0
Tải bản đầy đủ (.doc) (46 trang)

nghĩa của việc tìm hiểu tính mở của hệ thống triết học Mác

Một phần của tài liệu BÁO CÁO TỐT NGHIỆP TRIẾT HỌC MÁC LÊ NIN VỚI TÍNH CÁCH LÀ MỘT HỆ THỐNG MỞ (Trang 35 -35 )

Dựa trên sự phân tích một số nội dung cơ bản thể hiện tính mở và phát triển của hệ thống triết học Mác như: vấn đề phép biện chứng và chân lý, vấn đề lý luận nhận thức và thực tiễn, mô hình xã hội tương lai…ta có thể rút ra một số kết luận có ý nghĩa sau:

Một là, hệ thống triết học Mác luôn hướng về thực tế, hướng về thời đại, hướng về tương lai chứ không phải là thứ triết học kinh viện, thứ lý luận thư phòng. Mác từng chỉ ra rằng mọi triết học chân chính đều là tinh hoa của thời đại mình, do đó tất yếu sẽ xuất hiện một thời đại, khi mà triết học không chỉ về nội dung bên trong mà cả về biểu hiện bên ngoài của nó đều cần tiếp xúc và tương tác với thế giới hiện thực của thời đại mình. Triết học Mác là một lý luận như vậy, nó không phải là nhất thành, bất biến và ngưng đọng, chết cứng, mà luôn nhìn thẳng vào hiện thực, hướng vào thời đại của mình với những vấn đề và nhiệm vụ nhất thiết đặt ra ở các nước và các dân tộc khác nhau vận dụng lập trường, quan điểm, phương pháp cơ bản của mình để nghiên cứu tình hình mới, giải thích hiện thực, dự báo tương lai, không ngừng phát triển về phía trước.

Hai là, hệ thống triết học Mác không thực hiện chủ nghĩa bè phái, nó có thái độ đúng đắn với các tư tưởng phi Mácxít. Khi triết học Mác được sáng lập nó đã có thái độ mở ngỏ đối với các tư tưởng như: triết học cổ điển Đức. Kinh tế chính trị học cổ điển Anh, chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp…để tiến hành phủ định biện chứng đối với chúng, lọc lấy những tinh hoa và gạt bỏ tính cặn bã. Qua sự kế thừa, tiêu hoá, hấp thu, tái tạo một cách phê phán và không ngừng phát triển về phía trước, đã hình thành nên một hệ thống lý luận khoa học, logic và cách mạng với bản tính luôn vận động, biến đổi phù hợp với quy luật phát triển khách quan của hiện thực.

Ba là, hệ thống triết học Mác có thể đối sử với chính nó bằng thái độ khoa học chứ không bảo thủ, dừng bước. Triết học Mác cho rằng, bất cứ học thuyết nào cũng không thể đạt tới chân lý cuối cùng và triết học Mác cũng không nằm ngoài quy luật đó, nó không phải là một hệ thống chết cứng. Lập trường, quan điểm và phương pháp mà triết học Mác cung cấp cho giai cấp vô sản và chính đảng của nó chỉ có thể mở

đường cho loài người tiếp tục nhận thức chân lý chứ không đi tới chân lý cuối cùng. Nó là lý luận không ngừng đổi mới và phát triển.

Thế nhưng, cũng cần thấy rằng, toàn bộ hệ thống triết học Mác mở ngỏ và phát triển để những người đi sau có thể cải biến, vận dụng phù hợp hơn với thực tại đang sống. Nhưng, những lập trường, quan điểm, phương pháp thể hiện cốt tuỷ, linh hồn của triết học Mác lại luôn được khẳng định là ổn định, bất biến. Không thể hiểu tính mở và có thể biến đổi của nó là phủ nhận lập trường, quan điểm, phương pháp của triết học Mác, nhằm xoá nhoà ranh giới nguyên tắc giữa triết học Mác và các trào lưu, trường phái tư tưởng phi Mác xít. Cần nhận thức sâu sắc tính mở ngỏ và phát triển của hệ thống triết học Mác là biện chứng với tính ổn định của những nguyên lý phổ biến, cách mạng và khoa học mà trên cơ sở đó triết học Mác xây dựng nên học thuyết của mình. Đặc điểm có tính bản chất này của hệ thống triết học Mác vừa phản đối chủ nghĩa giáo điều, vừa phản đối chủ nghĩa cơ hội hữu khuynh lấy cớ thời đại biến đổi để phủ nhận triết học Mác. Như vậy khi chúng ta kiên định chủ nghĩa xã hội khoa học Mácxít là phải hiểu rõ và sâu sắc bản tính khoa học và cách mạng của nó, tức không phải kiên trì một cách chết cứng, kiên trì kiểu giáo điều chủ nghĩa, kiểu mọt sách. Phát triển chủ nghĩa xã hội khoa học, không phải là nhân nhượng những biến cố trước mắt, không phải là xuyên tạc linh hồn của nó. Mà cần thông qua việc nghiên cứu tình hình mới, giải quyết vấn đề mới, tổng kết kinh nghiệm mới, rút ra kết luận mới, từ đó sáng tạo ra lý luận mới để chỉ đạo hiện thực khách quan. Chính thực tiễn là tiêu chuẩn duy nhất để kiểm nghiệm xem có phải cải biến những tư tưởng triết học Mác để vận dụng phù hợp hơn vào phát triển xã hội hay không.

