Kế toán các nghiệp vụ giảm TSCĐ hữu hình

Một phần của tài liệu Bàn về việc hạch toán TSCĐ hữu hình trong các doanh nghiệp.DOC (Trang 25 - 29)

TSCĐ hữu hình của doanh nghiệp giảm do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó chủ yếu do: thanh lý, nhượng bán, góp vốn liên doanh, liên kết bằng TSCĐ, do trả lại vốn góp, do chuyển thành công cụ, dụng cụ … Tùy theo từng trường hợp cụ thể kế toán sẽ phản ánh vào sổ sách cho phù hợp.

2.1. Giảm do thanh lý, nhượng bán TSCĐ

- Khi TSCĐ trong đơn vị bị hư hỏng, không sử dụng được hoặc việc khôi phục lại nguồn lực của tài sản không có hiệu quả kinh tế hoặc là những tài sản lạc hậu, không phù hợp với yêu cầu của đơn vị thì doanh nghiệp sẽ tiến hành làm thủ tục để thanh lí tài sản. Khi thanh lý tài sản thì lập biên bản thanh lí tài sản

- TSCĐ trong các đơn vị được nhượng bán khi TSCĐ sử dụng không có hiệu quả hoặc tài sản không dùng đến hoặc là người ta muốn đầu tư mới TSCĐ, hoặc là nhượng bán để kiếm lời. Khi nhượng bán doanh nghiệp cần phải làm thủ tục, chứng từ liên quan như: thành lập hợp đồng xác định giá, tổ chức đấu giá, lập hợp đồng mua bán, biên bản giao nhận TSCĐ. Căn cứ vào các chứng từ liên quan đến thanh lí, nhượng bán TSCĐ kế toán ghi các bút toán sau:

Bút toán 1: Xóa sổ tài sản thanh lí, nhượng bán, ghi giảm nguyên giá, giá trị hao mòn, giá trị còn lại của tài sản

Nợ TK 214: giá trị hao mòn lũy kế của TSCĐ thanh lí

Có TK 211 (chi tiết từng loại tài sản): Nguyên giá của tài sản

Bút toán 2: Tập hợp các chi phí liên quan đến thanh lí và nhượng bán tài sản

Nợ TK 811: Tập hợp các chi phí phát sinh (chi phí phá dỡ, bốc dỡ, vận chuyển)

Nợ TK 1331: Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)

Có TK 111, 112, 331, 334, 338 … : Tổng chi phí phát sinh

Bút toán 3: Phản ánh thu nhập từ việc thanh lí, nhượng bán TSCĐ Nợ TK 111, 112, 152, 131, 138 … : Tổng giá trị thu hồi

Có TK 33311: Thuế GTGT phải nộp

Có TK 711: Thu nhập từ thanh lí, nhượng bán TSCĐ

2.2. Giảm TSCĐ do chuyển thành công cụ dụng cụ

- Khi điều kiện về tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ thay đổi, những TSCĐ mà không thỏa mãn tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ sẽ được chuyển thành công cụ dụng cụ. Tùy theo giá trị còn lại của tài sản lớn hay nhỏ mà đưa ngay vào chi phí sản xuất kinh doanh hay sẽ được phân bổ dần.

- Trường hợp 1: Nếu giá trị còn lại của TSCĐ nhỏ kế toán sẽ phân bổ hợp vào chi phí sản xuất kinh doanh

Nợ TK 214: Giá trị hao mòn lũy kế của TSCĐ hữu hình giảm Nợ TK 627, 641, 642 … : Giá trị còn lại

Có TK 211 (chi tiết từng loại tài sản): Nguyên giá TSCĐ giảm - Trường hợp 2: Nếu giá trị còn lại của TSCĐ lớn, kế toán sẽ đưa vào chi phí trả trước dài hạn để phân bổ dần vào chi phí kinh doanh của các năm tài chính có liên quan:

Nợ TK 214: Giá trị hao mòn lũy kế của TSCĐ giảm Nợ TK 242: Giá trị còn lại của TSCĐ giảm

Có TK 211 (chi tiết cho từng loại tài sản): Nguyên giá TSCĐ giảm

2.3. Giảm TSCĐ do góp vốn liên doanh liên kết

*. Doanh nghiệp góp vốn bằng TSCĐ vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát

Đối với trường hợp góp vốn tham gia vào cơ sở kinh doanh kiểm soát, nếu giá trị tài sản góp vốn được ghi nhận thấp hơn giá trị thực tế hay giá trị còn lại của TSCĐ góp vốn thì phần chênh lệch nhỏ hơn do đánh giá được ghi vào chi phí khác. Ngược lại nếu giá trị vốn góp được liên doanh ghi nhận cao hơn giá trị còn lại cuat TSCĐ góp vốn phần chênh lệch lớn hơn do đánh giá một phần sẽ được ghi tăng thu nhập khác (tương ứng với lợi ích của các bên khác trong liên doanh), phần còn lại tương ứng với lợi ích của doanh nghiệp trong liên doanh sẽ được ghi nhận là doanh thu chưa thực hiện. Nghiệp vụ này được phản ánh bằng bút toán sau:

