Từ quá trình điều tra, phỏng vấn và quan sát, tôi đã thu được kết quả như sau:
Bảng 4.1: Các mô hình NLKH tại xã Dân Tiến
STT Dạng MH Số hộ tham gia Cơ cấu (%) Phân bố ở các thôn Đồng Quán Làng Chẽ Làng Mười 1 R-V-C-Rg 13 37,14% 5 4 4 2 R-V-C-Rg-O 3 8,57% 1 2 3 R-V 3 8,57% 1 2 4 V-C-Rg 5 14,29% 2 2 1 5 O-CAQ-C 2 5,7% 1 1 6 R-V-Rg 6 17,14% 2 3 1 7 R-Rg 3 8,57% 1 1 1
Qua bảng 4.1 ta thấy các dạng mô hình NLKH trong xã tương đối phong phú và có 7 dạng chính sau:
Loại 1: Mô hình Rừng – Vườn – Chuồng – Ruộng
Loại 2: Mô hình Rừng – Vườn – Chuồng – Ruộng – Ong Loại 3: Mô hình Rừng – Vườn
Loại 4: Mô hình Vườn – Chuồng – Ruộng Loại 5: Mô hình Ong – Cây ăn quả - Chuồng Loại 6: Mô hình Rừng – Vườn – Ruộng Loại 7: Mô hình Rừng – Ruộng
Các dạng mô hình này được người dân quan tâm chú trọng đầu tư và phát triển vì nó mang lại hiệu quả kinh tế cao, thu nhập tương đối ổn định, thường xuyên và lâu dài cho người dân.Tính rủi ro thấp và phù hợp với điều kiện kinh tế đất đai của địa phương.
Loại mô hình Rừng – Vườn – Chuồng – Ruộng có số hộ tham gia nhiều nhất là 13/35 hộ, chiếm 37,14%. Đây là mô hình có vốn đầu tư bỏ ra ở mức trung bình, sản xuất trên diện tích tương đối rộng, đòi hỏi trình độ canh tác, lao động nhất định nhưng đồng thời cũng thu được lợi nhuận khá cao và ổn định.
Đây là loại mô hình có sự kết hợp giữa cây lâm nghiệp – cây công nghiệp (chè) – cây ăn quả với chăn nuôi gia súc, gia cầm cùng ruộng cấy lúa. Các thành phần trong mô hình được bố trí một cách hợp lý theo chiều từ trên xuống, để có thể tận dụng tối đa về không gian dinh dưỡng cũng như điều kiện đất đai sẵn có. Loại mô hình này có thu nhập ổn định và lâu dài trên những đơn vị diện tích canh tác có khả năng cải tạo đất, bảo vệ môi trường tốt. Là loại mô hình có số hộ tham gia nhiều, đây được coi là mô hình phổ biến của xã.
Loại mô hình Rừng – Vườn – Ruộng có 6/35 hộ thâm gia chiếm 17,14%. Đây là loại mô hình có sự kết hợp giữa phát triển đồi rừng , cây ăn quả, cây công nghiệp ngắn ngày hoặc dài ngày và trồng lúa. Hệ thống nhiều diện tích đất rừng và đất đồi nên công việc sản xuất chủ yếu diễn ra ở rừng và đồi. Nông nghiệp phụ thuộc mùa vụ nên dành ít thời gian trên diện tích nông nghiệp.
Loại mô hình Vườn – Chuồng – Ruộng có 5/35 hộ tham gia chiếm 14,29%. Đây là loại mô hình có cây ăn quả, cây công nghiệp ngắn ngày hoặc dài ngày, kết hợp với chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm và ruộng lúa. Loại mô hình này không có diện tích đất rừng nên công việc sản xuất chủ yếu diễn ra ở vườn đồi, vườn nhà, chăn nuôi và trên diện tích đất nông nghiệp.
Bốn loại mô hình còn lại có tổng số tham gia là 11/35 hộ. Các loại mô hình này có thu nhập tương đối cao, nhưng điều quan trọng của các mô hình này là thu nhập không được ổn định, phải tìm ra loại giống cây trồng, vật nuôi
phù hợp với nhu cầu thị trường nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất, đồng thời phải bảo vệ được môi trường sinh thái.