Giải pháp về chính sách vĩ mô

Một phần của tài liệu giải pháp tăng cường xuất khẩu gạo của việt nam (Trang 88)

Bước sang thế kỷ 21, chúng ta đang đứng trước những thuận lợi và thách thức. Những thuận lợi có thể kể đến là các nguồn lực lao động, đất đai, tài nguyên.

Tuy vậy, thách thức trong thời gian tới rất lớn và đáng lo ngại nhất là năng lực cạnh tranh của quốc gia, doanh nghiệp và sản xuất còn thấp. Tỷ trọng sản phẩm hướng ngoại mới đạt 20%, nhưng phần lớn là khai thác nguyên liệu, gia công, tỷ lệ công nghiệp chế biến rất thấp. Các mục tiêu về xuất nhập khẩu trong thời gian tới đặt ra yêu cầu cần phải có các biện pháp ở cấp vĩ mô và vi mô, ở đây nhấn mạnh đến cấp vĩ mô từ phía Nhà nước.

3.2.4.1. Các giải pháp hỗ trợ tài chính (quy hoạch, đầu tư, khuyến nông, chuyển giao công nghệ...)

Để đạt được mục tiêu xuất khẩu gạo như đã nói ở trên đòi hỏi tiếp tục phải đổi mới thể chế chính sách và có các giải pháp đồng bộ về tổ chức, quản lý quá trình phát triển sản xuất lúa gạo trong cả nước.

Thứ nhất, tăng cường công tác quy hoạch, tổ chức và quản lý phát triển là nhiệm vụ hàng đầu cần quan tâm.

Trên cơ sở tiếp tục rà soát và điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của cả nước và mỗi địa phương, cần đẩy mạnh hơn nữa công tác điều tra, nghiên cứu, quy hoạch và định hướng phát triển sản xuất lúa gạo theo từng vùng, tiểu vùng kinh tế- sinh thái và theo nhóm sản phẩm vùng hàng hoá. Trong đó chú trọng đến các vùng sản xuất trọng điểm, có điều kiện sản xuất hàng hoá tập trung quy mô lớn và giống lúa có giá trị kinh tế cao, có lợi thế xuất khẩu. Đồng thời trong quá trình xây dựng quy hoạch phải xuất phát từ nhu cầu thực tế của thị trường và gắn với quy hoạch phát triển công

84

nghiệp chế biến, kết cấu hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực và các thể chế luật pháp về bảo vệ tài nguyên, môi trường sinh thái.

Thứ hai, tăng cường đầu tư và chuyển dịch cơ cấu đầu tư thích ứng với nhu cầu thực tế phát triển nền nông nghiệp. Đầu tư ngân sách và đầu tư xã hội cho phát triển nông nghiệp nông thôn đã tăng lên đáng kể, song vẫn chưa tương xứng với vị trí và vai trò quan trọng của khu vực này và đóng góp của nó trong cơ cấu tăng trưởng kinh tế. Tỷ trọng đầu tư cho khu vực này hiện chiếm hơn 20% đầu tư ngân sách và khoảng 11-12% tổng đầu tư xã hội cho nền kinh tế, trong khi nông nghiệp đóng góp 25-27% GDP hàng năm của cả nước và 70% GDP ở khu vực nông thôn.

Cơ cấu đầu tư cho nông nghiệp có thể điều chỉnh theo hướng coi trọng hơn nữa đến đầu tư nghiên cứu khoa học, ứng dụng và chuyển giao công nghệ kỹ thuật mới (như giống cây trồng, kỹ thuật canh tác....). Tăng đầu tư và hỗ trợ đầu tư cho công nghệ sau thu hoạch và phát triển công nghiệp chế biến để nâng cao chất lượng và giá trị gạo xuất khẩu. Ngoài ra, tiếp tục đầu tư cho thuỷ lợi, đồng thời đầu tư phát triển đồng bộ những vùng sản xuất lúa gạo xuất khẩu tập trung quy mô lớn. Đặc biệt, đẩy mạnh đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật và trang thiết bị phục vụ cho lưu thông trao đổi và xuất khẩu nông sản nói chung và gạo nói riêng như các cảng khẩu, hệ thống kho tàng (kho chứa, kho trung chuyển, kho ngoại quan), phương tiện bốc dỡ... là quan tâm hàng đầu, tránh tình trạng quá tải, gây ùn tắc, kéo dài thời gian, tăng chi phí vận chuyển...

Thứ ba, đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, ứng dụng và chuyển giao công nghệ, phát triển hệ thống khuyến nông và dịch vụ hỗ trợ nông nghiệp.

