Kết quả kiểm tra tồn dư Borax trong thịt lợn

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Nông nghiệp Điều tra tình hình sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi lợn, dư lượng kháng sinh và Borax trên thịt lợn tại huyện Ea H’leo tỉnh Đắk Lắk (Trang 69)

Chúng tôi ñã tiến hành thu thập 107 mẫu thịt lợn vào các 2 thời ñiểm (6-7 giờ và 14 – 16 giờ ) trong cùng ngày, tại nơi giết mổ và tại các quầy bán lẻ của các chợ trung tâm thị trấn Ea Đrăng, xã Ea Ral và Xã Ea Sol (xã Ea Khal không có chợ). Mỗi quầy bán lẻ, ñược lấy 1 mẫu tại các thời ñiểm khác nhau. Chỉ lấy thịt nạc ở bề mặt khối thịt (có ñộ sâu không quá 2 cm so với bề mặt). Bằng

phương pháp kiểm tra Borax của trung tâm Kiểm tra An toàn Vệ sinh Thực phẩm Miền Trung – thuộc viện Pasteur Nha Trang (theo quyết ñịnh 3390/2000/QĐ-BYT ngày 28 tháng 09 năm 2000). Kết quả phân tích ñịnh lượng tồn dư Borax trong thịt lợn tại ñịa bàn nghiên cứu ñược thể hiện qua bảng 3.15

Bảng 3.15. Kết quả kiểm tra Borax của các mẫu thịt ñược lấy tại nơi giết mổ

Stt Địa phương

Số mẫu kiểm tra

(Mẫu) Số mẫu có tồn dư (Mẫu) Tỉ lệ (%) 1 Thị trấn Ea Đrăng 31 0 0 2 Xã Ea Sol 5 0 0 3 Xã Ea Ral 14 0 0 Tổng 50 0 0

Bảng 3.15 cho thấy: các mẫu thịt lợn ñược lấy tại nơi giết mổ của tất cả các ñịa phương ñều âm tính với Borax; Điều này cho thấy tại nơi giết mổ lợn, người dân không sử dụng Borax trong khâu sát trùng dụng cụ, hoặc sát trùng cơ sở giết mổ lợn.

Bảng 3.16. Kết quả kiểm tra Borax của các mẫu thịt ñược lấy tại các quầy bán lẻ ở chợ trung tâm

Stt Địa phương Lúc 6-7 giờ Lúc 14-16 giờ Tổng Số mẫu kiểm tra Số mẫu có tồn Tỉ lệ (%) Số mẫu kiểm tra Số mẫu có tồn Tỉ lệ (%) Số mẫu kiểm tra Số mẫu có tồn Tỉ lệ (%)

1 Ea Ral 14 0 0 7 0 0 21 0 0

2 Ea Đrăng 17 0 0 8 1 12,5 25 1 4,0

3 Ea Sol 9 3 33,3 2 2 100,0 11 5 45,5

Tổng 40 3 7,5 17 3 17,6 57 6 10,5

Số liệu từ bảng 3.16 cho thấy:

- Các mẫu thịt lợn lấy tại thời ñiểm 6-7 giờ tại chợ trung tâm Thị trấn Ea Đrăng và chợ xã Ea Ral là không có Borax; có 3/9 (33,3%) số mẫu thịt lợn lấy tại chợ xã Ea Sol kiểm tra có Borax. Tỉ lệ chung toàn ñịa bàn là 3/40 mẫu chiếm 7,5%.

- Các mẫu thịt lợn lấy tại thời ñiểm 14-16 giờ cùng ngày, người buôn bán lẻ tại chợ trung tâm thị trấn Ea Đrăng và xã Ea Sol ñã có dùng Borax trong bảo quản thịt lợn. Cụ thể: toàn ñịa bàn có 3/17 (17,6%) mẫu kiểm tra có tồn dư Borax.

- Tất cả các mẫu thịt lợn lấy trong ngày tại chợ trung tâm xã Ea Ral ñều không có với Borax, ñiều này cho thấy: người buôn bán thịt lợn tại chợ Ea Ral không sử dụng Borax trong bảo quản thịt lợn. Đây là một tín hiệu tốt về an toàn vệ sinh thực phẩm trên thịt lợn tươi của ñịa phương này.

