Những giải pháp cụ thể trước mắt để phát triển mô hình NLKH

Một phần của tài liệu Nghiên cứu và đề xuất giải pháp phát triển mô hình nông lâm kết hợp tại xã Dân Tiến, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên (Trang 63)

- Sâu bệnh hại cây trồng.

O: Cơ hội T: Thách thức Có dự án 135 xóa đói giảm nghèo

4.6.2 Những giải pháp cụ thể trước mắt để phát triển mô hình NLKH

* Về kỹ thuật:

+ Xã cần kết hợp với KNKL huyện tổ chức nhiều hơn nữa các lớp tập huấn về kỹ thuật trồng, chăm sóc, bảo vệ cây trồng, vật nuôi. Thu hút các chương trình, tổ chức phi chính phủ, mở các lớp tập huấn cho người dân.

+ Xã cần tìm những giống cây trồng, vật nuôi mới có năng suất cao, phù hợp với điều kiện của địa phương để thử nghiệm và thay thế những giống cũ ở địa phương. Phổ biến kỹ thuật trồng và chăm sóc cho bà con nông dân.

+ Giới thiệu cho người dân các mô hình NLKH điển hình, hiệu quả, sáng tạo, đem lại hiệu quả cao cho người dân học tập và làm theo.

* Về vốn :

+ Vốn là vấn đề hết sức cần thiết cho các hộ sản xuất, mà hầu hết các

hộ nông dân đều muốn đầu tư và mở rộng quy mô sản xuất. Chính vì vậy mà xã cần tạo điều kiện giúp đỡ người dân vay vốn từ cấp trên với lãi suất thấp. Còn đối với các hộ nghèo và cận nghèo thì UBND cần có những chính sách và biện pháp khuyến khích, hỗ trợ tạo điều kiện cho họ phát triển tốt hơn, làm giảm tỷ lệ hộ nghèo trong xã.

+ Hướng dẫn người dân tự huy động và sử dụng vốn.

+ Tạo điều kiện cho người dân vay vốn và tìm nguồn hỗ trợ từ các tổ chức, chương trình, dự án phát triển nông thôn.

* Về giống:

+ Sử dụng, tuyên truyền, phổ biến đưa các loại giống cây trồng, vật nuôi mới , các loại giống phù hợp với điều kiện của xã, đồng thời cho năng suất cao để thay thế những loại cây trồng, vật nuôi cũ năng suất thấp hơn.

+ Tiếp tục sử dụng các giống đặc sản, bản địa được ưa chuộng trên thị trường của địa phương.

+ Xã nên thực hiện phương châm toàn dân tham gia phòng, diệt trừ dịch bệnh và sâu hại thường xuyên, kịp thời và triệt để.

+ Cán bộ cùng người dân tích cực theo dõi diễn biến trong quá trình sản xuất, kịp thời phát hiện dịch bệnh để có phương châm phòng trừ ngay từ đầu, tránh để dịch bệnh phát triển trên diện rộng.

+ Quy hoạch vùng sản xuất tập trung tiện cho công tác theo dõi, dự báo và phòng trừ dịch bệnh.

* Về cơ sở hạ tầng:

+ Giao thông xã: Cần nâng cấp, cải tạo các tuyến đường vào các thôn. Nhà nước hỗ trợ một phần vốn cùng với những đóng góp của người dân giúp họ bê tông hóa các tuyến đường liên thôn trong xã, giúp bà con đi lại thuận tiện hơn.

+ Xã cần mở rộng các mối liên hệ với các đơn vị chế biến để giúp cho người dân tìm đầu ra cho sản phẩm, giúp người dân yên tâm đầu tư sản xuất.

+ Xây dựng nâng cấp, nhà văn hóa xã, thôn, mua sắm tủ sách cho nhà văn hóa để người dân có thể giao lưu, học hỏi kinh nghiệm và tiếp thu, lĩnh hội kỹ thuật canh tác, khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất của hộ gia đình.

Trên đây là một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất cho các dạng mô hình NLKH tại xã Dân Tiến, nhằm đưa đời sống của người dân ngày một đi lên, ổn định và phát triển hơn.

Phần 5

Một phần của tài liệu Nghiên cứu và đề xuất giải pháp phát triển mô hình nông lâm kết hợp tại xã Dân Tiến, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w