3.2.5.1. Đẩy mạnh hoạt động quảng cáo và giới thiệu sản phẩm, thương hiệu
Quảng cáo vốn dĩ là công cụ cạnh tranh quan trọng đối với doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường hiện đại, khi cạnh tranh giữa các nhà xuất khẩu càng trở nên gay gắt. Vậy trong thời gian tới, để đẩy mạnh quảng cáo, cần chú trọng trước hết một số vấn đề sau:
- Cần quán triệt hơn nữa vai trò và tác dụng của quảng cáo để đẩy mạnh xuất khẩu và nâng cao năng lực cạnh tranh. Điều này không phải là mới, nhưng cần nhấn mạnh vì nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam trong
87
thời gian qua vẫn chưa đầu tư thích đáng ngân sách cho quảng cáo tại thị trường nước ngoài mặc dù biết rõ quảng cáo là cần thiết.
- Doanh nghiệp Việt Nam, thông qua đại diện của mình hay hợp tác với các Thương vụ Việt Nam, tiếp cận tích cực hơn với những hãng quảng cáo và báo chí có uy tín ở thị trường xuất khẩu nước sở tại để đẩy mạnh hoạt động quảng cáo sản xuất phẩm của mình, tăng thêm hình ảnh và vị thế của sản phẩm và doanh nghiệp trong đời sống hàng ngày của đông đảo người tiêu dùng. Từ đó, chúng ta có thể tận dụng được cơ hội ở mọi nơi, mọi lúc để đẩy mạnh tiêu thụ.
- Cần kết hợp năng động các phương tiện thông tin đại chúng từ báo chí, truyền hình, phát thanh, lập các trang Web...để đẩy mạnh hoạt động quảng cáo.
3.2.5.2. Chú trọng hoạt động hội trợ triển lãm thương mại quốc tế và các công cụ hỗ trợ xuất khẩu khác.
Như chúng ta đã biết, điểm mạnh nổi bật của hội trợ triển lãm thương mại quốc tế là khách hàng hiện diện được cụ thể sản phẩm, do đó, doanh nghiệp quy tụ được kịp thời bạn hàng và có nhiều cơ hội ký kết được hợp đồng tiêu thụ. Chính vì thế, hội trợ triển lãm thương mại quốc tế ở các nước nhập khẩu trở thành công cụ quan trọng trong chính sách yểm trợ Marketing của các doanh nghiệp xuất khẩu nói chung và xuất khẩu gạo nói riêng.
Trong thời gian tới, các doanh nghiệp cần mở rộng hơn quan hệ trực tiếp với tổ chức hội trợ triển lãm ở các nước nhập khẩu để đẩy mạnh các hoạt động hội trợ triển lãm, tìm được nhiều cơ hội cho việc mở rộng xuất khẩu, tiêu thụ sản phẩm nhanh, nhiều và hiệu quả. Doanh nghiệp cần nắm vững đặc điểm của từng loại hội trợ, kế hoạch, lịch trình hội trợ, làm tốt bước chuẩn bị sản phẩm tham gia và kế hoạch bán hàng hiệu quả.
Ngoài quảng cáo và hội trợ triển lãm, các doanh nghiệp cần đẩy mạnh kịp thời các hoạt động yểm trợ xuất khẩu khác như quan hệ công chúng, bán
88
hàng cá nhân, mở các cửa hàng giới thiệu sản phẩm, lập các trang Web...nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm trên quy mô rộng.
3.2.5.3. Củng cố và nâng cao vai trò cảu Hiệp hội Lương thực Việt Nam
Củng cố tổ chức của Hiệp hội hiện nay, xây dựng quy chế hoạt động bảo đảm để Hiệp hội thực sự là một tổ chức có ích đối với doanh nghiệp. Hiệp hội phải vươn lên, nâng cao năng lực hoạt động để hỗ trợ Chính phủ hoạch định chính sách thương mại gạo và các chính sách hỗ trợ khác. Thực hiện việc cung ứng các dịch vụ thông tin, tư vấn, đào tạo, bồi dưỡng; hoạt động tuyên truyền, đối ngoại và tổ chức thị trường như tổ chức trung tâm mua bán gạo, tổ chức các hội trợ triễn lãm… và đáng chú ý là phải phấn đấu để trở thành người đại diện cho ý chí, nguyện vọng và cả lợi ích của doanh nghiệp trong tranh tụng quốc tế.
Các nhiệm vụ cụ thể của Hiệp hội phải được tiến hành cụ thể như sau để đáp ứng nhu cầu, kỳ vọng của các thành viên:
Cung cấp thông tin về chính sách và luật pháp của Nhà nước.
Tổ chức các khóa huấn luyện ngắn hạn.
Cung cấp thông tin thị trường.
Đề xuất và góp ý với Chính phủ về xây dựng và hoàn thiện chính sách.
Hỗ trợ xây dựng và phát triển uy tín và hình ảnh của doanh nghiệp trong nước và ngoài nước.
Hỗ trợ các dịch vụ tiếp cận thị trường xuất khẩu.
Đại diện và bảo về quyền lợi hợp pháp của các thành viên.
Mở rộng và phát triển quan hệ với các tổ chức có liên quan trên thế giới và tìm kiếm nguồn tài trợ từ các tổ chức quốc tế đầu tư kỹ thuật, công nghệ… cho sản xuất lúa gạo.
89
Tư vấn cơ hội kinh doanh, tiếp cận các nguồn vốn; công nghệ và kỹ thuật…
90 KẾT LUẬN
Trong những năm vừa qua, khối lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam đã liên tục tăng lên. Tuy nhiên, khối lượng xuất khẩu thực tế vẫn chưa đạt đến giới hạn có thể xuất khẩu. Như vậy, khả năng huy động sản lượng gạo cho xuất khẩu của Việt Nam vẫn còn, ngay cả trong trường hợp sản lượng sản xuất tăng thấp hơn giai đoạn trước. Hơn nữa chất lượng gạo xuất khẩu hiện nay cũng đang được Việt Nam quan tâm nhiều hơn cả từ lựa chọn giống mới và đầu tư thiết bị chế biến.
Chuyên đề này phân tích rõ những nhân tố tác động đến xuất khẩu gạo Việt Nam; kiến nghị việc tăng cường xuất khẩu gạo Việt Nam là đòi hỏi cấp bách của nền kinh tế nước ta; làm rõ thực trạng hoạt động xuất khẩu của gạo Việt Nam, trên cơ sở đó có những tổng kết tương đối toàn diện, cụ thể về những thành tựu, những tồn tại và hạn chế, những nguyên nhân của thành công và tồn tại trong lĩnh vực xuất khẩu gạo Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Qua đó đề xuất phương hướng và những giải pháp cơ bản để thúc đẩy xuất khẩu gạo Việt Nam
Việc khẳng định và phát huy ngày càng cao hơn nữa vị thế là nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới dựa trên những thế mạnh và tiềm năng sẵn có cùng các chủ trương, chính sách kịp thời là một hướng đi đặc biệt cần thiết.
Chính vì vậy, đề tài xuất khẩu gạo vẫn luôn là nhiệm vụ quan trọng cho việc mở rộng thêm thị phần và sản xuất những loại gạo chất lượng cao, đáp ứng đa dạng các nhu cầu của thế giới, góp phần không nhỏ cho công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Từ những phân tích trên đây, ta có thể khẳng định việc đẩy mạnh xuất khẩu gạo Việt Nam hiện nay là rất cần thiết; song điều đó đòi hỏi phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa Chính phủ và các cơ quan Bộ, ngành cũng như các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh gạo để tạo điều kiện đẩy nhanh hơn nữa hiệu quả của việc xuất khẩu mặt hàng này.
