- Nguồn lao động có sẵn, ham học hỏi.
- Diện tích đất của mô hình gần nhà, tiện chăm sóc, thu hoạch. * Khó khăn:
- Thị trường tiêu thụ không ổn định - Sâu, bệnh hại cây trồng vật nuôi.
- Kỹ thuật sản xuất, nuôi trồng còn hạn chế.
- Thiếu vốn đầu tư cơ sở hạ tầng và mở rộng sản xuất. * Giải pháp:
- Phát hiện và phòng trừ bệnh, dịch kịp thời.
- Tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật của địa phương. - Tìm nguồn vốn vay để sản xuất.
4.4.3 Dạng mô hình 3: Rừng – Vườn – Ruộng
Chủ hộ: Đỗ Văn Lựu
Tuổi: 48 Dân tộc: Giao
Địa chỉ: Làng mười – xã Dân Tiến – huyện Võ Nhai – Tỉnh Thái Nguyên. Trình độ văn hóa: 6/7
Số nhân khẩu: 6 Số LĐC: 4 Số LĐ phụ: 2 Tổng diện tích: 10ha
Bảng 4.13 Cơ cấu sử dụng đất đai của hộ gia đình ông Đỗ Văn Lựu
Cơ cấu đất đai Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)
Tổng 10 100 1.Đất lâm nghiệp 7 70 2.Đất vườn đồi 1,5 15 3.Nhà ở 0,02 0,2 4.Đất nông nghiệp 1,48 14,8 - Lúa 1 vụ 0,08 - Lúa 2 vụ 0,1 - Hoa màu 1,3
Qua bảng 4.13 ta thấy hoạt động sản xuất chính của hộ diễn ra trên diện tích lâm nghiệp (70%) và đất nông nghiệp (14,8%). Đây cũng là nguồn cung cấp sản phẩm chính cho kinh tế hộ gia đình.
Đây là dạng mô hình có 6 hộ tham gia trong số 35 hộ điều tra. Dạng mô hình này tuy không có hình thức sản xuất chăn nuôi nhưng hiệu quả thu được cũng không kém các dạng mô hình khác.
Mô hình này được trồng từ những năm 2001 – 2002, với phần diện tích đất lâm nghiệp ở vùng gò đồi cao, sỏi đá trồng cây Bồ đề, Keo. Phần diện tích bên dưới thấp hơn được hộ gia đình đầu tư trồng chè, tiếp theo là phần tích trồng ngô, lúa.
Tổng thu của mô hình này là 50.000.000đ/năm, tổng chi là 10.000.000đ/năm. Như vậy, mỗi năm hộ gia đình thu được lợi nhuận khoảng 40.000.000đ/năm. Đây là dạng mô hình có thu nhập khá ổn định ít bị ảnh hưởng bởi thị trường tiêu thụ. Để hiểu rõ hơn về mô hình này dưới đây là sơ đồ lát cắt của mô hình.
Sơ đồ lát cắt của mô hình:
*Thuận lợi: