KẾT LUẬN CHƯƠNG

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp Triết học Mác Lê Nin với tính cách là một hệ thống mở (Trang 42 - 45)

Cái làm nên giá trị bền vững của triết học Mác chính là ở tính mở và phát triển của nó. Tính chất mở của hệ thống triết học Mác không chỉ ở vấn đề duy vật biện chứng và vấn đề chân lý, ở vấn đề lý luận nhận thức và thực tiễn, vấn đề mô hình xã hội tương lai như đã được phân tích ở trên. Mà ở hầu hết các vấn đề khác của hệ thống triết học Mác, ta cũng đều có thể nhận thấy tính mở và phát triển của nó. Bởi, các nhà sáng lập ra nó đã kế thừa và phát triển sáng tạo những thành tựu của toàn bộ tư tưởng triết học nhân loại trước đó. Các nhà sáng lập ra nó đã biến nó thành một hệ thống mở bằng cách thổi vào đó một “linh hồn sống”. Mặt khác là do những người kế tục trung thành, luôn biết làm mới nó, trước hết như một nhu cầu tự thân, sau đó là để phù hợp hơn với sự biến đổi không ngừng của hiện thực khách quan và cuối cùng là để đáp ứng vai trò ngày càng tăng của nó đối với thực tiễn cuộc sống.

KẾT LUẬN

Từ việc đưa ra phân tích những phạm trù cơ bản giúp làm rõ tính mở và phát triển của hệ thống triết học Mác. Người viết khoá luận có thể nêu lên một số kết luận sau:

Thứ nhất, triết học Mác với tính cách là một hệ thống mở nó thể hiện là một chỉnh thể chặt chẽ gồm, thế giới quan, nhận thức luận và nhân sinh quan có liên hệ, tác động qua lại với nhau và với môi trường bên ngoài.

Thứ hai, lịch sử luôn vận động và biến đổi, mỗi khi nhân loại bước sang một giai đoạn mới và mỗi khi đời sống xã hội thay đổi có tính chất bước ngoặt. Nhất là hiện nay, khi thế giới đã, đang và sẽ có những biến đổi lớn lao và phức tạp. Thì mỗi học thuyết triết học đều phải được nhìn nhận dựa trên quan điểm lịch sử cụ thể. Để có thể nắm bắt được bản chất, quy luật vận động, biến đổi của nó để từ đó có thể đưa ra những dự đoán, dự báo về sự phát triển tiếp theo của thời đại, của đời sống xã hội. Và triết học Mác cũng không nằm ngoài quy luật đó, với tư cách là một hệ thống mở. Nó đòi hỏi phải luôn được bổ sung, phát triển vào trong các yếu tố, cấu trúc của nó những chất liệu hiện thực.

Thứ ba, với tư cách là một hệ thống mở, triết học Mác luôn thể hiện sức sống mãnh liệt của mình trước mọi thách thức gay gắt, mọi luận thuyết về “sự phá sản chủ nghĩa Mác”. Những cuộc “mai táng” định kỳ triết học Mác của các học giả tư sản luôn khiến cho những kẻ đào huyệt thất vọng và không bằng lòng vì mỗi lần như vậy, họ tưởng rằng triết học Mác đã chết, thì nó càng biểu hiện sống động hơn.

Thứ tư, ngày nay thực tiễn và tư duy về lịch sử của nhân loại có nhiều thay đổi. Nhưng không vì thế mà triết học Mác mất đi giá trị và thiếu sức thu hút. Các nước xã hội chủ nghĩa vấn đang tồn tại đầy sức sống, những thành tựu to lớn của nhân dân ta trong sự nghiệp đổi mới và các nước chủ nghĩa xã hội khác là minh chứng hết sức thuyết phục cho việc nhận thức sâu sắc tính mở của hệ thống triết học Mác.

Thứ năm, chúng ta không nên tạo dựng cho mình thần tượng về một hệ thống tư tưởng hoàn chỉnh và bất biến, bởi Mác không là đấng chúa trời tối cao và học thuyết mà Mác cố công xây dựng không là kinh thi. Để không rơi vào chủ nghĩa giáo điều, chủ nghĩa bảo thủ mà hậu quả của nó thì không thể lường trước được.

Thứ sáu, việc nghiên cứu một cách cơ bản và hệ thống, làm sáng rõ tính mở của triết học Mác chẳng những cần thiết cho việc đổi mới nhận thức, phát triển lý luận mà

con cung cấp những luận cứ khoa học đáng tin cậy làm cơ sở cho việc hoạch định đường lối, chính sách của Đảng, góp phần thúc đẩy sự nghiệp đổi mới đi đến thắng lợi. Tích cực tham gia cuộc đấu tranh tư tưởng lý luận nhằm bảo vệ sự trong sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin, phát huy sức sống và ảnh hưởng của nó đến cách mạng Việt Nam.

Có thể khẳng định, với tính cách là một hệ thống mở, việc bổ sung, phát triển triết học Mác không có nghĩa là phủ định nó mà là tiếp tục làm sáng tỏ và khẳng định ý nghĩa lịch sử vĩ đại cùng giá trị thời đại của nó. Cũng vì thế, trong quá trình này chúng ta cần tránh và cảnh giác với những biểu hiện cực đoan, lệch lạc hoặc núp dưới chiêu bài “bổ sung, phát triển” triết học Mác để bác bỏ những nguyên lý cơ bản của nó, thay vào đó là những quan điểm, tư tưởng của chủ nghĩa cơ hội, xét lại hoặc núp dưới khẩu hiệu “chống chủ nghĩa giáo điều” để khái quát, cắt xén, thậm chí thêm bớt một cách tuỳ tiện những nguyên lý cơ bản của triết học Mác. Làm mất đi bản chất cách mạng và khoa học vốn có của nó.

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp Triết học Mác Lê Nin với tính cách là một hệ thống mở (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(46 trang)
w