Nội dung nghiên cứu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Nông nghiệp Điều tra tình hình sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi lợn, dư lượng kháng sinh và Borax trên thịt lợn tại huyện Ea H’leo tỉnh Đắk Lắk (Trang 40)

- Tình hình chăn nuôi lợn tại huyện Ea H’leo - Đắk Lắk

- Tình hình sử dụng KS và các chế phẩm chứa KS trong chăn nuôi lợn. - Tình hình và mức ñộ tồn dư KS trong thịt lợn tại huyện Ea H’leo - Đắk

Lắk

- Tình hình dư lượng Borax trong thịt lợn tại huyện Ea H’leo - Đắk Lắk 2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Sử dụng phương pháp nghiên cứu cắt ngang [4], [34].

2.3.1. Tình hình chăn nuôi lợn, tình hình sử dụng thuốc KS và các chế phẩm có chứa KS trong chăn nuôi lợn tại huyện Ea H’Leo tỉnh Đắk Lắk

- Điều tra số liệu thứ cấp từ cơ quan thú y và chính quyền cấp huyện thuộc phạm vi nghiên cứu.

- Điều tra tình hình chăn nuôi lợn và tình hình sử dụng thuốc KS từ các hộ chăn nuôi lợn Tại huyện Ea H’leo.

+ Sử dụng một số công cụ của phương pháp ñánh giá nhanh nông thôn (RRA) chọn 30% số xã/thị trấn trong huyện (huyện có 11 xã và 1 thị trấn): Chủ

ñộng chọn 1 thị trấn và chọn ngẫu nhiên 3 xã ñể nghiên cứu: Thị trấn Ea Đrăng, Xã Ea Sol, xã Ea Khal và xã Ea Ral.

+ Chọn ngẫu nhiên các hộ chăn nuôi lợn thuộc ñịa bàn ñã chọn. Số hộ ñược phỏng vấn là 81 (trong 23 thôn/buôn của 4 xã/thị trấn ñã chọn).

+ Nội dung phỏng vấn theo phiếu ñiều tra (phụ lục 2).

2.3.2. Tình hình tồn lưu KS trong thịt lợn huyện Ea H’leo.

* Thời ñiểm lấy mẫu: Ngay sau lúc mổ (chưa chuyển ra quầy bán lẻ) * Số lượng mẫu cần kiểm tra dư lượng KS: với các thông số:

. N: Số lợn hạ thịt trong ngày của các xã/ thị trấn ñã chọn trong thời gian tiến hành nghiên cứu = 50.

. p: tỉ lệ mẫu có tồn dư KS ở kết quả nghiên cứu trước [28] = 25,56% . d : Sai số cho phép = 5%.

. Độ tin cậy: 95%

. z = 1,96: giá trị phân phối chuẩn ở ñộ tin cậy 95%

. n: Số mẫu cần kiểm tra dư lượng KS. Áp dụng phần mềm hỗ trợ Win Episcope 2.0 ñể tính, n = 50 (Phụ lục 1); và tính theo công thức [4][tr.40] :

Số mẫu kiểm tra = Nz

2p(1-p) = 43 d2(N-1) + z2p(1-p)

Tại ñịa bàn huyện Ea H’leo hiện chưa có ñiểm giết mổ tập trung, mỗi hộ kinh doanh tự giết mổ gia súc theo ñịa ñiểm riêng (tại nhà hoặc gần chợ); Xã Ea Khal không có chợ, không có trung tâm mua bán (vì diện tích trải dài, ñối diện và gần sát với trung tâm thị trấn Ea Đrăng). Do ñó chúng tôi không tổ chức thu thập mẫu tại xã này. Số mẫu thịt cần kiểm tra KS là:

- Tại thị trấn Ea Đrăng : 31 mẫu

- Tại xã Ea Ral : 14 mẫu = 50 mẫu - Tại xã Ea Sol : 5 mẫu

* Cách chọn mẫu: Chọn 50 mẫu/50 ñầu lợn giết thịt tại nơi giết mổ (tỉ lệ mẫu: ñầu lợn = 1:1).

* Cách lấy mẫu: Lấy 100 g thịt nạc ñùi/1mẫu.

* Bảo quản mẫu: Mẫu ñược ñựng trong túi nilon sạch, ñánh số và ghi rõ nguồn gốc. Mẫu ñược bảo quản trong môi trường 10 – 15 oC; ñược chuyển về phòng thí nghiệm Bộ môn Cơ sở Thú y – Trường Đại học Tây Nguyên và sau ñó ñược chuyển ñến Trung tâm Kiểm tra An toàn Vệ sinh Thực phẩm miềm Trung thuộc viện Pasteur Nha Trang ñể phân tích dư lượng KS.

