quốc tế
Kênh phân phối xuất khẩu được ví như những mạch máu trong cơ thể con người, thông qua đó toàn bộ chất dinh dưỡng được truyền đến các bộ phận của cơ thể. Nếu hệ thống này hoạt động không đồng bộ hay kém hiệu quả, chắc chắn sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sự hoạt động của toàn bộ hay từng bộ phận cơ thể. Qua đó liên tưởng đến hệ thống kênh phân phối gạo xuất khẩu của Việt Nam thì đây là vấn đề nổi cộm nhất hiện nay và là một trong những yếu tố làm giảm năng lực cạnh tranh xuất khẩu của Việt Nam. Bên cạnh đó, những hoạt động yểm trợ cho xuất khẩu cũng không sáng sủa hơn. Do vậy, chúng ta cần phải có những chấn chỉnh hợp lý hơn trong toàn bộ hệ thống kênh phân phối xuất khẩu và có giải pháp hữu hiệu hơn về yểm trợ thương mại quốc tế, khi đó con người “xuất khẩu” Việt Nam mới đủ sức cạnh tranh với các đối thủ trên thế giới.
3.2.3.1. Đẩy mạnh xuất khẩu trực tiếp, giảm thiểu xuất khẩu qua trung gian
Tất cả điều kiện khách quan và chủ quan đang mở ra cho các doanh nghiệp cách nghĩ mới để có thể hướng vào phương thức xuất khẩu trực tiếp.
79
Để thúc đẩy và mở rộng nhanh hơn phương thức xuất khẩu trực tiếp, cần có những giải pháp thiết thực và cụ thể sau:
* Giải pháp đối với doanh nghiệp
Thứ nhất, đổi mới tổ chức, sắp xếp lại bộ máy hoạt động với các phòng ban hợp lý, gọn nhẹ, căn cứ vào công việc thực tế và mục tiêu kinh doanh. Việc thay đổi đó là cần thiết bởi lẽ doanh nghiệp chuyển đổi từ phương thức xuất khẩu gián tiếp với tư cách chịu sự chi phối của người trung gian sang phương thức xuất khẩu trực tiếp với tư cách ông chủ, giao dịch trực tiếp với đối tác nhập khẩu và chủ động thực hiện. Ngoài ra, trong cơ cấu tổ chức cần chú trọng các bộ phận chức năng khác như phòng Marketing nghiên cứu thị trường, phòng xuất khẩu...
Thứ hai, đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu thị trường bằng mọi cách để nắm bắt những thông tin cần thiết về thị trường xuất khẩu nhằm xác định chắc chắn thị trường xuất khẩu mục tiêu. Từ đó lập kế hoạch kinh doanh xuất khẩu sát đúng và năng động triển khai cụ thể theo kế hoạch.
Thứ ba, trong thời gian đầu, nếu cần thiết, doanh nghiệp có thể thuê tư vấn về thông tin thị trường và nghiệp vụ xuất khẩu để tránh những rủi ro trong kinh doanh.
* Giải pháp đối với Nhà nước
Để đẩy mạnh xuất khẩu có hiệu quả, Nhà nước cần có những chính sách ưu tiên cần thiết với những doanh nghiệp chuyển đổi phương thức kinh doanh xuất khẩu từ gián tiếp (qua trung gian) sang trực tiếp, cụ thể:
- Chính sách tài chính ưu đãi như cho vay với lãi suất thấp...
- Đẩy mạnh xúc tiến xuất khẩu ở cấp Nhà nước, hỗ trợ kịp thời cho các doanh nghiệp chuyển đổi. Cục xúc tiến thương mại thuộc Bộ Thương mại sẽ đóng vai trò lớn trong hoạt động này để hỗ trợ kịp thời cho các doanh nghiệp.
- Đẩy mạnh hoạt động của các tổ chức hữu quan khác trong việc hỗ trợ doanh nghiệp, trước hết là các tổ chức tin cậy như Uỷ ban Quốc gia Điều
80
hành Xuất khẩu gạo, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Hiệp hội xuất nhập khẩu Lương thực Việt Nam...
3.2.3.2. Giao hàng xuất khẩuđúng hạn, giải phóng tàu nhanh
Nói đến giải pháp giao hàng xuất khẩu đúng hạn, giải phóng tàu nhanh tức là nói đến giải pháp về kênh phân phối gạo xuất khẩu. Về khâu này, chúng ta còn nhiều điều bất cập và cần có những giải pháp chấn chỉnh hệ thống phân phối gạo trong nước hợp lý.
Thứ nhất, tổ chức mua lúa hàng hoá kịp thời cho nông dân. Nhiều năm qua, tư thương đã đảm nhận tới 95% tổng số lương thực thu mua, xay xát phục vụ xuất khẩu. Tư thương một mặt đóng góp tích cực vào thị trường lương thực nội địa thông thoáng, mặt khác cũng bộc lộ mặt tiêu cực trong việc ép cấp, ép giá mua thóc của nông dân mặc dù Nhà nước chủ trương giữ vững giá thóc sao cho nông dân có lợi nhuận 25 - 45%. Vì cần bán thóc để trang trải nhiều khoản chi phí, nên nông dân thường xuyên phải bán thóc với giá thấp, thiệt thòi rất lớn.
