Đánh giá lựa chọn cây trồng vật nuôi trong phát triển các mô hình NLKH tại Xã Dân Tiến

Một phần của tài liệu Nghiên cứu và đề xuất giải pháp phát triển mô hình nông lâm kết hợp tại xã Dân Tiến, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên (Trang 55)

- Sâu bệnh hại cây trồng.

O: Cơ hội T: Thách thức Có dự án 135 xóa đói giảm nghèo

4.5.2. Đánh giá lựa chọn cây trồng vật nuôi trong phát triển các mô hình NLKH tại Xã Dân Tiến

NLKH tại Xã Dân Tiến

Cây trồng và vật nuôi là yếu tố cực kỳ quan trọng, nó quyết định đến việc thành hay bại của mô hình NLKH. Nói như vậy không có nghĩa là trong một mô hình NLKH cứ có cây trồng, vật nuôi tốt là đã mang lại lợi nhuận kinh tế cho gia đình, mà nó còn phụ thuộc vào quá trình người dân phải biết lựa chọn cây trồng, vật nuôi sao cho phù hợp với điều kiện đất đai, kinh tế của

hộ gia đình. Đồng thời, phải biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào trong quá trình sản xuất nhằm hạn chế tối đa rủi ro và nâng cao năng suất của cây trồng, vật nuôi. Có như vậy hệ thống mới mang lại hiệu quả cho người dân.

Để lựa chọn được giống cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện sẵn có của địa phương, chúng tôi cùng với người dân thảo luận xây dựng phương án ma trận nêu ra các tiêu chí của các loại cây trồng vật nuôi.

Trong phương pháp này, người dân dựa vào những tiêu chí đã nêu ra so với điều kiện hiện tại rồi tiến hành cho điểm. Loài cây trồng, vật nuôi nào đạt được tổng điểm cao nhất chứng tỏ loài cây trồng, vật nuôi đó phù hợp với mô hình và được bà con sử dụng nhiều trong quá trình sản xuất.

Kết quả của việc lựa chọn, đánh giá cây trồng vật nuôi được thể hiện qua các bảng biểu sau:

Bảng 4.16: Đánh giá lựa chọn cây ăn quả và cây công nghiệp Loài cây

Tiêu chí

Vải Xoài Nhãn Bưởi Chè

Giá trị kinh tế 8 7 7 8 9 Thị trường tiêu thụ 8 7 8 8 9 Dễ trồng, chăm sóc 8 9 8 9 8 Ít sâu bệnh 8 9 8 9 8 Bảo vệ đất 9 7 8 7 9 Năng suất 8 8 7 8 9 Dễ kiếm giống 9 8 9 7 9 Thu nhập ổn định 7 8 7 7 8 Tổng điểm 65 63 62 63 69

Ở địa bàn xã Dân Tiến có rất nhiều loài cây ăn quả và cây công nghiệp được bà con trồng nhưng vẫn chú trọng nhất là các loại cây được nêu trên.Đó là loài cây như vải, nhãn, xoài, chè.... vì đây là những loài cây dễ trồng, chăm

sóc, phù hợp với điều kiện đất đai của địa phương, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Theo tổng hợp các ý kiến của những người dân đã được phỏng vấn thì 2 loại cây có số điểm cao nhất là chè và vải vì nó đạt được điểm cao nhất theo những tiêu chí đã đề ra.

Vải và chè cũng là 2 loài cây được bà con trồng nhiều trong mô hình, đây là loài cây mang lại năng suất khá ổn định cho người dân tại xã, bởi vì nó khá phù hợp với điều kiện tự nhiên, đất đai của xã. Vì vậy trong thời gian tới cần chú trọng hơn nữa đến 2 loài cây này để có thể phát huy tối đa tác dụng sản phẩm của nó ra ngoài thị trường tiêu thụ

Bảng 4.17: Đánh giá lựa chọn cây trồng lâm nghiệp

Loài cây

Tiêu chí Keo Bạch đàn Bồ đề Mỡ

Giá trị kinh tế 9 8 9 9

Sinh trưởng nhanh 10 8 8 7

Dễ trồng 9 8 8 8 Dễ tiêu thụ 9 8 8 8 Cải tạo đất 9 6 8 6 Ít sâu bệnh 7 8 7 9 Tổng điểm 53 46 48 47