Kết quả này là rất thấp so với kết quả của Nguyễn Đức Định (Đại học Tây Nguyên năm 2009 [36]) là 14,28%, 71,42%. Kết quả ñiều tra của chúng tôi ñã cho thấy: tại ñịa bàn nghiên cứu, người buôn bán lẻ ñã có sử dụng Boax ñể bảo quản thịt lợn. Trong ñó tại xã Ea Sol, kết quả ñã cho thấy: các mẫu thịt lợn ñược lấy tại nơi giết mổ 100% âm tính, nhưng các mẫu ñược lấy ở quầy bán lẻ vào buổi sáng thì tỉ lệ dương tính 33,3%; Vào buổi chiều là 100%; Tỉ lệ chung là 45,5%. Theo chúng tôi, số liệu này rất ñáng quan tâm.

Kết quả ñịnh lượng Borax trong thịt lợn tại các ñịa phương ñã cho thấy: dư lượng Borax trong 6 mẫu thịt lợn tại ñịa bàn là 0,02 % ñến 0,07% khối lượng,

có nghĩa là : cứ 100g thịt tươi thì có từ 0,02g ñến 0,07g Borax. Các kết quả nghiên cứu trước ñây trên thịt tươi, các sản phẩm từ thịt hoặc từ các loại thực phẩm khác... hầu hết các tác giả chỉ dừng lại ở mức ñộ ñịnh tính (tức là theo tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm trong và ngoài nước là 0%). Theo Đậu Ngọc Hào [7] và một số tác giả khác [46] thì khi người lớn ăn khoảng 5g Borax, trẻ em ăn 1g Borax/ngày ñêm thì sẽ gây ngộ ñộc cấp.

Kết quả cho thấy: có 3/6 mẫu có lượng tồn dư là 0,07%, 1/6 mẫu có lượng tồn dư là 0,06% và 1/6 mẫu có tồn dư 0,02%. Nếu một trẻ em ăn 2 – 3g thịt lợn tươi/ngày (với mức dư lượng Borax là 0,06-0,07%) thì khó có khả năng xảy ra ngộ ñộc Borax thể lâm sàng, thể cấp (lượng Borax tiêu thụ là 0,12 – 0,21g). Như vậy kết quả phân tích ñã cho thấy: lượng Borax tồn dư tại nơi nghiên cứu ít có khả năng gây ngộ ñộc lâm sàn hoặc ngộ ñộc cấp cho người tiêu thụ ở các lứa tuổi. Nhưng Borax là chất có khả năng tích lũy trong cơ thể và gây ñộc thể mãn, làm rối loạn các chức năng sống cho người tiêu thụ.

3.5. CÁC BIỆN PHÁP HẠN CHẾ TỒN DƯ KHÁNG SINH VÀ BORAX TRONG THỊT LỢN TẠI ĐỊA BÀN

Có rất nhiều nguyên nhân gây tồn dư KS và Borax trong thịt lợn.

Theo Nguyễn Công Khẩn (2008) [15], [Tr.252]: nguyên nhân gây ô nhiễm hóa chất trong súc sản là do các hóa chất sử dụng trong chăn nuôi, do các chất phụ gia ñược trộn vào hoặc do các chất bảo quản thực phẩm.

Theo Phạm Khắc Hiếu (2009), Nguyễn Ngọc Tuân (2002), Lã Văn Kính và cộng tác viên: việc sử dụng các chất KS trong chăn nuôi, việc không tuân thủ thời gian ngừng sử dụng KS trước khi hạ thịt thú nuôi, ñường cung cấp KS, bản chất của KS, ñặc biệt sự thiếu kiến thức về KS của người chăn nuôi [7], [40] ... là những nguyên nhân chủ yếu gây tồn dư KS trong thịt.

Theo chúng tôi, thực trạng tồn dư KS trong thịt lợn tại ñịa bàn nghiên cứu, chủ yếu do các nguyên nhân ñược thể hiện qua bảng 3.17

Bảng 3.17. Các nguyên nhân chủ yếu gây tồn dư KS trong thịt lợn tại ñịa bàn nghiên cứu

Stt Các nguyên nhân chủ yếu gây tồn dư KS trong thịt lợn Số lượt hộ ñiều tra Số lượt hộ chọn (sử dụng) Số lượt Tỉ lệ (%) 1 Thức ăn nuôi lợn Thức ăn tổng hợp 147 18 12.2 Thức ăn ñậm ñặc 46 31.3 Tổng 64 43.5 2 Số hộ có sử dụng KS trong việc phòng bệnh và tăng trọng cho lợn 66 7 10,6