Đây là nỗi bức xúc lớn nhất đối với người nông dân, chưa kịp vui mỗi khi được mùa đã phải lo lắng về giá bán thóc...Trái lại, trong thời gian qua, hầu hết các doanh nghiệp Nhà nước xuất khẩu gạo luôn bị động trong việc huy động nguồn hàng hoặc rơi vào tình trạng chờ tàu sắp sửa vào ăn hàng rồi mới đi mua gạo, nhiều khi tạo ra cảnh ùn tắc tàu ở cảng.
Vấn đề đặt ra là cần phải mua hết lúa hàng hoá dư thừa trong thời điểm thu hoạch rộ vào kho dự trữ để điều hoà cho những tháng thiếu, tức là đảm bảo ổn định được nguồn cung ứng gạo xuất khẩu đều đặn quanh năm, giải quyết được tình trạng thiếu hàng xuất khẩu và gây ùn tắc ở cảng khẩu như đã nêu trên. Vậy giải pháp nào giải quyết tốt vấn đề tiêu thụ lúa hàng hoá cho nông dân?
81
- Khi chuẩn bị bước vào kỳ thu hoạch lúa, Chính phủ phân chia địa bàn cụ thể cho các doanh nghiệp Nhà nước chuyên doanh lương thực và cục Dự trữ Quốc gia chịu trách nhiệm chính trong việc mua lúa hàng hoá.
- Sau đó, các đơn vị được phân công xuống ngay địa bàn mình phụ trách để ký kết hợp đồng nguyên tắc với những người chuyên đi mua gom lúa.
- Khi đã có hợp đồng nguyên tắc rồi, các nhà cung ứng lập phương án vay vốn tại một trong các Ngân hàng Thương mại được chỉ định ở địa phương. Ngân hàng này thiết lập quỹ tín dụng đặc biệt dành để tài trợ cho hoạt động mua lúa dự trữ.
- Đồng thời, các doanh nghiệp cũng lập phương án vay vốn từ quỹ tín dụng đặc biệt nói trên để thanh toán tiền hàng cho các nhà cung ứng.
- Cuối cùng, khi các doanh nghiệp tiêu thụ được gạo thì phải tiến hành giao dịch thanh toán qua ngân hàng mà mình đã vay vốn mua lúa, gạo nguyên liệu.
Thứ hai, cải tiến hệ thống lưu thông phân phối hiện nay
- Trước khi xuất khẩu, hành trình lúa gạo trải qua tất cả 5 khâu. Điều bất hợp lý nhất là khâu xay xát chế biến không đồng bộ, nên phải diễn ra 2 lần, thiếu hẳn sự phối hợp, dẫn tới thời gian kéo dài khiến cho khả năng đáp ứng nguồn hàng chậm.
- Từ người nông dân đến nhà máy xay xát cũng qua 2 khâu, làm cho thời gian mua gom lúa gạo kéo dài, tăng chi phí và hư hao. Đặc biệt, hai khâu đó do tư thương đảm nhiệm, dễ dẫn đến tình trạng chèn ép giá nhau giữa nông dân và tư thương, đôi khi giá cao mà chất lượng không đảm bảo.
Hai điều bất hợp lý trên là nguyên nhân chính làm tăng chi phí chế biến, kéo dài thời gian và giảm hiệu quả xuất khẩu cả về mặt chớp thời cơ. Từ tồn tại đó, chúng ta cần cải tiến trên cơ sở tham khảo hệ thống lưu thông phân phối của Thái Lan
82
3.2.3.3. Đa dạng hoá các hợp đồng xuất khẩu gạo với các phương thức thanh toán linh hoạt
Một thực tế đặt ra là các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế trong việc đa dạng hoá các loại hợp đồng xuất khẩu gạo cùng với các phương thức thanh toán linh hoạt. Do đó, để tăng được kim ngạch xuất khẩu gạo, thời gian tới họ phải tìm ra các hình thức và biện pháp khác nhau đối với từng khu vực thị trường và từng bạn hàng nhập khẩu.
Đối với khu vực thị trường có thu nhập thấp như thị trường châu Phi, khó khăn về tài chính, cần chú ý tới các phương thức như giao hàng trả chậm, cấp tín dụng cho nhà nhập khẩu và Chính phủ có chính sách tạo điều kiện cho việc thanh toán qua ngân hàng, giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp. Đối với thị trường Nga, các nước SNG, họ cũng không mạnh về tài chính, nhưng có ưu thế về máy móc công nghệ. Nên ngoài các hình thức trên, có thể dùng hình thức trả nợ, đổi gạo lấy máy móc, thiết bị nông nghiệp...vì Việt Nam còn nợ những nước này từ hồi chiến tranh.
Hoặc như Indonesia có lợi thế vế phân bón trong khi hằng năm Việt Nam vẫn phải nhập khẩu lượng lớn phân bón, nên có thể xuất khẩu theo hình thức đổi gạo lấy phân bón.
Đối với khu vực thị trường có thu nhập cao như thị trường EU, Nhật Bản, Bắc Mỹ, họ có khả năng tài chính tốt, nhưng thường nhập khẩu với khối lượng ít. Trong trường hợp này nên dùng phương thức trả ngay và có chiến lược phát triển và mở rộng vào những thị trường này bởi họ có khả năng thanh toán nhanh, vốn không bị ứ đọng.
Các hợp đồng có thể ký kết ở nhiều cấp độ khác nhau như cấp chính phủ, cấp doanh nghiệp, theo chuyến, theo mùa vụ, từng đợt...Trong đó chú
83
trọng đến cấp chính phủ bởi loại hợp đồng này vừa xuất khẩu với khối lượng lớn, lâu dài, độ rủi ro ít. Các loại khác thì linh hoạt theo tình hình thực tế.