan hệ khách hàng chỉ đưa ra các đề xuất về cấp tín dụng và thu thập thong tin đưa ra thẩm định sơ bộ về khách hàng còn Phòng quản lý tín dụng phải có ý kiến đồng ý hay không đồng ý về khoản vay. Tuy nhiên phòng quản lý tín dụng thường không tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, một công việc rất quan trọng khi thẩm định tín dụng, mà chỉ sử dụng những thông tin do phòng quan hệ khách hàng cung cấp trong khi khả năng thu thập thông tin rất khó khăn nên đã xuất hiện tâm lý e ngại quá mức trong thẩm định.

Cơ chế thông tin giữa các phòng trong hoạt động cấp tín dụng chưa đảm bảo tính liên tục và toàn diện. Sự liên kết giữa các phòng không chặt chẽ, thiếu kết nối và không phân định rõ trách nhiệm nên khả năng phát hiện,ngăn ngừa rủi ro không cao.

Để thực hiện cấp tín dụng một cách chủ động, có sự nghiên cứu kỹ càng, có sự lựa chọn nhưng thị trường mục tiêu phù hợp với đặc thù của ngân hàng và ít rủi ro, cần phải xây dựng chiến lược, kế hoạch tín dụng và định hưóng thị trường, khách hàng mục tiêu. Tuy nhiên, hiện nay chi nhánh Thanh Xuân vẫn chưa xây đụng được một chiến lược rõ rang cũng như định hình sự lựa chọn về phân khúc thị trường nhất định cho từng khu vực trên địa bàn hoạt động của mình. Chính vì vậy hoạt động tín dụng của chi nhánh còn mang tính thụ động nên khả năng phòng ngừa và hạn chế rủi ro không đảm bảo.

Mặc dù đã chủ động trong công tác thẩm định nhưng đôi khi chi nhánh vẫn phải cấp tín dụng theo kiểu được chỉ định của cấp phê duyệt từ trên xuống mà thiếu

đi sự phân tích, thẩm định tín dụng của cán bộ quản lý khoản vay. Việc cấp tín dụng cho những khoản vay đó mang tính cảm tính, không dựa váo quá trình thu thập thông tin, phân tích và xử lý thiếu thận trọng và chính xác.

Một phần của tài liệu Các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NHTMCP MB chi nhánh Thanh Xuân (Trang 36)