Chính phủ cần quy hoạch, cơ cấu lại mạng lưới các cơ sở nghiên cứu khoa học và triển khai ứng dụng công nghệ kỹ thuật trong nông nghiệp. Từ đó, xây dựng chiến lược phát triển khoa học công nghệ, trước hết là công

85

nghệ sinh học tạo ra các giống lúa mới thích hợp với từng vùng và cho năng suất, chất lượng cao; công nghệ sản xuất, chế biến và bảo quản lúa gạo; công nghệ quản lý chất lượng, quản lý và phòng trừ dịch hại tổng hợp.

Đồng thời với việc phát triển khoa học và công nghệ, Chính phủ và các cấp, các ngành ở địa phương phối hợp với các tổ chức kinh tế xã hội ở nông thôn để tổ chức và mở rộng hoạt động hệ thống khuyến nông đến từng cộng đồng, đơn vị sản xuất xuất và hộ nông dân như chương trình IBM, Bàn cách làm, Bạn với nhà nông... trên vô tuyến. Bên cạnh mở rộng hệ thống, vấn đề bức thiết hiện nay là làm thế nào để đào tạo và sử dụng được một đội ngũ cán bộ khuyến nông giỏi về chuyên môn, sâu sát với thực tế và thực sự tâm huyết, tận tuỵ với công việc của nhà nông. Mặt khác, phải có sự phối hợp hoạt động của các tổ chức khuyến nông với các tổ chức kinh tế hợp tác và hỗ trợ phát triển ở nông thôn, từng bước xã hội hoá công tác khuyến nông, thu hút sự tham gia của đông đảo nông dân và những người sản xuất kinh doanh nông nghiệp vào hoạt động này.

3.2.4.2. Tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại cấp Nhà nước trong xuất khẩu gạo

Toàn cầu hoá và khu vực hoá là sự phát triển cả chiều rộng và chiều sâu các mối quan hệ giao lưu quốc tế trên nhiều phương diện như kinh tế, thương mại. Trong bối cảnh đó, đòi hỏi các quốc gia phải có các mối liên kết kinh tế, thương mại tương ứng từ cấp doanh nghiệp, quốc gia, khu vực và quốc tế thì mới có thể mở rộng thị trường ra khỏi phạm vi quốc gia và thâm nhập ngày càng sâu với quy mô càng lớn vào phạm vi quốc tế. Để thực hiện được điều đó thì vai trò của hoạt động marketing quốc tế ngày càng chiếm vị trí quan trọng, trong đó phải kể đến hoạt động xúc tiến thương mại cả ở cấp Chính phủ và doanh nghiệp. Hiện nay, bất cứ quốc gia và doanh nghiệp nào muốn tăng thêm thị phần cho sản phẩm của mình trên thị trường thế giới, chắc chắn hoạt động xúc tiến thương mại phải đi trước một bước. Với tầm

86

quan trọng đó, nên hoạt động xúc tiến thương mại đang diễn ra rất mạnh với quy mô càng lớn hơn ở tất cả các cấp. Tuy nhiên, chi phí cho hoạt động này có thể rất lớn. Đây cũng là vấn đề khó khăn lớn nhất đối với các doanh nghiệp Việt Nam bởi phần lớn họ là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nguồn vốn hạn chế, kinh nghiệm còn thiếu...Những nguyên nhân này khiến cho hoạt động xúc tiến thương mại của các doanh nghiệp Việt Nam chưa phát triển, hoặc nếu có cũng chỉ ở phạm vi hẹp và quy mô nhỏ.

Trước tình hình đó, Chính phủ cần có chủ trương hỗ trợ các doanh nghiệp trong công tác này. Và Chính phủ Việt Nam đã và đang chú trọng và tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại ở cấp Chính phủ. Cụ thể là nhiều chuyến thăm viếng của các lãnh đạo cấp cao đều có rất nhiều các doanh nghiệp đi cùng, đồng thời trong chuyến thăm đó hàng loạt các hiệp định thương mại song phương được ký kết, thúc đẩy quan hệ buôn bán giữa hai nước . Một thuận lợi nữa là hoạt động ở cấp chính phủ dễ dàng thiết lập các mối liên hệ bạn hàng lâu dài, ổn định và chắc chắn, trong khi chúng ta chưa có hệ thống bạn hàng truyền thống, ổn định về nhập khẩu gạo thì việc tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại ở cấp Chính phủ càng cần được quan tâm hàng đầu, đóng góp một phần quan trọng vào việc đạt được mục tiêu kim ngạch xuất khẩu gạo đến năm 2010.

Một phần của tài liệu giải pháp tăng cường xuất khẩu gạo của việt nam (Trang 88)