Các giải pháp khác

Một phần của tài liệu Quảng bá thương hiệu tập thể vải thiều Thanh Hà (Trang 49)

- Các phương pháp xử lý dữ liệu:

4.3.4.Các giải pháp khác

Một thương hiệu tập thể luôn phải gắn với một chủ thể (tổ chức hợp pháp), nghĩa là trong điều kiện Việt Nam thì đó phải là do một Hiệp hội, hoặc nhóm các doanh nghiệp trong một liên kết được pháp luật thừa nhận đứng tên đăng ký. Vì thế, nếu chưa có được Hiệp hội các nhà sản xuất và chế biến nông sản thì khó có thể tiến hành đăng ký bảo hộ. Điều này đòi hỏi sự đồng lòng và chia sẻ của các doanh nghiệp. Khi xây dựng thương hiệu tập thể, một vấn đề rất quan trọng là phải hình thành được một cơ chế quản lý và khai thác thương hiệu. Vì vậy Tỉnh cần cóvai trò giám sát, thanh tra trong sử dụng thương hiệu tập thể nhằm tránh những vi phạm, lợi dụng thực sự quan trọng để đảm bảo lợi ích cho tất cả các thành viên trong hiệp hội và thu hút sự tham gia của các đối tượng khác.

Như đã nói ở trên, việc xây dựng thương hiệu tập thể không chỉ là hình thức từ tên gọi và các biện pháp quảng bá được áp dụng, mà quyết định vẫn là chất lượng sản phẩm do các doanh nghiệp cung cấp ra thị trường. Vấn đề quy hoạch vùng nuôi trồng, xử lý nguồn giống chất lượng cao, sạch bệnh, quy trình chăm sóc, thu hoạch và chế biến... cần phải được quy định nghiêm ngặt và quản lý chặt chẽ. Đã đến lúc các Hiệp hội, các địa phương và cả sự tham gia của chính phủ cần giám sát chặt chẽ và xử lý nghiêm các trường hợp cố tình thực hiện các hành vi gian lận, sử dụng các chế phẩm bị cấm trong nuôi trồng để không làm xấu đi hình ảnh thương hiệu của hàng nông sảnViệt Nam.

Đề xuất với Nhà nước

Việt Nam đã có những quy định về mặt pháp lý liên quan đến xác định giá trị vô hình của doanh nghiệp, tuy nhiên những quy định này còn có những bất cập, gây khó khăn cho doanh nghiệp trong xây dựng thương hiệu. Vì vậy, kiến nghị với Chính phủ và các Bộ ngành có liên quan nghiên cứu đưa ra những quy định phù hợp hơn với thực tiễn kinh doanh hiện nay, cụ thể:

Xây dựng khung pháp lý và các văn bản hướng dẫn về định giá tài sản vô hình của doanh nghiệp

Hiện nay có rất nhiều các doanh nghiệp khi tiến hành cổ phần hóa cũng như sang nhượng thương hiệu cũng rất khó định giá tài sản thương hiệu vì thiếu những quy định pháp lý. Hiện nay, ở Việt Nam, nhãn hiệu hàng hóa chỉ được coi là tài sản vô hình trong nội bộ doanh nghiệp và khi tiến hành cổ phần hóa, chỉ có thể dựa trên chí phí quá khứ đã tạo nên thương hiệu đó. Do đó, Nhà nước cần xây dựng và ban hành hệ thống các phương pháp để đánh giá tài sản thương hiệu. Điều đó góp phần rất nhiều thúc đẩy các doanh nghiệp tích cực xây dựng và phát triển thương hiệu.

Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ nói chung và thương hiệu nói riêng

Thương hiệu của hàng Việt Nam xuất khẩu cần trước hết được tôn trọng và bảo vệ chặt chẽ tại Việt Nam, mọi hành vi xâm phạm cần được xử lý nghiêm minh để một mặt giúp đỡ và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các doanh nghiệp trong nước, mặt khác tạo tâm lý an tâm và kích thích các doanh nghiệp phát triển thương hiệu tại nước ngoài. Cho nên kiến nghị Chính phủ để xem xét và nâng cao mức phạt vi phạm thương hiệu cao hơn nữa và xử lý hình sự nếu vi phạm nghiêm trọng. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các thương hiệu tập thể, khi mà người sở hữu và người sử dụng thương hiệu tách rời nhau. Nếu không có một chế tài đủ mạnh thì các hiệp hội sẽ không thể quản lý được thương hiệu tập thể. Một cơ sở sản xuất có thể đưa ra thị trường những sản phẩm kém chất lượng nhưng vẫn mang thương hiệu tập thể và như vậy sẽ làm xấu đi hình ảnh thương hiệu tập thể.

Hoàn thiện tổ chức và quản lý các hiệp hội ngành nghề

Nhà nước cần xây dựng cơ sở pháp lý cho hoạt động của các hiệp hội nhành hàng. Những quy định này nhằm cụ thể hóa quyền xác lập hiệp hội được Hiến

pháp quy định, xác định cụ thể hơn thủ tục thành lập, sáp nhập, giải thể hiệp hội, quyền và nghĩa vụ của hiệp hội và quy định biện pháp quản lý nhà nước đối với hiệp hội. Từ việc xác lập hành lang pháp lý chung đối với các hiệp hội ngành hàng, Chính phủ cần thể chế hóa các mối quan hệ phối hợp giữa các hiệp hội, ngành hàng với các cơ quan chính quyền, thúc đẩy các hình thức liên kết doanh nghiệp, cung cấp các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp thâm nhập, phát triển thị trường, đồng thời để các doanh nghiệp thông qua cá hiệp hội tham gia xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường ở Việt Nam.

Nhà nước cần tạo điều kiện cho các hiệp hội phát huy được vai trò của mình.

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, việc xây dựng một cơ chế đảm bảo tính linh hoạt, năng động cho các bộ phận cấu thành tham gia vào các hoạt động sản xuất kinh doanh là điều hết sức quan trọng. Vì vậy, điều quan trọng và cần thiết đối với các hiệp hội là xác định nhiệm vụ trọng tâm cảu các bộ phận cấu thành các thiết chế điều tiết sự phát triển đảm bảo cạnh tranh bình đẳng, tạo sự đồng thuận, tin tường và cùng hưởng lợi ích của sự phát triển đem lại cho xã hội. Để có một cơ chế hợp tác đồng thuận giữa nhà nước và doanh nghiệp thì không thể thiếu vai trò của các hiệp hội với tư cách là cầu nối. Nhưng để chiếc cầu nối đó hoạt động thì Nhà nước phải giao cho nó một số nhiệm vụ nhất định mà các hiệp hội có thể thực hiện tốt như: tạo điều kiện cho các hiệp hội tham gia một cách tích cực hơn vào các chương trình phát triển kinh tế xã hội, tạo điều kiện cho các hiệp hội tham gia công tác tư vấn, phản biện, tham gia vào việc xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển ngành và đóng góp ý kiến để xây dựng văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến ngành, lĩnh vực. Để thực hiện được các nhiệm vụ này, Nhà nước cần có những giúp đỡ cho hiệp hội trong những bước đi ban đầu như: có các chương trình nâng cao năng lực hoạt động hiêp hội các doanh nghiệp trong đó công tác đào tạo, tập huấn đối với các cán bộ làm công tác hiệp hội cần được chú ý, tăng cường công tác phổ biến pháp luật đến hiệp hội, có chính sách để tạo điều kiện cho hiệp hội đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại.

Có những hỗ trợ tài chính trong giai đoạn đầu của thương hiệu.