91
Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo Ts.Đào Hồng Quyên và các thầy cô giáo trong khoa Kinh tế đối ngoại, cùng với sự giúp đỡ tạo điều kiện của tập thể cán bộ Vụ Nông Lâm Thủy Sản - Cục Quản lý giá Bộ Tài chính, đã giúp đỡ em hoàn thành luận văn này.
92
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Sách
1. GS.TS. Đỗ Đức Bình và PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng (2008) – Giáo trình kinh tế quốc tế - NXB Đại học kinh tế quốc dân – Hà Nội
2. T.S Nguyễn Văn Sơn (2000): “Các giải pháp chiến lược nâng cao hiệu quả xuất khẩu gạo Việt Nam” NXBTK
3. TS. Nguyễn Trung Vãn (2001), Trường Đại học Ngoại thương – Lúa gạo Việt Nam trước thiên niên kỷ mới – Hướng xuất khẩu – NXB Chính trị quốc gia Hà Nội .
4. Giáo trình kinh tế nông nghiệp – NXB Đại học kinh tế quốc dân
5. Giáo trình quản trị doanh nghiệp nông nghiệp – NXB Đại học kinh tế quốc dân.- Hà Nội
Báo
1. Ban Vật giá Chính phủ: “Báo cáo kết quả điều tra chi phí sản xuất và giá thành lúa”
2. Báo cáo thường niên ngành hàng lúa gạo Việt Nam 2011, triển vọng 2012 của Trung tâm Thông tin phát triển nông nghiệp nông thôn (AGROINFO)
3. Báo cáo nghiên cứu thị trường gạo - Viện Nghiên cứu thương mại 4. Kim Quốc Chính, Viện Chiến lược phát triển Bộ KH và ĐT– Dự
báo khả năng xuất khẩu gạo của Việt Nam thời kỳ 2001 – 2010 – Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế số 284- Tháng 1/2002.
5. Th.S. Đinh Thiện Đức, Trường Đại học Kinh tế quốc dân – Xu hướng trong cầu và cung- thị trường lúa gạo châu Á: Những thách thức đối với Việt Nam - Tạp chí kinh tế và Phát triển
6. Diệu Hà - Quan hệ thương mại Việt Nam với một số thị trường trọng điểm - Tạp chí Thương mại 2009
93
7. Nguyễn Văn Long – Một số suy nghĩ về thực hiện chiến lược xuất nhập khẩu – Tạp chí Thương mại số 11/ 2009
8. GS. Nguyễn Đình Nam, Trường Đại học kinh tế quốc dân – Nâng cao khả năng cạnh tranh xuất khẩu nông sản ở nước ta – Tạp chí Kinh tế và Phát triển.
9. Hồng Tâm – Giữ vững vai trò chủ lực – Chất lượng gạo cần được nâng cao để đáp ứng nhu cầu thị trường – Báo Đầu tư số 5, ngày 26/2/2003.
10. Thành Trí (Theo báo chí nước ngoài) – Cơ hội cho nhà xuất khẩu – Indonesia sẽ phải tăng lượng gạo và đường nhập khẩu – Báo Đầu tư. 11. Lương Văn Tự: “Cơ hội và thách thức với Việt Nam trong tiến trình
gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO)- Tạp chí Cộng sản số 27- tháng 9-2003.
12. TS. Lê Thị Anh Vân, Trường Đại học Kinh tế quốc dân – Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu một số hàng nông sản Việt Nam giai đoạn 2002 – 2010 – Tạp chí Kinh tế và Phát triển.
13. Tạp chí kinh tế
14. Tạp chí nông nghiệp và phát triển nông nghiệp 15. Tạp chí thị trường giá cả và dự báo
Các trang web :
1. http://www.kinhtedothi.com.vn ( Báo điện tử Kinh tế đô thị ) 2. http://www.vietfood.org.vn 3. http://www.gso.gov.vn 4. http://www.vietbao.vn 5. http://www.tailieu.vn 6. http://www.vneconomy.vn 7. http://taichinh.saga.vn 8. http://www.tuoitre.com.vn 9. http://www.baomoi.com
94