3 Số hộ có biết phải ngưng sử dụng

KS trước khi hạ thịt lợn 59 16 27.1

4

Số lượt hộ sử dụng Tetracycline trong việc phòng bệnh và tăng trọng cho lợn

165 11 6,67

Có rất nhiều nguyên nhân ẩn chứa nguy cơ tồn dư KS trong thịt lợn tại ñịa bàn nghiên cứu. Số liệu từ bảng 3.17 cho thấy: có 16/59 hộ có biết phải ngưng sử dụng KS trước khi giết mổ, nhưng họ không biết thời gian là bao nhiêu và vì sao. Vì vậy, có thể xem hầu hết các hộ nuôi lợn tại ñịa bàn không thực hiện ñúng thời gian ngưng sử dụng KS trước khi giết mổ. Các nhà sản xuất thường trộn một số KS vào thức ăn chăn nuôi ñể bảo quản, ñể làm chất kích thích tăng trọng hoặc phòng bệnh ... trong khi ñó người nuôi lợn tại ñịa bàn hầu như không thực hiện ñúng qui ñịnh ngưng sử dụng thức ăn có chứa KS trước khi hạ thịt. Do ñó, nguồn thức ăn tổng hợp và thức ăn ñậm ñặc ẩn chứa nguy cơ tồn dư KS trong thịt lợn nuôi là rất lớn. Ngoài ra, bảng 3.17 cũng cho thấy có 7/66 (10,6%) lượt hộ ñã sử dụng KS trong việc phòng bệnh và tăng trọng cho lợn và 11/165 (6,67%) lượt hộ ñã sử dụng Tetracycline ñể phòng bệnh và tăng trọng cho lợn nuôi. Theo chúng tôi, tỉ lệ lượt hộ sử dụng KS và tỉ lệ sử dụng Tetracycline trong việc phòng bệnh

và tăng trọng cho lợn ñã là nguyên nhân chính gây tồn dư Tetracycline trong thịt lợn tại ñịa bàn.

Điều tra kiến thức về tác hại của Borax (hàn the) 81 hộ trong ñịa bàn chúng tôi ñược kết quả bảng 3.18

Bảng 3.18. Nhận thức của người dân về hàn the

Số hộ ñiều tra

Sử dụng hàn the trong chăn

nuôi

Hiểu biết về tác hại của hàn the trong thực phẩm Chấp nhận sử dụng thịt có hàn the Chất ñộc Không ñộc Không quan tâm Có không 81 0 43 10 28 64 17 0 53.1 12.3 34.6 79.01 20.99

Số liệu bảng 3.18 cho: 100% số hộ không sử dụng hàn the trong chăn nuôi lợn, do ñó tồn dư Borax trong thịt lợn chắc chắn không có nguồn gốc từ các công ñoạn của quá trình chăn nuôi. Có 43/81 (53,1%) số hộ biết hàn the là chất ñộc; 17/81 (21%) hộ không chấp nhận sử dụng khi biết thịt lợn có hàn the. Tuy nhiên, số hộ không biết và không quan tâm ñến tính ñộc hại của hàn the là 46,9% (38/81 lượt hộ) , không biết mục ñích sử dụng hàn the trong thịt 49/81 (60,5%); Đặc biệt số hộ chấp nhận sử dụng khi biết có hàn the trong thịt là khá cao: 53/81 (65,4%). Đây những con số ñáng lo ngại về tình trạng sử dụng hàn the và là một trong những yếu tố ảnh hưởng ñến tỉ lệ tồn dư hàn the trong thịt lợn tại ñịa bàn.

Theo chúng tôi, ñể hạn chế tồn dư KS nói chung, Tetracyclines nói riêng và hạn chế tồn dư Borax (hàn the) trong thịt lợn tại các ñịa phương thuộc huyện Ea H’leo, cần thiết phải tiến hành các biện pháp sau:

- Tăng cường mở các các lớp tập huấn về kiến thức kỹ thuật chăn nuôi an toàn, các lớp về phòng trị bệnh cho lợn và ñộng viên người chăn nuôi tham gia.

- Kiểm soát và tăng cường kiểm soát hơn nữa việc kinh doanh thuốc thú y và thức ăn nuôi lợn trong phạm vi toàn huyện. Cần có sự kiểm soát các chương

trình tiếp thị về thức ăn và thuốc thú y ñể người dân sử dụng KS trong chăn nuôi lợn toàn hơn, hiệu quả hơn, tránh việc lạm dụng KS.

- Cần tăng cường tập huấn cho người chăn nuôi, người chế biến, người sản xuất kinh doanh thịt lợn trên toàn ñịa bàn về kiến thức an toàn vệ sinh thực phẩm.

- Đặc biệt, cần xây dựng khu giết mổ gia súc tập trung và lập trạm kiểm dịch ñộng vật ở quốc lộ 25 nơi tiếp giáp giữa huyện Ea H’leo với huyện Ajun Pa (tỉnh Gia Lai).

