Nghĩa của việc vận dụng triết học Mác với tính cách là một hệ thống mở ở nước ta giai đoạn hiện nay.

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp Triết học Mác Lê Nin với tính cách là một hệ thống mở (Trang 37 - 42)

là một hệ thống mở ở nước ta giai đoạn hiện nay.

Công cuộc đổi mới đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta trong hơn 20 năm qua đã thu được những thành tựu to lớn, song cho đến nay, nước ta vẫn đứng trước những thách thức và nguy cơ to lớn, đòi hỏi chúng ta phải nhận thức lại cho đúng để nắm vững, vận dụng sáng tạo, bổ sung và phát triển di sản triết học Mác. Làm sáng tỏ, sâu sắc hơn những luận điểm phù hợp với quy luật phát triển thực tiễn xã hội. Trên cơ sở đó, góp phần phát triển và hoàn thiện lý luận xây dựng đất nước ta trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, với đầy đủ tính thời sự và cấp thiết của nó.

Trong quá trình đổi mới, Đảng cộng sản Việt Nam đã ngày càng nhận thức sâu sắc và đầy đủ hơn về chủ nghĩa Mác, đồng thời vận dụng sáng tạo hơn vào việc hoạch định đường lối đổi mới, từng bước khắc phục những sai lầm như ấu trĩ giản đơn, giáo điều máy móc, chủ quan duy ý chí…trong nhận thức và hành động. Chính nhờ hiểu được rằng, triết học Mác là một hệ thống mở, phát triển và luôn vận động cùng thời đại nên trong những năm vừa qua, Đảng cộng sản Việt Nam đã có những bổ sung, cải biến để phát triển tất cả các nội dung cơ bản ở cả ba bộ phận cấu thành chủ nghĩa Mác. Đặc biệt, triết học đã trở thành cơ sở lý luận - phương pháp luận khoa học cho việc nhận thức tình hình thế giới và trong nước, cho việc hình thành đường lối, chính sách đổi mới của Đảng ta hiện nay. Được thể hiện rõ nét ở những nội dung cơ bản sau:

Thứ nhất, ta đã từng bước làm sáng tỏ đặc trưng của chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Trên cơ sở vừa thể hiện tính quy luật phổ biến về chủ nghĩa xã hội theo học thuyết Mác - Lênin vừa thể hiện tính đặc thù dân tộc, có tính dến những đặc điểm của thời đại. Trong đó nổi lên những vấn đề tiêu điểm như: chủ nghĩa xã hội mà chúng ta đang xây dựng là một xã hội dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh; do nhân dân làm chủ; đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế…Thực tiễn quá trình đổi mới đã đem lại những đánh giá được khẳng định tại đại hội X: “hệ thống quan điểm lý luận về công cuộc đổi mới, về xã hôi, xã hội chủ nghĩa và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam đã hình thành trên những nét cơ bản”[18; tr.68]. Con đường phát triển được xác định trên cơ sở nhận thức và giải quyết tốt các mối quan hệ biện chứng, sự tương tác giữa các bộ phận cơ bản cấu thành và cơ chế vận động, phát triển của đát nước trong bối cảnh mới của thời đại.

Vấn đề nền tảng, có ý nghĩa quan trọng nhất là việc nhận thức ngày càng đúng đắn về sự cần thiết phải tạo lập sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Đã khắc phục quan điểm chủ quan duy ý chí cho rằng quan hệ sản xuất tiên tiến đi trước sẽ mở đường cho sự phát triển của lực lượng sản xuất đang ở trình độ thấp, thậm chí có tác động kéo lực lượng sản xuất đi lên. Đảng ta đã khẳng định: “lực lượng sản xuất không chỉ bị kìm hãm trong trường hợp quan hệ

sản xuất lạc hậu, mà cả khi quan hệ sản xuất phát triển không đồng bộ, có những yếu tố đi quá xa so với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất”[18; tr.58]

Về quan hệ giữa kinh tế và chính trị: kinh tế xét đến cùng quyết định chính trị và các mối quan hệ xã hội khác. Nhận thức đúng đắn mối quan hệ biện chứng này là cơ sở “kết hợp chặt chẽ ngay từ đầu đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị, lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm, đồng thời đổi mới từng bước chính trị”[17; tr.71]. Công cuộc đổi mới xã hội với những bước tiến mạnh mẽ đòi hỏi cần phải quan tâm hơn nữa đến đổi mới chính trị đồng bộ với đổi mới kinh tế. Trên cơ sở lấy đổi mới kinh tế làm trung tâm, cần đẩy mạnh đổi mới tổ chức, phương thức hoạt động và cơ chế vận hành của hệ thống chính trị, làm cho hệ thống chính trị có tác động mạnh mẽ tới việc giải phóng lực lượng sản xuất, phát triển kinh tế nhanh và bền vững. Đề cập đến vấn đề này, đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng khẳng định: “xét trên tổng thể, Đảng ta bắt đầu công cuộc đổi mới về tư duy chính trị trong việc hoạch định đường lối và chính sách đối nội, đối ngoại. Không có sự đổi mới đó thì không có mọi sự đổi mới khác. Song, Đảng ta đã đúng khi tập trung trước hết vào việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ đổi mới kinh tế, khắc phục những khủng hoảng kinh tế - xã hội, tạo tiền đề cần thiết về vật chất và tinh thần để giữ vững ổn định chính trị, xây dựng và cũng cố niềm tin của nhân dân, tạo thuận lợi để đổi mới các mặt của đời sống xã hội”[17; tr.71].

