2 Các văn bản pháp luật về phòng chống ma túy, mại dâm 45 43 3 Các văn bản pháp luật về an toàn giao thông 39
2.1.2.1. Thực trạng thanh niên nói chung và thanh niên đô thị nói riêng vi phạm pháp luật
niên đô thị nói riêng vi phạm pháp luật
2.1.2.1. Thực trạng thanh niên nói chung và thanh niên đô thị nói riêng vi phạm pháp luật riêng vi phạm pháp luật
Tình hình thanh niên phạm tội
Những năm gần đây , nhận thức và hành vi chấp hành pháp luật của của thanh niên nói chung và thanh niên đô thị nói riêng đã có nhiều chuyển biến. Mặc dù đã có những nỗ lực không ngừng từ các cấp lãnh đạo, nhưng cơ chế kinh tế thị trường với những mặt trái của nó đã tác động không nhỏ lên tình trạng ngày càng gia tăng tội phạm trong thanh niên, đặc biệt là người chưa thành niên. Theo thống kê của cơ quan điều tra thuộc Bộ Công an, tình hình thanh niên phạm tội những năm gần đây tăng nhanh , từ 39.198 người
năm 2005 và 11 tháng đầu năm 2006 là 44.779 người. Xu hướng thanh niên chưa thành niên ở các đô thị vi phạm pháp luật trong những năm gần đây
tăng rõ rệt, tập trung vào các nhóm tội: xâm phạm sở hữu, tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm và danh dự con người; gây rối an ninh trật tự, an ninh xã hội; ma túy, mại dâm…; qua theo dõi của ngành từ năm 2000 - 2006, tội phạm do người chưa thành niên gây ra là 74.389 vụ với 95.103 em, riêng năm 2006 là 10.468 vụ với 16.446 em và số trẻ em có nguy cơ vi phạm pháp luật là 71.581 em.
Chỉ trong 7 tháng đầu năm 2007 đã có 33.284 trường hợp thanh niên , học sinh, sinh viên ở các thành phố bỏ học , bỏ nhà đi lang thang có nguy cơ vi phạm pháp luật [5]. Tội phạm trong thanh niên, học sinh, sinh viên tiếp tục gia tăng , nhất là các băng nhóm thanh , thiếu niên tụ tập ăn chơi , đâm chém lẫn nhau , gây rối trật tự công cộng diễn ra rất phức tạp ở nhiều nơi , nhất là các thành phố lớn (Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Hà Nội, Lâm Đồng, Cần Thơ, Bến Tre, Bình Dương, Quảng Ninh…). Qua rà soát đến quý I năm 2007, cả nước có 40.088 đối tượng là người chưa thành niên vi phạm pháp luật, trong đó 15.622 em đang có biểu hiện vi phạm, 744 em nghiện ma túy, 16.934 em có tiền án, tiền sự, 1.342 em phạm tội nghiêm trọng (nhiều vụ đối tượng tuy còn ít tuổi nhưng đã phạm các tội giết người, cướp tài sản…). Sáu tháng đầu năm 2008 đã xảy ra 5.746 vụ với 9.000 em (tăng 2% số vụ). Số vụ án do người chưa thành niên gây ra chiếm khoảng 20% tổng số vụ vi phạm hình sự, là một con số rất lớn. Tội danh trộm cắp tài sản chiếm 38%; cố ý gây thương tích chiếm 11% và đặc biệt là giết người chiếm 1,4%. Trong đó, lứa tuổi tội phạm cao nhất từ 16 đến dưới 18 tuổi, chiếm khoảng 60%; từ 14 đến dưới 16 tuổi là 32% và dưới 14 tuổi là 8%. Ban Chỉ đạo phòng chống tội phạm của Chính phủ cho biết: 6 tháng đầu năm 2009, tình trạng phạm tội trong lứa tuổi học sinh, sinh viên rất đáng báo động, tỷ lệ học sinh, sinh viên chiếm 3,6%; người phạm tội dưới 18 tuổi chiếm 10,1% tổng số người phạm tội [4]. Đặc biệt thanh niên đô thi ̣ cũng đang là nhóm vi phạm Luật Giao thông nhiều nhất khi tham gia giao thông trên đường, đối tượng gây ra tai nạn
chết.
