Trong kinh doanh hiện đại, chi phí, giá thành và giá cả là vũ khí cơ bản thứ hai (sau chất lượng) của cuộc chiến tranh khốc liệt hiện nay. Nên bất kỳ doanh nghiệp nào cũng tìm mọi giải pháp để giảm tối đa chi phí trong sản xuất.
3.2.2.1. Giảm chi phí sản xuất và chế biến
Ngoài lợi thế về nguồn lao động dồi dào, giá nhân công rẻ, làm cho chi phí sản xuất của Việt Nam thấp hơn của các nước xuất khẩu khác. Tuy nhiên, giá thành của ta còn cao. Do đó, cần nghiên cứu các biện pháp giảm chi phí đầu vào như:
- Giảm thuế nhập khẩu phân bón, thuốc trừ sâu, giảm thuế VAT đối với nguyên liệu sản xuất trong nước bán cho người sản xuất hàng hoá xuất khẩu. Loại bỏ các chi phí không cần thiết ra khỏi giá thành, giảm các chi phí dịch vụ đầu vào như dịch vụ Bưu chính - Viễn thông, điện nước, bến bãi, vận chuyển, hải quan, thanh tra, kiểm tra đến mức tối đa.
- Hạn chế nhập khẩu phân bón từ nước nước ngoài, chúng nên nghiên cứu sản xuất xuất ra những loại phân bón khác rẻ hơn để thay thế, vừa tận dụng nguồn lao động trong nước và nguồn nguyên liệu sẵn có. Ví dụ, xây
76
dựng các nhà máy sản xuất phân bón vi sinh từ rác thải hàng ngày. Loại phân bón này vừa rẻ hơn lại vừa không gây ô nhiễm môi trường.
- Phát triển giống lúa mới cho năng suất cao, chống chịu sâu bệnh tốt và những giống lúa ngắn ngày phù hợp với điều kiện thiên tai ở từng vùng để tránh tổn thất không đáng có.
- Để khắc phục tình trạng sản xuất phân tán và manh mún, thu gom lúa gạo ở nhiều nơi để xuất khẩu, làm giảm chất lượng sản phẩm và tăng chi phí, cần xây dựng và phát triển các vùng sản xuất tập trung lúa gạo có quy mô lớn như đã trình bày.
Trên thực tế chi phí sản xuất của Việt Nam là thấp hơn của các nước khác, nhưng chi phí chế biến là cao hơn họ. Nguyên nhân chủ chủ yếu do khâu chế biến là khâu tổn thất nhiều nhất (với mức 4,1 – 4,5%) trong tất cả các khâu sau thu hoạch, làm tăng giá thành xuất khẩu gạo. Những giải pháp chủ yếu cho khâu này là:
- Kiểm tra lại toàn bộ các cơ sở xay xát hiện có trong cả nước bao gồm của cả quốc doanh và tư nhân nhằm biết được hiện trạng của từng cơ sở để từ đó:
+ Loại bỏ những loại máy xay xát quá cũ, lạc hậu, năng suất thấp. + Tận dụng tối đa số máy vẫn còn trong tình trạng sử dụng được bằng việc đầu tư, nâng cấp, cải tiến hay bổ sung theo hướng hiện đại.
+ Quy hoạch lại những cơ sở xay xát trong từng vùng tránh tình trạng vừa thừa lại vừa thiếu dẫn đến thời điểm này, vùng này thì máy móc khai thác không hết công suất; còn vùng khác, thời điểm khác thì máy móc lại không đủ công suất.
- Tiến tới hiện đại hoá dần toàn bộ từ khâu sản xuất, chế biến và thị trường phải gắn liền nhau.
- Cải tiến hệ thống kênh phân phối gạo xuất khẩu hiện nay dựa trên cơ sở hệ thống phân phối của Thái Lan
77
3.2.2.2. Giảm chi phí chuyên chở và bảo quản trong nước
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, đa số tàu của Việt Nam là tàu già (tuổi thọ trung bình 18,5 tuổi), tải trọng bình quân 5.822 DWT/chiếc (trong khi mức trọng tải đảm bảo hiệu quả kinh tế trong vận tải gạo xuất khẩu phải đạt từ 15.000 – 20.000, hay ít nhất cũng phải 10.000 tấn/chiếc). Hệ quả đương nhiên, cước phí trên đầu tàu sản phẩm của các đơn vị vận tải biển Việt Nam khá cao so với mặt bằng giá quốc tế. Giải pháp trong thời gian tới: Trước hết, nâng cấp, sửa chữa đội tàu hiện có để đáp ứng tiêu chuẩn an toàn quốc gia và quốc tế trong vận chuyển hàng hải và không dùng những con tàu không đủ an toàn. Thứ hai, tiến tới mua mới một số con tàu hiện đại và chất lượng tốt để phục vụ cho những chuyến vận chuyển xa và khối lượng lớn; còn những chuyến gần và khối lượng không lớn có thể dùng những con tầu đã được nâng cấp và sửa chữa. Thứ ba, Nhà nước đầu tư vào xây dựng và cải tạo hệ thống cảng khẩu, cũng như các phương tiện bốc dỡ hiện đại với công suất lớn để vừa giải phóng hàng nhanh vừa giảm được chi phí.
Một vấn đề không kém phần quan trọng làm tăng chi phí chuyên trở là số lượng cảng khẩu còn thiếu, phần lớn gạo xuất qua cảng Sài Gòn, còn cảng Cần Thơ đang trong thử nghiệm. Mặt khác, hiện nay Việt Nam chưa có kho trung chuyển dành riêng cho việc dự trữ và tái chế gạo xuất khẩu. Tương lai cần có cảng chuyên dụng cho xuất khẩu mặt hàng nông sản, trong đó có mặt hàng gạo. Từ đó xây dựng hệ thống kho bảo quản, dự trữ chuyên dụng với khối lượng lớn và được trang bị đồng bộ các thiết bị chống mối mọt, ẩm ướt...
3.2.2.3. Giảm chi phí marketing xuất khẩu
Đối với hoạt động marketing xuất khẩu như nghiên cứu thị trường, xúc tiến thương mại...hiện nay trong cả nước có nhiều đơn vị thực hiện. Và chất lượng thông tin kém, manh mún, thiếu chính xác, không rõ ràng, không kịp
78
thời....Nói một cách khác, các đơn vị này hoạt động vừa kém hiệu quả vừa gây sự lãng phí tiền của do hoạt động không có sự tập trung, đồng bộ trong các khâu thu thập, theo dõi, xử lý thông tin thị trường về tình hình giá cả, quan hệ cung cầu...Do vậy, chúng ta nên thành lập các trung tâm xúc tiến thương mại, trong đó có trung tâm xúc tiến tiêu thụ gạo. Chức năng của trung tâm này là nắm bắt và cung cấp thông tin về thị trường gạo thế giới, tổ chức xúc tiến và đưa hàng ra nước ngoài một cách thuận lợi và tiết kiệm chi phí hơn so với việc để các đơn vị hoạt động một cách riêng lẻ, thiếu sự gắn kết giữa các khâu, các thông tin. Qua đó, trung tâm có thể tiến tới xây dựng một ngân hàng dữ liệu về thị trường nước ngoài để có thể sẵn sàng cung cấp cho các doanh nghiệp khi cần.