Nợ TK 222 (chi tiết đối tác): ghi tăng giá trị vốn góp được cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát ghi nhận

Nợ TK 214: ghi giảm số hao mòn lũy kế chi phí TSCĐ

Nợ TK 811: phần chênh lệch giữa giá trị còn lại TSCĐ góp vốn lớn hơn giá trị vốn góp

Có TK 3387: phần chênh lệch giá trị còn lại nhỏ hơn giá trị vốn góp của TSCĐ góp vốn tương ứng với lợi ích của doanh nghiệp trong liên doanh

Có TK 711: phần chênh lệch giá trị còn lại nhỏ hơn giá trị vốn góp của TSCĐ góp vốn tương ứng với lợi ích của các bên khác nghiệp trong liên doanh

Có TK 211: Nguyên giá TSCĐ hữu hình góp vốn tham gia vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát.

*. Doanh nghiệp góp vốn bằng TSCĐ vào công ty liên kết

- Đầu tư vào công ty liên kết dưới hình thức góp vốn bằng TSCĐ, căn cứ vào giá trị thỏa thuận được công ty liên kết ghi nhận, phần chênh lệch giữa giá trị vốn góp được công ty liên kết ghi nhận với giá trị còn lại của TSCĐ hữu hình sẽ được đưa vào thu nhận khác hoặc chi phí khác. Cụ thể, kế toán ghi nhận theo bút toán sau:

Nợ TK 223 (chi tiết đối tác): Ghi tăng số đầu tư vào công ty liên kết Nợ TK 214: giá trị hao mòn lũy kế TSCĐ góp vốn

Nợ TK 811: phần chênh lệch giữa giá trị đầu tư được công ty liên kết ghi nhận nhỏ hơn giá trị còn lại của TSCĐ góp vốn, hoặc Có TK 711: phần chênh lệch giữa giá trị đầu tư được ghi nhận lớn

hơn giá trị còn lại của TSCĐ góp vồn

Có TK 211: Nguyên giá TSCĐ góp vốn vào công ty liên kết

2.4. Giảm TSCĐ do trả lại vốn góp

- Khi hết hạn hợp đồng liên doanh, liên kết doanh nghiệp có thể trả lại vốn góp cho các bên bằng TSCĐ và các bên cùng có thể thống nhất để đánh giá lại giá trị tài sản được trả lại và ghi giảm số vốn góp theo giá trị được đánh giá lại và phần chênh lệch giữa giá trị còn lại của tài sản và giá trị đóng góp lại được đưa vào khoản thu nhận khác hoặc chi phí khác:

Nợ TK 411: Ghi giảm nguồn vốn kinh doanh theo giá trị thỏa thuận Nợ TK 214: Ghi giảm hao mòn lũy kế của TSCĐ trả lại

Nợ TK 811: Giá trị còn lại của TSCĐ lớn hơn giá trị thỏa thuận Có TK 711: Giá trị còn lại của TSCĐ nhỏ hơn giá trị thỏa thuận

Có TK 211 (chi tiết): Giá trị còn lại của TSCĐ nhỏ hơn giá trị thỏa thuận

2.5. Giảm TSCĐ do phát hiện thiếu

- Đối với trường hợp TSCĐ dùng cho sản xuất kinh doanh thiếu hụt phát hiện qua kiểm kê xác định được nguyên nhân và có quyết định xử lí ngay, căn cứ vào "Biên bản xử lí TSCĐ thiếu" đã được duyệt kế toán ghi:

Nợ TK 214: Giá trị hao mòn lũy kế của TSCĐ thiếu

Nợ TK 111, 112, 1388, 334: Giá trị thiếu người phạm lỗi phải bình thường đã thu, phải thu, hay trừ vào lương Nợ TK 411: Nếu được phép ghi giảm vốn kinh doanh

Nợ TK 811: Số tổn thất do doanh nghiệp chịu Có TK 211: Nguyên giá TSCĐ thiếu

- Đối với TSCĐ dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh, khi phát hiện thiếu, chưa xác định được nguyên nhân, căn cứ vào biên bản kiểm kê, kế toán ghi:

Nợ TK 214: Giá trị hao mòn lũy kế của TSCĐ thiếu

Nợ TK 138(1): Giá trị tổn thất chờ xử lí (theo giá trị còn lại của TSCĐ mất mát, thiếu hụt)

Có TK 211 (chi tiết): Nguyên giá TSCĐ thiếu hụt, mất mát

Một phần của tài liệu Bàn về việc hạch toán TSCĐ hữu hình trong các doanh nghiệp.DOC (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(32 trang)
w