Qua bảng 4.17 ta thấy loài cây được bà con ưu tiên chọn trồng nhiều nhất là keo vì nó đáp ứng được các yêu cầu đặt ra, mặc dù khả năng kháng bệnh của keo không bằng bạch đàn và mỡ nhưng vẫn được bà con ưu tiên do mức độ thích hợp của keo tốt hơn nhiều loài cây khác. Đứng thứ 2 là bồ đề, đây cũng là loài cây được bà con trồng nhiều trên địa bàn xã vì nó cũng là loài cây mang lại giá trị kinh tế cao, mặt khác người dân có kinh nghiệm trồng và chăm sóc, nó đã được người dân trồng từ rất lâu và phù hợp với các điều kiện của địa phương cũng như đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Lúa, gạo, ngô, đậu, sắn là những lương thực không thể thiếu được của mỗi gia đình, nó là nguồn lương thực chính của con người và cũng là nguồn thức ăn có chăn nuôi. Vì vậy, việc lựa chọn cây nông nghiệp được bà con rất quan tâm, chú ý.

Bảng 4.18: Đánh giá lựa chọn cây nông nghiệp Loài cây

Tiêu chí Lúa Ngô Sắn Lạc Đỗ

Năng suất 8 9 8 8 8

Khả năng kháng bệnh 7 8 8 7 8

Chịu hạn 9 9 8 8 9

Thời gian sinh trưởng 7 8 8 8 7

Giá trị kinh tế 8 9 8 8 7

Kĩ thuật chăm sóc 9 8 8 8 8

Thị trường tiêu thụ 10 9 8 9 9

Tổng điểm 58 60 56 56 56

Qua bảng 4.18 ta thấy, tại xã Dân Tiến người dân chủ yếu trồng năm loại cây nông nghiệp trên. Lúa khang dân và Bao thai là hai giống lúa được bà con chọn và dùng nhiều trong sản xuất nhất. Theo người dân, đây là 2 loại giống lúa vừa cho năng suất cao, thị trường tiêu thụ rộng rãi và kỹ thuật chăm sóc đơn giản.

Các loại cây như sắn, lạc, đỗ, ngô là những loài cây dễ trồng, dễ chăm sóc và kháng bệnh cao, cho năng suất cao. Riêng ngô được bà con trồng nhiều nhất, do năng suất thu được từ loài cây khá tốt, thị trường tiêu thụ ổn định. Các loại sản phẩm chủ yếu bà con dùng trong chăn nuôi là chủ yếu, nhưng vẫn có sản phẩm dư thừa để bán ra thị trường tăng thêm thu nhập.

Trong mô hình NLKH thì không chỉ có cây trồng có vai trò quan trọng mà vật nuôi cũng giữ một vị trí quan trọng không kém. Tùy từng mô hình mà thu nhập của hệ thống là cây trồng hay vật nuôi. Trong một mô hình, các thành

phần luôn hỗ trợ nhau tạo thành một mối liên hệ bền vững với nhau. Chính vì vậy, lựa chọn cây trồng, vật nuôi sao cho phù hợp là điều rất quan trọng.

Cây trồng trong hệ thống cung cấp lương thực, chất đốt cho gia đình, sản phẩm rơi rụng trả lại cho đất. Còn vật nuôi ngoài cung cấp thực phẩm cho nông hộ, còn cung cấp một lượng lớn phân bón cho mô hình. Chính vì vậy mà tôi cùng với bà con tiến hành đánh giá lựa chọn một số loài vật nuôi cho phù hợp với địa phương.

Bảng 4.19: Đánh giá lựa chọn vật nuôi Loài vật nuôi

Chỉ tiêu Trâu Lợn

Dễ kiếm giống 9 8 8 6 Khả năng sinh sản 6 6 9 10 Nhanh lớn 7 6 8 10 Dễ nuôi 10 10 10 9 Ít dịch bệnh 9 9 9 9 Thị trường tiêu thụ 10 10 8 10 Tổng điểm 51 46 52 54

Qua bảng 4.19 ta thấy đây là những vật nuôi được bà con được bà con nuôi nhiều trên địa bàn xã. Dê có tổng số điểm cao nhất nhưng chưa được bà con nuôi nhiều do con vật này cần chăn thả hàng ngày mà một số hộ gia đình không có lao động, nơi chăn thả để chăm sóc, phát triển. Đây là loài có sức sinh sản nhanh và lợi nhuận khá lớn.

Lợn, gà, trâu bò có số suýt soát nhau và được các hộ nuôi nhiều. Lao động trong chăn nuôi các loài này đơn giản, có thể sử dụng lao động phụ, chuồng trại gần hộ gia đình tiện cho chăm sóc. Thị trường tiêu thụ lợn không ổn định, hiện giá cả lợn đang xuống rất thấp tại xã, các loài vật nuôi còn lại có giá cả ổn định hơn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu và đề xuất giải pháp phát triển mô hình nông lâm kết hợp tại xã Dân Tiến, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w