quốc gia
Chất lượng là yếu tố quan trọng nhất tạo nên khả năng cạnh tranh của hàng hoá nói chung và mặt hàng gạo nói riêng. Nói một cách khác, chất lượng là vấn đề sống còn đối với các doanh nghiệp hiện nay. Nếu không quan tâm đến nâng cao chất lượng thì các doanh nghiệp không những gặp khó khăn ngay ở thị trường trong nước, chưa nói đến cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Đối với mặt hàng gạo, một loại lương thực thường dùng hàng ngày nhất có liên quan trực tiếp đến sức khoẻ con người thì việc nâng cao chất lượng lại càng quan trọng và cần được quan tâm hơn. Do vậy, một trong những giải pháp hàng đầu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu gạo của Việt Nam phải kể đến là nâng cao chất lượng gạo trong thời gian tới. Giải pháp
70
này cũng phù hợp với xu hướng ngày càng tiêu dùng nhiều những hàng hoá chất lượng cao. Tuy nhiên, làm thế nào để nâng cao chất lượng gạo không phải dễ dàng. Nó đòi hỏi phải thực hiện hàng loạt các biện pháp đồng bộ từ khâu chọn giống, chăm sóc, tưới tiêu, thu hoạch, chế biến, vận chuyển và bảo quản.
3.3.1.1. Giải pháp về giống lúa và quy hoạch vùng sản xuất lúa xuất khẩu
* Giải pháp về giống lúa
Trong thời gian qua, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã chính thức công nhận và đưa vào sản xuất trung bình hàng năm 10 giống lúa mới có năng suất cao, chống chịu tốt. Năng suất lúa lai cao hơn các giống truyền thống 1,0 - 1,5tấn/ha. Có thể đánh giá tổng quát, trong tất cả các giải pháp kỹ thuật thâm canh, giải pháp giống là giải pháp thành công nhất. Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả hơn trong những năm tới, cần hoàn thiện một số vấn đề sau: Một là, ưu tiên hàng đầu cho việc tuyển các giống lúa chất lượng tốt, chú trọng các giống lúa đặc sản truyền thống của địa phương, từ đó hình thành quỹ gen về giống lúa chất lượng cao cho xuất khẩu, thoả mãn nhu cầu những thị trường khó tính
Hai là, hình thành hệ thống nhân giống lúa thích hợp, đảm bảo tốt giống thuần, khắc phục tình trạng giống lai tạp, xuống cấp.
Ba là, rút ngắn hơn nữa thời gian nghiên cứu, thực nghiệm đến áp dụng đại trà, đẩy mạnh hoạt động khuyến khích nông dân để nhanh chóng chuyển giao công nghệ cho nông dân.
Bốn là, mỗi tỉnh, huyện, cần xác định cơ cấu giống tối ưu, đáp ứng nhu cầu thị trường nước ngoài và phù hợp với lợi thế về thổ nhưỡng, khí hậu cụ thể của mình.
* Giải pháp về quy hoạch vùng sản xuất lúa xuất khẩu
Quy hoạch vùng chuyên canh lúa gạo xuất khẩu là đòi hỏi khách quan đáp ứng nhanh chóng nhu cầu của thị trường thế giới về số lượng và đặc biệt
71
là chất lượng, chủng loại và cấp loại gạo, tránh tình trạng thiếu hoặc thừa một loại gạo nào đó so với nhu cầu. Không nắm được chính xác thông tin thị trường trong bước quy hoạch tổng thể hoặc sản xuất theo lối tự phát, nghĩa là nhà xuất khẩu gạo chỉ bán cái mà mình có sẵn, chứ không phải cái mà thị trường cần, đi ngược với marketing hiện đại. Bài học thất bại mà chúng ta rút ra được trong thời kỳ kế hoạch hoá tập trung trong việc quy hoạch vùng chuyên canh do không xuất phát từ nhu cầu thực tế của thị trường. Quy hoạch vùng chuyên canh lúa gạo xuất khẩu còn là căn cứ để Nhà nước đầu tư có hiệu quả cho từng vùng, từng doanh nghiệp trọng điểm, tránh sự đầu tư tràn lan, lãng phí và kém hiệu quả. Ngoài ra, nó cho phép sự phối hợp đồng bộ các hoạt động từ sản xuất đến xuất khẩu nhằm nâng cao chất lượng, giảm chi phí và nâng cao năng lực cạnh tranh tổng hợp trên thương trường quốc tế. Tuy nhiên, việc quy hoạch trước hết phải đảm bảo được lợi ích thoả đáng cho người nông dân. Nếu không đáp ứng được yêu cầu này, việc quy hoạch sẽ không trở thành hiện thực. Do vậy, nội dung quy hoạch vùng chuyên canh cần theo những hướng cụ thể sau:
Thứ nhất, đối với vùng ĐBSCL là vùng lúa trọng điểm số một của nước ta và xuất khẩu gạo chủ yếu của cả nước. Vùng này cần tập trung chuyên canh các chủng loại lúa có chất lượng cao, khối lượng xuất khẩu lớn. Để nâng cao phẩm cấp gạo xuất khẩu, việc quy hoạch phải tính toán đồng bộ hệ thống cơ sở hạ tầng theo quy hoạch 7 khâu liên hoàn, đó là Canh tác – Thu hoạch – Chế biến - Đóng gói – Bảo quản – Vận chuyển – Cảng khẩu, ở ngay vùng xuất khẩu trọng điểm này. Mặt khác, khi quy hoạch cần xác định phương hướng tăng dần tỷ trọng xuất khẩu loại gạo chất lượng cao, kể cả loại gạo đặc sản như Nàng Hương, Chợ Đào...Như vậy, cùng với quy hoạch tổng thể toàn vùng 12 tỉnh lúa, cần khảo sát mặt bằng thổ nhưỡng và sinh thái cụ thể từng tỉnh để quy hoạch các tiểu vùng chuyên canh xuất khẩu cùng với các tiểu vùng canh tác lúa gạo tiêu dùng nội địa.