* Phương pháp phân tích dư lượng KS nhóm Tetracycline: Dùng phương pháp phân tích sắc ký lỏng hiệu nâng cao (HPLC) theo tiêu chuẩn AOAC 995.09

Nguyên tắc

- Các KS Nhóm KS Tetracycline trong các mô cơ của sinh vật ñược tách chiết bằng dung dịch ñệm có môi trường pH = 4. Dịch chiết xuất ñược làm sạch bằng phương pháp chiết pha rắn trên cột tách chiết C18. Tetracyclines ñược tách và ñịnh lượng bởi hệ thống sắc kí lỏng hiệu năng cao nhờ cột C8 và Deletor UV với bước sóng là 350 nm.

- Chi tiết về phương pháp phân tích dư lượng KS nhóm Tetracycline ñược trình bày ở phần phụ lục 3.

2.3.3. Tình hình tồn dư Borax trong thịt lợn tại huyện Ea H’Leo.

- Điều tra sự nhận thức ñối với Borax: phỏng vấn 81 hộ nuôi lợn trên ñịa bàn ñã chọn bằng phiếu ñiều tra 2 (Phụ lục 2)

- Điều tra tồn dư Borax trong thịt lợn * Thời ñiểm lấy mẫu:

- Ngay sau lúc hạ thịt. Kí hiệu n1.

- Tại các quầy bán lẻ của các chợ trung tâm (thuộc các ñịa phương ñã chọn) lúc 6-7 giờ và 14-16 giờ trong ngày. Số lượng mẫu lần lượt kí hiệu n2 và n3.

* Số lượng mẫu kiểm tra dư lượng Borax: n = n1 + n2 + n3 n1 = 50

n2 và n3 ñược tính bằng phần mềm Win Episcope 2.0 (phụ lục 1), hoặc tính theo công thức:

[2][tr.40] Với: N: Số quầy bán lẻ trong ngày của các chợ trung tâm thuộc xã/thị trấn ñã chọn: tại thời ñiểm 6-7 giờ có 40 quầy bán lẻ; Tại thời ñiểm 14-16 giờ cùng ngày có 17 quầy bán lẻ.

. p: tỉ lệ mẫu có tồn dư Borax ở kết quả nghiên cứu trước (Nguyễn Thị Oanh-Tạ Đức Thịnh và cộng sự (2009): Lúc 6-7 giờ là 14,28%; Lúc 14-16 giờ là 71,42%; Trung bình trong ngày 42,85%.

. d : Sai số cho phép = 5% . Độ tin cậy: 95%

. n = Số mẫu cần lấy tại các quầy bản lẻ vào thời ñiểm 6-7 giờ và 14-16 giờ cùng ngày.

- Tính theo công thức: n2 = 33 và n3 = 16 - Theo Win Episcope 2.0: n2 = 40 và n3 = 17 - Chúng tôi ñã chọn: n2 = 40 và n3 = 17

- Số mẫu kiểm tra Borax là: n = n1 + n2 + n3 = 50 + 40 + 17 = 107 mẫu * Cách chọn mẫu:

- Chọn 50 mẫu/50 ñầu lợn bị hạ thịt tại nơi giết mổ

- Chọn 40 mẫu/40quầy bán lẻ vào thời ñiểm 6-7 giờ và 17 mẫu/17 quầy bán lẻ vào thời ñiểm 14-16 giờ cùng ngày.

* Cách lấy mẫu: Lấy 30 g thịt nạc bề mặt với ñộ dày là 1-2 cm.

Số mẫu kiểm tra = Nz

2p(1-p) d2(N-1) + z2p(1-p)

* Bảo quản mẫu: Mẫu ñược ñựng trong túi nilon sạch, ñánh số và ghi rõ nguồn gốc. Mẫu ñược bảo quản trong môi trường 10 – 15 oC, ñược chuyển về phòng thí nghiệm Bộ môn Cơ sở Thú y – trường Đại học Tây Nguyên và sau ñó chuyển ñến Trung tâm Kiểm tra An toàn Vệ sinh Thực phẩm miền Trung thuộc Viện Pasteur Nha Trang ñể phân tích dư lượng Borax.

* Phương pháp kiểm tra ñịnh lượng Boax của Trung tâm Kiểm tra An toàn Vệ sinh Thực phẩm miền Trung theo quyết ñịnh 3390/2000/QĐ-BYT.