Về quan hệ giữa kinh tế và văn hoá, xác định văn hoá là cội nguồn của mọi mục đích và động cơ phát triển, là nền tảng tinh thần của xã hội. Đưa văn hóa thấm sâu vào các hoạt động kinh tế, làm cho sự phát triển văn hoá tương xứng và đồng bộ với tăng trưởng kinh tế, tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với phát triển văn hoá. Nhất là trong công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay, phát triển văn hoá, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, giải quyết tốt mối quan hệ giữa kinh tế và văn hoá là sự phát triển năng động, có hiệu quả và vững chắc nhất. Do vậy, việc tiếp tục làm rõ quan niệm của triết học Mác về văn hóa và vai trò của nó trong công cuộc xây dựng xã hội mới. Đặc biệt làm rõ tư tưởng Hồ Chí Minh về sự gắn kết văn hóa với kinh tế, quan điểm của Đảng ta về xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; góp phần làm rõ vai trò là yếu tố nội sinh, là mục tiêu, là động lực và là hệ điều tiết của văn hoá đối với mọi quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Tìm ra những giải pháp hữu hiệu thúc đẩy văn hoá phát triển hài hoà, phong phú và đậm bản sắc trong bối cảnh toàn cầu hoá, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là vấn đề vừa có ý nghĩa

lý luận vừa có ý nghĩa thực tiễn cấp bách trong công cuộc đổi mới, tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay.

Về quan hệ giữa kinh tế và xã hội, xác định cần gắn kết chặt chẽ kinh tế với xã hội, thống nhất chính sách kinh tế với chính sách xã hội, phát triển kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển; đẩy mạnh xóa đói giảm nghèo đồng thời khuyến khích làm giàu chính đáng.

Về quan hệ dân tộc và quốc tế, nội lực và ngoại lực, ta khẳng định cần phải kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, coi nội lực là quyết định, ngoại lực là quan trọng. Do đó, phải phát huy cao độ nội lực, đồng thời khai thác ngoại lực nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp để phát triển đất nước với tốc độ nhanh cả trước mắt và lâu dài.

Thứ hai, với phương pháp biện chứng duy vật, Đảng cộng sản Việt Nam đã nhận thức khá toàn diện và đồng bộ các động lực thúc đẩy phát triển đất nước. Dựa trên lý luận triết học Mác xít, trong những năm vừa qua nước ta đã có nhiều chính sách phù hợp thúc đẩy phát huy các động lực, góp phần xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh. Trên cơ sở phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc xem đó là đường lối chiến lược, là cội nguồn sức mạnh và là động lực chủ yếu để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Lấy mục tiêu giữ vững độc lập dân tộc, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh làm điểm tương đồng để gắn bó đồng bào các dân tộc, các tôn giáo, các tầng lớp nhân dân ở trong nước và người Việt Nam định cư ở nước ngoài; xóa bỏ mọi mặc cảm, định kiến, phân biệt đối sử về quá khứ, thành phần giai cấp. Đề cao truyền thống nhân nghĩa, khoan dung, xây dựng tinh thần cởi mở, tin cậy lẫn nhau, tạo sự đồng thuận xã hội. Phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa được Đảng ta xác định vừa là mục tiêu vừa là động lực quan trọng của công cuộc đổi mới. Dân chủ theo Chủ tịch Hồ Chí Minh là: “quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân”. Trong hơn 20 năm tiến hành đổi mới toàn diện đất nước, dân chủ hóa xã hội, đã phát huy tiềm năng sáng tạo của con người, phát huy các nguồn lực cho phát triển đất nước, tính tích cực, chủ động của nhân dân được tăng lên, sự tham gia của nhân dân vào các quá trình kinh tế, văn hoá, chính trị, xã hội…ngày càng được mở rộng và tự giác, quyền dân chủ của nhân dân từng bước được thể chế hóa trong chính sách và pháp luật của nhà nước. Tuy nhiên, cần phát huy hơn nữa vai trò động lực mạnh mẽ của dân chủ, coi trọng cả dân chủ từ cấp trung ương đến cơ sở, dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp, cùng các hình thức tự quản trong cộng đồng dân cư, ở trong Đảng