Số liệu của Tòa án nhân dân tối cao phân tích hành vi phạm tội do thanh niên đô thi ̣ thực hiện bị xét xử : các tội xâm phạm sở hữu công dân có số lượng bị cáo xét xử nhiều nhất và có xu hướng gia tăng; các tội xâm phạm an toàn, trật tự công cộng và trật tự quản lý hành chính, các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự con người cũng ở mức cao. Tuy nhiên, ở một số tội danh nghiêm trọng, tỷ lệ bị cáo là thanh niên cao hơn, như tội giết người, tội hiếp dâm trẻ em… Tính chất phạm tội do thanh niên thực hiện rất nghiêm trọng và nguy hiểm đối với xã hội như: cướp giật tài sản công dân, giết người cướp của, hiếp dâm trẻ em và đua xe máy trái phép… Đặc biệt gần đây xuất hiện nhiều vụ sử dụng vũ khí, súng, lựu đạn làm chết và bị thương nhiều người. Tình trạng phạm tội mang tính tập thể, có tổ chức tụ tập thành băng nhóm để trộm cắp, cướp giật, đâm thuê, chém mướn, đua xe trái phép, tổ chức sử dụng ma túy khá phát triển ở các thành phố lớn.
Việc chấp hành kỷ luật lao động cũng ảnh hưởng tới nghề nghiệp và việc làm của thanh niên; tình trạng tỉ lệ thanh niên qua đào tạo nghề thấp, kỷ luật lao động, tác phong công nghiệp trong lao động về cơ bản chưa được hình thành gây ra mất việc làm còn khá phổ biến (50% số lao động thanh niên đô thị thôi việc là do không đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp hoặc do ý thức kỷ luật kém).
Tình hình tệ nạn ma túy và mại dâm
Tệ nạn ma túy tại nước ta hiện nay diễn biến phức tạp, đặc biệt là nghiện ma túy tổng hợp, sử dụng ma túy trong vũ trường, nhà hàng đang là mối lo của toàn xã hội. Tính chất xã hội của tội phạm và tệ nạn ma túy ngày càng trở nên phức tạp đã lôi kéo nhiều người thuộc các thành phần xã hội tham gia trong mua bán, vận chuyển, tàng trữ và sử dụng các chất ma túy. Số lượng thanh niên đô thi ̣ mắc nghiện ma túy hiện nay rất nghiêm trọng. Tỷ lệ hít Heroin trong thanh niên nói chung, trong học sinh, sinh viên nói riêng ngày càng cao ở các thành phố, thị xã. Thời gian gần đây xuất hiện nhiều
hình thức tiêm chích, hít các chất ma túy tổng hợp rất độc hại như Heroin, Amphetamin, Methamphetamin…; thậm chí pha loãng xái thuốc phiện rồi tiêm trực tiếp vào tĩnh mạch, là một trong những nguyên nhân lân lan nhanh bệnh dịch HIV/AIDS. Tình trạng sử dụng các loại ma túy tổng hợp trong thanh niên đang ở mức báo động.
