Kết quả kiểm tra tồn dư kháng sinh trong thịt lợn

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Nông nghiệp Điều tra tình hình sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi lợn, dư lượng kháng sinh và Borax trên thịt lợn tại huyện Ea H’leo tỉnh Đắk Lắk (Trang 68)

Từ những số liệu nghiên cứu, chúng tôi ñã quan tâm ñến sự tồn dư Tetracycline trong thịt lợn nuôi tại ñịa bàn (vì người chăn nuôi có sử dụng Tetracycline nhằm mục ñích phòng bệnh và tăng trọng cho lợn, tỉ lệ sử dụng Tetracyclines trong ñiều trị bệnh cho lợn cao nhưng việc kiểm soát giết mổ chưa ñược chặt chẽ). Chúng tôi tiến hành lấy 50 mẫu thịt lợn tươi tại các ñiểm giết mổ thuộc khu vực trung tâm của ñịa bàn nghiên cứu và gửi tất cả số mẫu ñến trung tâm Kiểm tra Vệ sinh An toàn Thực phẩm miền Trung - viện Pasteur Nha Trang ñể kiểm tra và xác ñịnh lượng Tetracycline tồn dư, kết quả phân tích ñược thể hiện tại bảng 3.14

Bảng 3.14. Kết quả phân tích tồn dư Tetracycline trong thịt lợn tại ñịa bàn nghiên cứu

Stt Địa phương Số mẫu kiểm tra (mẫu) Số mẫu có tồn dư Tetracyclin (mẫu) Tỉ lệ mẫu có tồn dư (%) Lượng dư (mg/kg) Vượt mức cho phép (lần) 1 Ea Sol 5 0 0 2 Ea Đrăng 31 1 3,2 0,52 5,2 3 Ea Ral 14 1 7,1 0,42 4,2 Tổng 50 2 4,0 0,47

Bảng 3.14 cho thấy: các mẫu thịt lợn lấy tại xã Ea Sol không tồn dư Tetracycline (0/5 mẫu); tại Thị trấn Ea Đrăng có 1/31 mẫu kiểm tra, có tồn dư Tetracycline (chiếm 3,2%); Xã Ea Ral có 1/14 mẫu, chiếm 7,1 %; Tỉ lệ chung cho toàn ñịa bàn là 4%.

Kết quả ở bảng 3.14 cho thấy: lượng tồn dư Tetracycline trong các mẫu thịt lợn tại các ñịa phương ñã vượt quá giới hạn an toàn vệ sinh thực phẩm của của Malaysia, Codex, TCVN 7046 : 2002 – BYT là 4,2 – 5,2 lần, có 2/50 mẫu kiểm tra có tồn lưu Tetracyclin chiếm 4%.

Các nghiên cứu trước ñây, thường quan tâm ñến tỉ lệ mẫu có tồn dư KS. Nhưng mỗi loại KS có một mức dư lượng cho phép tối ña khác nhau; Đồng thời tùy thuộc tiêu chuẩn của mỗi quốc gia mà giới hạn cho phép cũng khác nhau. Trong ñề tài này, chúng tôi ñã chọn cụ thể loại KS cần kiểm tra là Tetracycline (do có sử dụng nhằm mục ñích phòng bệnh và tăng trọng cho lợn), chọn phương pháp phân tích ñịnh lượng AOAC 995.09 ñể xác ñịnh cụ thể lượng tồn dư. Hiện nay, phương pháp này ñang ñược Bộ Y tế Việt Nam cho phép sử dụng ñể kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm trong và ngoài nước. Điều này có ý nghĩa thiết thực trong việc ñánh giá mức ñộ an toàn vệ sinh thực phẩm và mức ñộ tồn lưu KS trong thịt lợn tươi.

Kết quả phân tích cho thấy: tỉ lệ tồn dư Tetracycline nói chung và tồn dư KS trong thịt lợn tại huyện Ea H’leo là rất thấp so với nghiên cứu tồn dư KS của Nguyễn Thị Oanh tại huyện Krông Pắc (1999): 17,39% [28]; Kết quả tồn dư nhóm Tetracyclines tại Hà Nội của Dương Văn Nhiệm (2005): 5,5% [23]. Theo chúng tôi, Tetracycline ñược trộn vào thức ăn nước uống nhằm mục ñích phòng bệnh và tăng trọng cho lợn nuôi nhưng không thực hiện ñúng về thời gian ngưng sử dụng KS trước khi giết mổ lợn và tỉ lệ sử dụng Tetracycline một cách tùy tiện không theo chỉ dẫn của cán bộ Thú y trong ñiều trị; Đồng thời việc kiểm soát giết mổ vận chuyển ñộng vật, việc quản lý kiểm tra tra vệ sinh an toàn thực phẩm trên ñịa bàn huyện còn nhiều hạn chế... là nguyên nhân gây tồn dư Tetracycline trong thịt lợn tại ñịa bàn nghiên cứu.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Nông nghiệp Điều tra tình hình sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi lợn, dư lượng kháng sinh và Borax trên thịt lợn tại huyện Ea H’leo tỉnh Đắk Lắk (Trang 68)