và dân chủ trong xã hội. Tại đại hội X Đảng ta xác định: “dân chủ xã hội chủ nghĩa vừa là mục tiêu vừa là động lực của công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thể hiện mối quan hệ gắn bó giữa Đảng, nhà nước và nhân dân. Nhà nước đại diện quyền làm chủ của nhân dân, đồng thời là người tổ chức thực hiện đường lối, chính sách của Đảng. Mọi đường lối, chính sách của Đảng đều vì lợi ích chính đáng của nhân dân, dều có sự tham gia ý kiến của nhân dân”[18; tr.125]. Đảng ta còn xác định phải kết hợp hài hoà lợi ích tập thể, xã hội và cá nhân, quan tâm lợi ích thiết thân của con người. Thành công của công cuộc đổi mới ở Việt Nam có phần đóng góp không nhỏ của việc coi trọng lợi ích thiết thân của con người đó là động lực trực tiếp và mạnh mẽ nhất. Coi trọng động lực tinh thần, việc giáo dục đạo đức, lý tưởng sống, bồi dưỡng chủ nghĩa yêu nước, lòng tự hào dân tộc, không cam chịu đói nghèo, lạc hậu…

Thứ ba, giữ vững nguyên tắc khách quan, toàn diện, dựa trên cơ sở phương pháp luận khoa học của hệ thống triết học Mác Đảng ta đã nhận thức đúng những đặc điểm chủ yếu, những xu thế lớn của khu vực và thế giới, những thời cơ và thách thức đối với Việt Nam, từ đó đề ra đối sách thích hợp. Thời đại ngày nay, khi mà cuộc cách mạng khoa học, kỹ thuật - công nghệ tiếp tục phát triển với trình độ ngày càng cao, cùng những bước tiến nhảy vọt và những đột phá lớn, tác động nhiều mặt đến sự phát triển của mỗi quốc gia. Kinh tế tri thức ngày càng đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển lực lượng sản xuất. Toàn cầu hoá kinh tế là một xu hướng khách quan, lôi cuốn ngày càng nhiều nước tham gia, vừa có mặt tích cực vừa có mặt tiêu cực, vừa tạo ra nhiều cơ hội phát triển nhưng thách thức là không nhỏ. Những vấn đề toàn cầu, đặc biệt là vấn đề môi trường bị huỷ hoại đe doạ sự sống trên hành tinh, ngày càng trở nên bức xúc với toàn nhân loại. Trên thế giới hoà bình, hợp tác và phát triển là xu thế lớn. Tuy nhiên, chiến tranh cục bộ, xung đột vũ trang, xung đột dân tộc, tôn giáo, chạy đua vũ trang, hoạt động can thiệp, lật đổ, khủng bố, những tranh chấp về biên giới, lãnh thổ, biển đảo và các loại tài nguyên tiếp tục diễn ra ở nhiều nơi với tính chất ngày càng phức tạp. Chủ nghĩa xã hội tạm thời rơi vào thoái trào, tương quan lực lượng và trật tự quốc tế thay đổi căn bản, gây nhiều bất lợi cho độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên, đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp vẫn diễn ra gay go, phức tạp với những hình thức mới.

Như vậy, trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay, hệ thống triết học Mác vẫn tiếp tục được khẳng định và phát huy vai trò của mình, ngày càng được nhận thức

và vận dụng đúng đắn, sáng tạo hơn, ngày càng gắn bó hơn với thực tiễn xã hội Việt Nam. Song cũng cần nhìn nhận, những vấn đề của chủ nghĩa xã hội do quá trình đổi mới đặt ra, từ vấn đề kinh tế, chính trị đến các vấn đề văn hoá, xã hội không thể giải quyết thành công nếu thiếu tư duy biện chứng do triết học Mác mang lại, dựa trên những bổ sung, chỉnh sửa hợp quy luật khách quan. Để “tiếp tục đổi mới tư duy, tăng cường tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, kịp thời làm sáng tỏ hơn những vấn đề bức xúc về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta…Chú trọng nâng cao tính khoa học, thực tiễn và sự mạnh dạn khám phá, sáng tạo trong công tác nghiên cứu khoa học, nghiên cứu lý luận”[18; tr.284].

Trong công cuộc đổi mới đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta hiện nay, Đảng ta khẳng định: “Kiên trì triết học Mác - Lênin là vấn đề có tính nguyên tắc số một đối với Đảng ta. Trung thành với triết học Mác - Lênin là nắm vững bản chất cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, vận dụng một cách đúng đắn, thích hợp với điều kiện nước ta, góp phần phát triển triết học Mác - Lênin một cách sáng tạo”[18; tr.127]. Với tư cách là một hệ thống, chủ nghĩa xã hội đã tỏ rõ đây là xã hội tốt đẹp nhất mà loài người từng biết đến, góp phần to lớn và nhiều khi có ý nghĩa quyết định vào việc hiện thực hoá các mục tiêu cơ bản của thời đại.

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp Triết học Mác Lê Nin với tính cách là một hệ thống mở (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(46 trang)
w