- Cần tuyên truyền cho toàn dân biết tác hại của việc tồn dư KS và Borax trong thịt lợn, giúp họ có ý thức sử dụng thịt ñảm bảo về vệ sinh thực phẩm.

- Có thể sử dụng các phương pháp kiểm tra nhanh sự có mặt của một số KS và Borax trong thực phẩm và cần thiết có các biện pháp xử lý nghiêm minh ñối với những cá nhân, tập thể vi phạm qui ñịnh về an toàn vệ sinh thực phẩm ñối với thịt và các sản phẩm từ thịt.

- Cán bộ thú y cơ sở có vai trò quan trọng trong việc tư vấn, trực tiếp phòng trị bệnh cho vật nuôi tại ñịa bàn. Do vậy cần có biện pháp thường xuyên bồi dưỡng năng lực chuyên môn, nâng cao nhiệt tình trách nhiệm của họ trong việc thực hiện nhiệm vụ của mình.

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

PHẦN KẾT LUẬN

1. Nhóm lợn ñược nuôi phổ biến là nhóm lợn lai (61/97 lượt, chiếm 62,9%) và lợn giống nội là 28,9% (28/97); 12,2% (18/147) lượt hộ sử dụng thức ăn tổng hợp; 31,3% (46/147) lượt hộ sử dụng thức ăn ñậm ñặc ñể nuôi lợn; 3,7% (93/81) hộ nuôi lợn không có chuồng; 6,2% (5/81) hộ nuôi lợn bán chăn thả và 8,6% (7/81) hộ nuôi lợn thả rông.

- Có 54,3% (44/81) số hộ thực hiện tiêu ñộc chuồng trại ñầy ñủ theo hướng dẫn của các cấp chuyên môn; 58% (47/81) hộ xử lý chất thải nuôi lợn ñảm bảo yêu cầu vệ sinh; 72,8% (59/81) số hộ thực hiện ñầy ñủ việc tẩy ký sinh trùng cho lợn.

- Các bệnh thường xảy ra trên lợn: bệnh THT: 43% (46/107); bệnh E.coli là 17,8% (19/107); bệnh PTH: 14% (15/107); bệnh sinh sản 9,3% (10/107); Các bệnh khác xảy ra với tỉ lệ thấp :1,9% ; Có 58% (47/81) số hộ ñiều trị bệnh cho lợn theo hướng dẫn của cán bộ thú y.

2. Có 72,8% (59/81) hộ nuôi lợn có sử dụng KS; Trong ñó có 89,4% (59/66) lượt hộ sử dụng KS nhằm mục ñích ñiều trị; 6,1% (4/66) lượt hộ sử dụng KS nhằm mục ñích phòng bệnh và 4,5% (93/66) lượt hộ sử dụng nhằm mục ñích tăng trọng cho lợn; 59,3% (35/59) hộ sử dụng KS cho lợn theo sự hướng dẫn của cán bộ thú y. Chỉ có 16/59 (27,1%) số hộ nuôi lợn có sử dụng KS biết phải ngưng sử dụng KS trước khi hạ thịt lợn.

- Có 22 loại chế phẩm chứa KS (ñược người chăn nuôi trên ñịa bàn) sử dụng cho lợn. Các chế phẩm ñược sử dụng nhiều là: DOC-sone Most: 29/94 lượt (30,9%); Bio-son 14/94 lượt (14,9%); Tetracycline: 11/94 lượt (11,7%) và Vimeyson C.O.D: 9/94 lượt (9,6%). Trong 22 chế phẩm sử dụng có 15 loại KS thuộc 9 nhóm:

- Oxytetracyclin và Thiamphenicol là KS có tần suất sử dụng cao nhất (55/165 lượt, chiếm 33,3%); kế tiếp là Tetracycline và Colistin (11/165 lượt, chiếm 6,7%); Tylosin: 10/165 lượt (6,1%); Ampicilline 4/165 lượt (2,4%); Các loại KS còn lại ñược sử dụng với tần suất thấp (1 ñến 3/165 lượt, chiếm 0,6 - 1,8%).

- Nhóm Tetracyclines có tần suất sử dụng cao nhất (66/165 lượt, chiếm 40%), nhóm Phenicol: 55/165 lượt chiếm 33,3% (do Thiamphenicol quyết ñịnh).

3. Có 2/50 (4%) mẫu thịt lợn có tồn dư Tetracyclines; Trong ñó 1/2 (50%) mẫu có dư lượng Tetracyclines là 0,52 mg/kg và 1/2 (50%) mẫu có dư lượng 0,42 mg/kg, bình quân là 0,47 mg/kg, vượt mức cho phép tối ña là 4,7 lần (so với TCVN, Malaysia, Coddex ...)