Nguyên lý:

- Mẫu thực phẩm ñược acid hoá bằng Acid hydrocloric, sau ñó ñem ñun nóng trên nồi cách thuỷ, Acid boric (H3BO3) hoặc Natri borat (Na2B4O7) ñược phát hiện bằng giấy nghệ. Sự có mặt của H3BO3 hoặc Na2B4O7 sẽ chuyển màu vàng của giấy nghệ sang màu ñỏ cam.

- Chi tiết về phương pháp kiểm tra dư lượng Borax ñược trình bày ở phần phụ lục 3.

2.4. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU

Xử lý số liệu bằng phương pháp thống kê sinh học với công cụ phần mềm tin học: Excel 2003, WinEpiscope 2.0.

Chương III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Ea H’leo nằm trên vùng Cao Nguyên trung phần, có ñộ cao từ 400-700 m so với mặt biển, chịu ảnh hưởng của miền nhiệt ñới gió mùa, mang tính chất khí hậu cao nguyên nhiệt ñới ẩm, có xen kẽ khí hậu thung lũng. Nền nhiệt ñộ cao hầu như quanh năm, nhiệt ñộ không khí trung bình năm là 23,20C. Mỗi năm có 2 mùa rõ rệt:

- Mùa khô bắt ñầu từ tháng 11 ñến tháng 4 năm sau. mùa khô kéo dài, nắng nóng, gió mạnh, lượng nước bốc hơi nhanh làm cho không khí khô hanh ngột ngạt (Do chịu ảnh hưởng của khí hậu khô hạn vùng thung lũng sông Pa).

- Mùa mưa bắt ñầu từ tháng 5 ñến tháng 10 và tập trung 85% lượng mưa trong năm làm cho không khí có ñộ ẩm cao.

Đặc ñiểm về khí hậu thời tiết, chế ñộ thủy văn của huyện Ea H’leo có ảnh hưởng rất lớn ñến khả năng chống chịu của con người và vật nuôi. Nơi ñây ñiều kiện thích hợp cho các mầm bệnh tồn tại, phát triển và nguy cơ bùng phát dịch ñối với các bệnh mang tính chất mùa vụ và ñịa phương (THT, PTH, FMD...)

Huyện Ea H’leo cách thành phố Buôn Ma Thuột 82 km về hướng Bắc. Phía Tây giáp huyện Ea Súp và Cư M’gar, phía Bắc và Đông giáp tỉnh Gia Lai và phía Nam giáp huyện Krông Búk; Có ñộ cao trung bình so với mặt biển khoảng 400-700 mét. Là một huyện cuối cùng phía Bắc của tỉnh Đắk Lắk; nằm trên quốc lộ 14 và quốc lộ 25- là các tuyến giao thông quan trọng trong giao lưu kinh tế của khu vực Đắk Lắk - Gia Lai - Phú Yên.

Huyện Ea H’leo ñược thành lập ngày 08/4/1980 theo Quyết ñịnh số 110/QĐ-HĐBT của Hội ñồng bộ trưởng. Hiện nay huyện có 11 xã và 01 trị trấn, ñó là: thị trấn Ea Đrăng, xã Ea Khal, Ea Sol, Ea Hiao, Dliê Yang, Cư Mốt, Ea Wy, Ea Tir, Ea Ral, Ea H’leo, Ea Nam, Cư Amung. Trong ñó Người dân tộc thiểu số chiếm 40%. Diện tích, dân số huyện Ea H’leo ñược trình bày ở bảng 3.1

Bảng 3.1. Diện tích và dân số của huyện Ea Hleo năm 2009 Stt Địa phương Diện tích

(Km2) Dân số trung bình (người) Mật ñộ dân số (Người/Km2) 1 Thị trấn Ea Đrăng 16.33 19.861 1.216,23 2 Xã Ea Khal 72.94 8.325 114,13 3 Xã Ea Nam 76.47 10.660 134,25 4 Xã Ea Ral 73.03 14.050 191,77 5 Xã Ea H'leo 340.48 10.080 31,74 6 Xã Cư Mốt 78.78 7.820 93,70 7 Xã Ea Wy 60.75 11.900 197,37 8 Xã Đliê Yang 82.07 9.870 120,26 9 Xã Ea Sol 231.50 11.177 48,28 10 Xã Ea Hiao 130.40 12.965 99,42 11 Xã Cư Amung 74.350 3.727 50,13 12 Xã Ea Hleo 98.020 3.184 32,48 Toàn huyện 1,335.120 123.560 92,55

(Nguồn: Niên gián thống kê huyện Ea H'leo năm 2010) [32], [Tr.1] Ea H’ leo là một huyện xa tỉnh lỵ; ñất rộng, người thưa, mật ñộ dân cư không ñồng ñều; Có 26 dân tộc chung sống; Điều kiện tự nhiên phù hợp cho phát triển các loại cây công nghiệp, lâm nghiệp và chế biến nông lâm sản.

