Giáo dục ý thức pháp luật đối với thanh niên là một trong những hình thức thực hiện các chủ trương, chính sách, nghị quyết của Đảng, là hoạt động nhằm đáp ứng yêu cầu tăng cường quản lý xã hội bằng pháp luật, góp phần nâng cao hiểu biết và ý thức tôn trọng pháp luật, bảo đảm hiệu quả thực thi pháp luật của thanh niên trong điều kiện hội nhập nền kinh tế quốc tế, có ý nghĩa thiết thực đối với thanh niên. Nhờ công tác giáo dục ý thức pháp luật, thanh niên nhanh chóng cập nhật các văn bản pháp luật mới, các thông tin cần thiết trong lĩnh vực của cuộc sống và làm việc như kinh doanh, thương mại và luật pháp, đây là điều hết sức quan trọng đối với thanh niên. Thực tế các doanh nhân trẻ không thể tham gia tích cực vào các quan hệ kinh tế nếu như không có những kiến thức và thông tin về kinh tế và pháp luật - đó là cơ sở pháp lý đồng thời là môi trường pháp lý quan trọng của các quan hệ kinh tế.
Có đến 99,85% người dân tham gia khảo sát cho rằng thông tin pháp luật đem lại lợi ích cho cuộc sống hàng ngày, 67% trong số đó cho rằng rất có ích. Trên 99% người dân trả lời phiếu khảo sát rằng lý do chủ yếu họ đánh giá việc hiểu biết thông tin pháp luật có ích là giúp họ tôn trọng pháp luật hơn và bảo vệ lợi ích hợp pháp của bản thân [6]. Kết quả rõ nét của các hoạt động giáo dục ý thức pháp luật cho người dân được thể hiện ở sự hiểu biết pháp luật của người dân, đặc biệt trong các lĩnh vực gắn liền với cuộc sống hàng ngày.
Nhu cầu có được thông tin pháp luật lại tỏ ra càng cần thiết đối với các đối tượng thanh niên , trong đó có thanh niên đô thị . tình trạng thiếu hiểu biết về pháp luật của thanh niên cũng gây ra rất nhiều khó khăn cho thanh niên đô thị trong cuộc sống; thanh niên chưa tạo được thói quen thực hiện quyền và nghĩa vụ pháp lý, sử dụng những quyền và nghĩa vụ pháp lý đó trong việc bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình dẫn đến dễ bị người khác lợi dụng, lạm dụng gây thua thiệt cho chính bản thân. Rất nhiều vụ bạo hành, lạm dụng sức lao động, lôi kéo dụ dỗ thanh niên đô thị vi phạm pháp luật mà chính bản thân thanh niên do không có thông tin về pháp luật đã không ý thức được, không tự bảo vệ được chính bản thân hoặc vi phạm pháp luật.
Với câu hỏi: "Khi có vấn đề thắc mắc về pháp luật, anh (chị) thường chọn cách nào để giải quyết?", có 39% thanh niên chọn thông qua tự tìm hiểu sách, báo, các văn bản pháp luật để giải quyết; 35% thanh niên chọn thông qua trao đổi ý kiến tại của buổi sinh hoạt Đoàn, Hội; 30% thông qua trao đổi, thảo luận tại các buổi sinh hoạt của Câu lạc pháp luật tổ chức tại địa phương hoặc trong trường học nơi thanh niên sinh sống, học tập…
Bảng 1.1: Cách giải quyết của thanh niên khi có vấn đề thắc mắc về pháp luật
TT C¸ch gi¶i quyÕt Sè
phiÕu
Tû lÖ (%)