Bốn là, thế giới đã, đang và sẽ có những biến đổi to lớn và phức tạp, với sự phát triển như vũ bảo của khoa học và công nghệ, với vai trò ngày càng tăng của kinh tế tri thức và cùng với đó là nhu cầu hội nhập, giao lưu và hợp tác quốc tế, nhân loại đã bước sang kỷ nguyên toàn cầu. Nhưng triết học Mác với tính cách là một hệ thống mở, với tư cách là thế giới quan và phương pháp luận khoa học vẫn là triết học của thời đại ngày nay, vẫn là kim chỉ nam cho hoạt động nhận thức và cải tạo xã hội của các lực lượng tiến bộ đang đấu tranh vì một thế giới hoà bình, dân chủ, tiến bộ và phát triển bền vững.

Năm là, những quan điểm phủ nhận chủ nghĩa Mác nói chung, triết học Mác nói riêng là sai lầm đáng tiếc, là không nhìn nhận được đầy đủ tính mở của nó. Bởi lẽ, triết

học Mác không phải là sản phẩm của nền văn minh nào, mà là tinh hoa trí tuệ của nhân loại, là hơi thở của thời đại.

Sáu là, yêu cầu phát triển nội tại bản thân triết học Mác trước đòi hỏi bức thiết thời đại tất yếu dẫn đến việc phải cải biến, tiếp tục khẳng định và làm sâu sắc hơn bản chất cách mạng và khoa học, cũng như tính mở của nó trong điều kiện mới.

Bảy là, hiện nay đối với các trào lưu tư tưởng phi Mácxít phương Tây và phương Đông hiện đại cũng không nên có thái độ siêu hình gạt bỏ tất cả, mà cần dựa trên nền tảng mang tính chất kim chỉ nam của triết học, hấp tthu một cách có phê phán một số tư tưởng, chủ trương có giá trị hiện thực, từ đó mở rộng tầm nhìn và lĩnh vực của mình, phát triển tốt hơn triết học Mác.

Tám là, việc tìm hiểu triết học Mác với tính cách là một hệ thống mở từ việc xem xét các vấn đề từ bản thể luận, nhận thức luận đến vấn đề nhân sinh xã hội, từ những qua điểm cách mạng hiện thực đến những dự báo khoa học, từ cách tiếp cận thế giới đến cách tiếp cận giá trị…Với mong muốn bổ sung, phát triển nó trên cơ sở tiếp thu những thành quả mới nhất của tri thức khoa học và của thực tiễn luôn là đòi hỏi của cuộc sống. Điều đó trở nên vô cùng cần thiết , nhất là trong bối cảnh hiện nay, khi mà, sự bền vững của một học thuyết cần được khẳng định bằng sức sống thực sự của nó, chứ không chỉ bằng suy đoán logic và những mệnh đề thiên về giáo huấn thuần tuý.

Chín là, theo đó việc hiểu đúng triết học Mác với tính cách là một hệ thống mở sẽ đem đến lời giải đáp thiết thực, cho phép hình thành hướng nghiên cứu di sản tinh thần của triết học Mác và vận dụng sáng tạo nó trong quá trình đổi mới đất nước theo xu thế vận động chung của lịch sử có tính đến nét đặc thù điều kiện riêng của Việt Nam.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO TỐT NGHIỆP TRIẾT HỌC MÁC LÊ NIN VỚI TÍNH CÁCH LÀ MỘT HỆ THỐNG MỞ (Trang 35 -35 )

×