3.1. TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI LỢN TẠI HUYỆN EA H’LEO

33,618 37,921 38,560 46,661 31,699 32,339 31,893 455.49 976 1,095.3 1,545.5 1,369 1,446 1,336.4 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009

Số lượng (con) Sản lượng (Tấn)

Đồ thị 3.1. Sản lượng và số lượng lợn nuôi tại huyện Ea H’leo (2003 -2009)

Đồ thị 3.1 cho thấy: ngành chăn nuôi lợn huyện Ea H’leo có nhiều biến ñộng về số lượng và sản lượng. Tại thời ñiểm 2009 so với năm 2008: số lượng lợn tăng 14.768 con, nhưng sản lượng giảm 1.096 tấn hơi. Theo chúng tôi, do tình hình dịch bệnh trên lợn có diễn biến phức tạp, dồn dập trên toàn quốc và tại Đắk Lắk; Giá thức ăn chăn nuôi tăng ... ñã ảnh hưởng ñến tình hình nuôi lợn tại huyện Ea H’leo. Mặc khác, tiềm năng và thế mạnh về kinh tế của huyện Ea H’leo là trồng, chế biến, phát triển dịch vụ về các loại cây công nghiệp và ngành lâm nghiệp. Đầu năm 2010, toàn huyện có 3 Tổ hợp tác chăn nuôi/48 Tổ hợp tác sản xuất, chiếm 6,25%; Nhưng chủ yếu là nuôi gia cầm, trâu bò, thủy sản và nuôi thú bán hoang dã (thú rừng, baba....) Tại huyện Ea H’leo, ngành chăn nuôi lợn chưa ñược ổn ñịnh về sản xuất và phát triển.

3.1.2. Số lượng, loại lợn và cơ cấu ñàn lợn nuôi tại ñịa bàn nghiên cứu

Mặc dù ñiều kiện không thuận lợi, nhưng chăn nuôi lợn vẫn chiếm một vị trí nhất ñịnh trong ñời sống kinh tế của các ñịa phương thuộc huyện Ea H’leo. Cơ cấu ñàn và số lượng lợn tại ñịa bàn nghiên cứu ñược thể hiện qua bảng 3.2.

Bảng 3.2. Số lượng và cơ cấu ñàn lợn nuôi tại ñịa bàn nghiên cứu Các ñịa phương nghiên

Ea Đrăng Ea Sol Ea Khal Ea Ral Tổng Tỉ lệ so với tổng ñàn (%) Số hộ ñiều tra 25 26 13 17 81 -

Nái hậu bị (con) 15 1 9 11 36 3,1

Nái cơ bản (con) 43 27 27 22 119 10,2

Lợn thịt (con) 326 316 181 183 1.006 85,8

Đực giống (con) 0 1 5 5 11 0,9

Tổng 384 345 222 221 .172 100,0

Lợn nội (lượt hộ nuôi) 6 9 4 9 28 28,9

Lợn nhập nội (lượt hộ nuôi) 1 1 0 6 8 8,2

Lợn lai (lượt hộ nuôi) 20 15 9 17 61 62,9

Tổng 27 25 13 32 97 100,0

Số liệu từ bảng 3.2 cho thấy: tại ñịa bàn chủ yếu là nuôi lợn thịt: 1.006/1.172 (chiếm 85,8% so với tổng ñàn); Trong ñó nhóm lợn lai ñược nuôi phổ biến (61/97, chiếm 62,9% tổng lượt nuôi); nhóm lợn nhập nội ít ñược nuôi nhất (8/97 lượt hộ nuôi, chiếm 8,2%). Theo chúng tôi, chăn nuôi lợn không phải là thế mạnh trong cơ cấu kinh tế nên ít ñược ñầu tư, người dân chọn nuôi loại lợn lai ñể dễ nuôi, dễ tiêu thụ. Đồng thời, hiện nay nhu cầu về thịt và con giống của giống lợn Cỏ ñịa phương (lợn Sóc) và giống lợn rừng lai tăng cao; Người dân ñã chuyển dần sang hướng sản xuất hàng hóa, phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng.