4. Có 100% (50/50) mẫu thịt lợn lấy tại nơi giết mổ, âm tính với Borax; Có 3 /40 (7,5%) mẫu thịt lợn lấy tại quầy bán lẻ của các chợ vào lúc 6-7 giờ dương tính Borax; Có 3/17 (17,6%) mẫu thịt lợn lấy tại quầy bán lẻ của các chợ vào lúc 14- 16 giờ cùng ngày, dương tính Borax; Bình quân các mẫu lấy tại quầy bán lẻ là 6/57 có dương tính Borax (chiếm 10,5%) với dư lượng dao ñộng trong khoáng 0,02- 0,07% khối lượng mẫu.

PHẦN ĐỀ NGHỊ

Trong khuôn khổ của ñề tài này, chúng tôi ñã dừng lại ở mức ñộ phản ánh về thực trạng và mức ñộ tồn dư KS, Borax trong thịt lợn nuôi tại huyện Ea H’leo. Từ các kết quả ñạt ñược, chúng tôi ñề nghị:

- Đề tài tiếp tục ñược bố trí, theo dõi, nghiên cứu sâu hơn ñể xác ñịnh chính xác các nguyên nhân, các yếu tố ảnh hưởng cụ thể ñến sự tồn lưu KS, Borax và các hóa chất ñộc hại trong thịt lợn trên ñịa bàn huyện Ea H’leo và toàn tỉnh Đắk Lắk

- Cần có những nghiên cứu ứng dụng ñưa các chất sinh học (Chitosan) thay thế hàn the (Borax) trong bảo quản thịt, thực phẩm, ñảm bảo an toàn cho người tiêu dùng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Võ Thị Trà An (2001), Tình hình sử dụng kháng sinh và dư lượng kháng sinh trong thịt gà tại các cơ sở chăn nuôi gà công nghiệp ở Tp. HCM, Luận văn thạc sĩ khoa học Nông nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm Tp.HCM.

3. Bộ y tế Việt Nam (2003), Pháp lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm, (7.8.2003). 4. Trần Thị Dân -Lê Thanh Liêm (2007), Dịch tễ học thú y, Nxb. Nông nghiệp. 5. Trần Mai Anh Đào (10/2004), Định tính kháng sinh tồn dư trong thịt, gan,

thận gia súc, gia cầm và sữa, tài liệu tập huấn.

6. Đậu Ngọc Hào (2007), Giáo trình ñộc chất học thú y, Nxb. Nông nghiệp 7. Phạm Khắc Hiếu (2009), Giáo trình dược lý thú y, Nxb. Giáo dục Việt Nam. 8. Nguyễn Lân Hùng (2010), Nghề nuôi lợn, quyển 22, Nxb Nông nghiệp Hà

Nội.

9. Nguyễn Văn Hòa (2007), Nghiên cứu kiến thức sinh thái ñịa phương của dân tộc thiểu số Jarai ñể phục vụ việc quản lý rừng dựa vào cộng ñồng huyện Ea H'leo - tỉnh Đắk Lắk, Luận văn Thạc sĩ ngành lâm nghiệp.

10. Nguyễn Huy Hoàng (1999), 129 công thức tự trộn thức ăn nuôi heo, Nxb Mũi Cà Mau

11. Võ Trọng Hốt (2000), Giáo trình chăn nuôi lợn, Nxb. Nông nghiệp Hà Nội. 12. Huyện Ea Hleo (2009), Báo cáo của phòng Nông nghiệp và phát triển nông

thôn huyện Ea H'leo năm 2009.

13. Huyện Ea Hleo (2010), Báo cáo tình hình hoạt ñộng sản xuất 6 tháng ñầu năm 2010.

14. Dr. G. Keck (6-7/12/1999), Quản lý và sử dụng thuốc thú y, tài liệu tập huấn của hội Thú y Việt nam.

15. Nguyễn Công Khẩn (2008), Dinh dưỡng cộng ñồng và an toàn vệ sinh thực phẩm, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.

16. Lã Văn Kính (2002), Báo cáo nghiên cứu sản xuất thịt lợn an toàn chất lượng cao.

17. Đinh Nam Lâm -Võ Quốc Cường (2009), “Khả năng mẫn cảm với kháng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Nông nghiệp Điều tra tình hình sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi lợn, dư lượng kháng sinh và Borax trên thịt lợn tại huyện Ea H’leo tỉnh Đắk Lắk (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)