72
Thứ hai, đối với ĐBSH, đây là vùng lúa lớn thứ hai của nước ta. Bêncạnh những hạn chếđáng kể về số lượng gạo xuất khẩu do đất chật, người đông,vùng này lại có những ưu thế về chất đất, nguồn nước, thời tiết, khí hậu rất thuận lợiđể phát triển các giống lúađặc sản truyền thống nổi tiếng như Tám Thơm, Dự Hương...Đây là những sản phẩm có thể chiếm lĩnh nhanh chóng các thị trường gạo Bắc Mỹ, EU, Nhật Bản, các nước NIC với mức giá cao, hiệu quả xuất khẩu lớn. Vềlâu về dài, vùng này chỉ nên chiếm khoảng 10% tổng lượng gạo xuất khẩu cả nước, chủ yếu là các loại gạo đặc sản truyền thống. Như vậy, việc quy hoạch theo các tiểuvùng ở đây cũng là một yêu cầu khách quan, giống như ở Đồng bằng sông CửuLong. Điều đó cho phép khai thác triệt để những lợi thế chung trên toàn vùng vànhững lợi thế riêng có ở từng tiểu vùng cụ thể như vùng chuyên sản xuất – xuất khẩu gạo đặc sản truyền thống ở Nam Định, Hải Dương, Thái Bình cho thị trường Nhật Bản, Bắc Mỹ, EU...
Thứ ba, đối với các vùng khác: Nhìn chung, những vùng này không có những tiềm năng lâu dài về xuất khẩu gạo do diện tích ít, năng suất thấp, thuỷ lợi kém, thường bị thiếu đói lương thực. Nhiệm vụ của các vùng vẫn là cố gắng phát triển sản xuất một cách hợp lý để tự túcđược nhu cầu lương thực và góp phần tích cựcđảm bảo bền vững an ninh lươngthực quốc gia.
3.3.1.2. Giải pháp về công nghệ chế biến và xây dựng thương hiệu gạo quốc gia
Quy trình xay xát chế biến gạo xuất khẩu là khâu có tỷ lệ tổn thất lớn nhất (4,5%) so với các khâu sau thu hoạch. Công suất xay xát còn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế chế biến gạo xuất khẩu. Mặt khác, hiện cả nước có nhiều cơ sở xay xát rất đa dạng của cả quốc doanh và tư nhân, nên chất lượng gạo xay xát không đồng đều. Tuy đã có nhiều cố gắng, nhưng nhìn chung, cơ sở xay xát chế biến gạo của nước ta hiện vừa thiếu vừa yếu, còn thua kém khá nhiều so với Thái Lan và càng thua kém xa so với trình độ chế biến của Mỹ.
73
Do vây, việc đầu tư vào chế biến gạo là rất cần thiết đối với các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam để tăng lợi ích của mình, nâng cao được uy tín và ngày càng chiếm lĩnh thị trường. Mặc dù đầu tư vào chế biến đòi hỏi một lượng vốn lớn, nhưng nó sẽ đem lại hiệu quả cao. Trong quá trình đầu tư đổi mới hiện đại hoá công nghệ chế biến gạo xuất khẩu của Việt Nam nên theo các hướng sau:
- Tận dụng khai thác có hiệu quả những cơ sở quốc doanh có công suất lớn và công nghệ hiện đại hiện có như Nhà máy xay xát Satake Sài Gòn.
- Rà soát lại tất cả các cơ sở quốc doanh còn lại, cũng như những cơ sở tư nhân để đầu tư, nâng cấp hay bổ sung thay thế nhằm khai thác tối đa có thể được về số lượng và chất lượng gạo xay xát.