Thành phần nghiện ma túy không chỉ là con em các gia đình gặp khó khăn bế tắc về cuộc sống, cha mẹ ly hôn, trẻ em lang thang cơ nhỡ mà đang lan nhanh ở các gia đình giàu có, cán bộ công chức lơi lỏng việc quản lý, giáo dục con cái; đối tượng nghiện không chỉ dừng lại ở thanh niên hư mà lan sang cả học sinh, sinh viên, ca sĩ, người mẫu, vận động viên. Tình trạng một bộ phận thanh niên ở các đô thị tụ tập ăn chơi sa đọa, sử dụng ma túy tổng hợp thời gian gần đây trong tình trạng đáng báo động. Một bộ phận thanh niên tụ tập theo nhóm nhỏ, thuê khách sạn, nhà nghỉ làm phòng lắc, sử dụng ma túy tổng hợp ngay tại nhà. Tuy nhiên, môi trường sử dụng ma túy tổng hợp được ưa thích nhất vẫn là những vũ trường, quán bar bởi đây là những nơi có điều kiện thuận lợi và có những người cùng cảnh dễ sử dụng ma túy. Tốc độ gia tăng người nghiện ma túy ở nước ta tuy đã được kiềm chế tốt hơn nhưng vẫn đang trong xu thế tăng nhanh (tăng lên 12,57%/năm. khoảng 8.700 người/năm. năm 2008 là 173.603 người), trong đó chủ yếu là thanh niên đô thị (chiếm 68,3% tổng số người nghiện có hồ sơ kiểm soát). Thống kê năm 2007 cho thấy người nghiện có độ tuổi từ 16 đến 18 tuổi là 3.633 người, từ 18 đến 45 tuổi: 121.044 người. năm 2008 độ tuổi từ 16 đến dưới 30 tuổi là 47.946 người. Sáu tháng đầu năm 2009: độ tuổi từ 16 đến dưới 30 tuổi là 49.705 người. Điều đáng quan tâm là sự gia tăng đột biến của tệ nạn ma túy trong học đường. Số học sinh, sinh viên nghiện ma túy năm 2007 là 2.878 người, năm 2008 là 2.636 người, 6 tháng đầu năm 2009 là 214 người (theo Văn phòng thường trực phòng chống ma túy Bộ Công an). Tình trạng nghiêm trọng khác là sự gia tăng số thanh niên sử dụng ma túy tổng hợp ở các "động lắc" thực sự trở thành nỗi ám ảnh cho xã hội.
Lối sống lệch lạc, thực dụng, thích hưởng thụ đang có xu hướng lây lan trong một bộ phận không nhỏ giới trẻ. Một bộ phận thanh niên đô thi ̣ thiếu ý thức rèn luyện, non kém về nhận thức, chưa xác định được định hướng, lý tưởng sống đúng đắn. Tình trạng mắc tội phạm và tệ nạn xã hội, đặc biệt là tệ nạn mại dâm và lối sống đồi trụy có xu hướng gia tăng. Bản lĩnh và khả năng lựa chọn thông tin đúng đắn, các giá trị văn hóa đích thực trong một bộ phận thanh niên còn rất đáng lo ngại. Với sự nỗ lực của các ngành, tệ nạn mại dâm đến nay đã được kiềm chế về tốc độ, phạm vi, giảm cơ bản mức độ hoạt động công khai, các tụ điểm nóng phức tạp; kiểm soát được tình trạng mại dâm nơi công cộng. Cả nước có khoảng 50.000 người bán dâm, số có hồ sơ quản lý là 13.064 người chiếm khoảng 26% trong số ước tính kể trên (theo Ủy ban Quốc gia về phòng chống AIDS và ma tuý - mại dâm). Mại dâm tập trung chủ yếu ở một số thành phố lớn, các tụ điểm du lịch, vui chơi giải trí, các địa bàn giáp ranh, khu vực biên giới. Phần lớn gái mại dâm đều ở lứa tuổi thanh niên, vị thành niên và đang có xu hướng ngày càng trẻ hóa. Tệ nạn mại dâm có xu hướng gia tăng về quy mô và mở rộng địa bàn không chỉ có ở các thành phố lớn, các khu du lịch, nghỉ mát mà còn phát triển đến các vùng ven đô, các địa bàn giáp ranh, các khu công nghiệp, các tuyến giao thông đường bộ, các công trình xây dựng. Theo kết quả khảo sát tại 14 tỉnh/thành phố, cơ cấu nhóm tuổi của người bán dâm được thể hiện trong biểu đồ 2.3.
13.4
42.437.7 37.7
6.5