Hình 3.2. Lợn lợn nái giống nội 3.1.3. Thức ăn, chuồng trại và phương thức chăn nuôi lợn

Thức ăn, chuồng trại và phương thức chăn nuôi ñã phản ánh ñược khả năng kinh tế, qui mô sản xuất, mức ñầu tư, trình ñộ chăn nuôi, tập quán ... của người nuôi lợn tại ñịa bàn nghiên cứu. Điều này ñược thấy qua bảng 3.3

Bảng 3.3. Các loại thức ăn, chuồng và phương thức chăn nuôi lợn tại ñịa bàn nghiên cứu Ea Đrăng (Lượt hộ sử dụng) Ea Sol (Lượt hộ sử dụng) Ea Khal (Lượt hộ sử dụng) Ea Ral (Lượt hộ sử dụng) Tổng (Lượt hộ sử dụng) Tỉ lệ (%) 1 Thức ăn sử dụng nuôi lợn Tổng hợp 12 3 0 3 18 12,2 Đậm ñặc 14 9 7 16 46 31,3 Tự trộn 22 31 13 17 63 56,5 Tổng 48 43 20 36 147 100,0

chuồng nuôi lợn Chuồng gỗ 1 8 3 5 17 21,0 Không có chuồng 0 3 0 0 3 3,7 Tổng 25 26 13 17 81 100,0 3 Phương thức chăn nuôi Nuôi nhốt 25 17 10 17 69 85,2 Thả rông 0 4 3 0 7 8,6 Bán chăn thả 0 5 0 0 5 6,2 Tổng 25 26 13 17 81 100,0

Số liệu bảng 3.3 cho thấy: các hộ nuôi lợn tại ñịa bàn chủ yếu sử dụng thức ăn tự trộn. Thức ăn tự trộn: là loại thức ăn do người chăn nuôi tự phối hợp từ các nguồn thức ăn có sẵn ở ñịa phương, chỉ thêm vào một số thành phần thiết yếu. Giá cả của loại thức ăn này dễ chấp nhận. Do ñó tỉ lệ hộ sử dụng loại thức ăn này cao nhất (63/147 lượt hộ sử dụng, chiếm 56,5 %).

- Thức ăn tổng hợp: là thức ăn ñã ñược các nhà máy sản xuất, chứa ñầy ñủ thành phần dinh dưỡng, phù hợp cho từng lứa tuổi cũng như hướng sản xuất của lợn. Thức ăn này thường ñược sử dụng cho các mô hình chăn nuôi lớn hoặc sản xuất theo ñơn ñặt hàng, có hợp ñồng bao tiêu sản phẩm. Tại ñịa bàn nghiên cứu, có 18/147 lượt hộ sử dụng thức ăn tổng hợp trong chăn nuôi lợn chiếm 12,2%.

- Thức ăn ñậm ñặc: cũng là loại thức ăn ñược sản xuất công nghiệp, nhưng thành phần chủ yếu là Protein và các yếu tố vi lượng. Loại này dùng ñể trộn với các loại thức ăn cơ bản (lúa, bắp, khoai, sắn ...). Tại ñịa bàn có tỉ lệ hộ sử dụng thức ăn ñậm ñặc trong nuôi lợn là 46/147 (chiếm 31,3 %). Theo Lã Văn Kính (2001): thức ăn tổng hợp và thức ăn ñậm ñặc có nguy cơ gây tồn dư KS trong thịt lợn [16].

Ea H’leo là một huyện xa tỉnh lỵ, có nhiều dân tộc khác nhau cùng sinh sống, tập quán sản xuất phong phú, do ñó tập quán nuôi lợn mang những nét

riêng biệt. Việc sử dụng vật liệu làm chuồng và xây dựng chuồng trại nuôi lợn cũng rất khác nhau. Kết quả ñiều tra của chúng tôi cho thấy: có 61/81 hộ (75,3%) sử dụng chuồng xây bằng xi măng; 17/81 hộ (21%) sử dụng chuồng làm từ gỗ. Nhìn chung chuồng trại ở ñây tương ñối ñơn giản, sơ sài; Có 3/81 (3,7%) hộ nuôi lợn không có chuồng; Có 7/81 hộ (8,6%) nuôi lợn thả rông và 5/81 hộ (6,2%) nuôi bán chăn thả. Xã Ea Sol nằm trên ñường quốc lộ 25 và tiếp giáp với huyện Ajun Pa, tỉnh Gia Lai – là con ñường gần nhất nối liền Đắk Lắk với các tỉnh miền Trung Duyên Hải. Tại ñây, không có trạm kiểm soát vận chuyển ñộng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Nông nghiệp Điều tra tình hình sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi lợn, dư lượng kháng sinh và Borax trên thịt lợn tại huyện Ea H’leo tỉnh Đắk Lắk (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)