- Cần nhập khẩu mới từ Nhật Bản hay Italia ít nhất một cơ sở xay xát công suất trên 600 tấn/ngày, bảo đảm đồng bộ các công đoạn hiện đại của thế giới để có thể cạnh tranh kịp thời với Thái Lan trong việc xuất khẩu gạo cao cấp 5% tấm.
Cùng với việc nâng cao chất lượng cạnh tranh bằng việc hiện đại hoá công nghệ chế biến gạo xuất khẩu, đã đến lúc chúng ta cần quan tâm hơn nữa để tạo ra một thương hiệu tương xứng cho mặt hàng gạo Việt Nam, nghĩa là có chiến lược và bước đi để xây dựng uy tín của mặt hàng gạo Việt Nam nhằm cải thiện hình ảnh và vị thế cho mặt hàng gạo Việt Nam trên thị trường thế giới. Ngoài ra, trong xu hướng toàn cầu hoá hiện nay nếu chúng ta không xây dựng cho mình một thương hiệu riêng, sau đó đăng ký bảo hộ trên phạm vi cả ở trong và ngoài nước, chắc chắn chúng ta sẽ bị thua thiệt nhiều so với các đối thủ khác. Ngày nay người ta quan niệm rằng “Thương hiệu không chỉ là tài sản mà còn là bản sắc và văn hoá của mỗi quốc gia”.
74
Sau khâu chế biến, khâu bảo quản những năm qua gây tỷ lệ tổn thất lớn thứ hai, với mức 3,2 – 3,9%. Những giải pháp chủ yếu cho khâu này cần theo hướng sau:
- Áp dụng công nghệ và thiết bị bảo quản kín, chân không các loại gạo xám trắng, gạo lật bằng cách sử dụng màng PVC trong môi trường khí CO2 hoặc khí N2 ở các kho dự trữ quốc gia và dự trữ kinh doanh.
- Sản xuất và áp dụng một số chế phẩm vi sinh, các chế phẩm từ thực vật có tác dụng diệt côn trùng, nhưng không gây độc hại cho người và gia súc, cũng như gây nhiễm bẩn môi trường bảo quản thóc gạo ở các kho.
- Áp dụng công nghệ bảo quản mát thóc gạo ở một số cụm dự trữ quốc gia (nhiệt độ duy trì 150C).
- Sản xuất các thiết bị kho chứa chuyên dụng cỡ nhỏ, có thể cỡ 1.000 – 5.000 kg, tuỳ theo nhu cầu thực tế cụ thể và cơ động...
Bao bì đóng gói không chỉ đơn thuần mang ý nghĩa là để bảo vệ hàng hàng hoá mà còn là nhẵn hiệu để quảng cáo hàng hoá, hướng dẫn tiêu dùng. Nhiều khi chính bao bì đóng gói mang lại hiệu quả hơn cả chính sản phẩm bên trong. Còn khi xâm nhập vào thị trường mới chính kí mã hiệu trên bao bì là một sự hướng dẫn, quảng cáo đầy hiệu quả để sản phẩm bước đầu cạnh tranh với sản phẩm cùng loại trên thị trường. Việc gạo xuất khẩu Việt Nam bị bán thấp hơn và kém cạnh tranh hơn gạo Thái Lan cùng cấp một phần cũng do bao bì đóng gói và công tác ghi nhẵn mác kém. Ngoài ra, chính bao bì đóng gói giữ toàn vẹn chất lượng cho sản phẩm trong quá trình vận chuyển. Rất nhiều trường hợp hàng nông sản Việt Nam do bao gói không tốt, nên khi huy động ra tới cảng lại phải mang về do mất mùi thơm.
Vậy giải pháp cho vấn này là gì? Trước hết là bao bì đóng gói phải làm bằng những chất liệu bền, tốt, phù hợp với từng chủng loại sản phẩm. Thứ đến là làm tốt công tác ghi nhãn mác trên bao bì sản phẩm vừa để tránh làm hàng giả vừa để quảng cáo sản phẩm của mình và đáp ứng nhu cầu tìm hiểu
75
của người tiêu dùng. Cụ thể là ghi đầy đủ các thông tin cần thiết liên quan đến sản phẩm, đó là, tên hàng hoá; tên nước sản xuất; địa chỉ; định lượng; thành phần cấu tạo; các chỉ tiêu chất lượng; hướng dẫn sử dụng, bảo quản; ngày, tháng, năm sản xuất, hạn sử dụng; xuất xứ hàng hoá. Tiếp đến là xuất khẩu gạo sang nước nào thì nên ghi nhãn bằng chính tiếng nước đó, hoặc bằng tiếng Anh.
Tóm lại, nâng cao chất lượng bao bì, bao gói và làm tốt công tác ghi nhãn trên bao bì vừa nâng cao chất lượng sản phẩm vừa nâng cao năng lực cạnh tranh của mặt hàng gạo Việt Nam trên thị trường thế giới.