Điều khó khăn nhất đối với các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất hàng nông sản hiện nay trong vấn đề xây dựng và bảo hộ thương hiệu là sự hạn chế về

nguồn tài chính. Đôi khi các doanh nghiệp nhận thức ra việc cần phải tự bảo vệ mình trên thương trường hiện nay là phải xây dựng cho mình một thương hiệu riêng. Nhưng do tính chất của hàng nông sản là luôn đa dạng về sản phẩm, chu kỳ sống của sản phẩm ngắn và có tính thời vụ cao cho nên vì nhiều lúc vì chi phí đăng ký cho nhiều sản phẩm mới là quá lớn mà các doanh nghiệp chùn bước và cho qua việc đăng ký bảo hộ. Đối với các doanh nghiệp đã vậy, thì đối với các hộ gia đình, với một chi phí lớn như vậy nên việc đăng ký và bảo hộ thương hiệu cho các sản phẩm nông sản mà họ sản xuất ra là không bao giờ nhắc đến. Vì từ trước đến giờ họ chỉ cần làm ra sản phẩm và vẫn được bán là đủ. Do đó, Nhà nước cần có những chính sách cho vay ưu đãi về tài chính dài hạn cho các doanh nghiệp, các hộ sản xuất đang trong quá trình xây dựng thương hiệu. Những chính sách đó cũng cần có các điều kiện kèm theo như: đơn xin cấp văn bằng bảo hộ cho mẫu văn bằng bảo hộ, giải trình về nguồn vốn muốn vay… để đảm bảo họ sự dụng vốn đúng mục đích.

Xây dựng cơ chế hỗ trợ về thông tin.

Thông tin đang là một trong những điểm yếu kém và thiếu hụt nhất của các doanh nghiệp kinh doanh hàng nông sản.Vẫn còn nhiều trong số họ chưa cập nhật được các quy định của pháp luật về các lĩnh vực này. Số khác có hiểu đôi chút nhưng không được thấu đáo và cặn kẽ thì những người sản xuất và kinh doanh hàng nông sản nhiều khi chỉ là những người sản xuất giỏi mà sẽ không sao hiểu hết được các văn bản đang dẫn dắt họ sẽ làm gì.Trong thời buổi kinh tế hội nhập như hiện nay, các cơ quan này cần phải tìm hiểu sát sao hơn nữa mong muốn và nhu cầu được cung cấp thông tin về thị trường họ đang hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh hàng nông sản để kịp thời đáp ứng. Đồng thời, các cơ quan này nên năng động và cởi mở hơn để các doannh nghiệp kinh doanh hàng nông sản tin tưởng hơn.

Đề xuất với các hiệp hội, câu lạc bộ, hợp tác xã nông nghiệp của tỉnh.

Trong giai đoạn đầu, các hiệp hội, hợp tác xã, câu lạc bộ, doanh nghiệp chính là người trực tiếp xây dựng và phát triển thương hiệu tâp thể. Tuy nhiên, để phát triển được thương hiệu tập thể các hiệp hội cần phải nâng cao hiệu quả hoạt động, khẳng định vai trò chính của bản thân các hiệp hội trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm, tạo nền tảng để xây dựng thương hiệu tập thể.

Hiệp hội, hợp tác xã, câu lạc bộ cần thu hút đại bộ phận các doanh nghiệp, các hộ sản xuất kinh doanh tham gia vào các hoạt động của hiệp hội.

Để tăng cường sức mạnh và tính đại diện cao cho các doanh nghiệp, hộ cac thể, các hiệp hội, hợp tác xã, câu lạc bộ cần đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hoạt động của mình, tạo lòng tin và thu hút sự tham gia cảu các doanh nghiệp, mở rộng tổ chức phát triển hội. Hiệp hội cần mở rộng thành viên của mình trong tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi loại hình, từ các hộ gia đình đến các doanh nghiệp, từ các doanh nghiệp trong nước đến các doanh nghiệp nước ngoài. Hiện nay, các cơ sở sản xuất nông sản chủ yếu là các hộ gia đình và các hợp tác xã, số cơ sở sản xuất phát triển thành doanh nghiệp chưa nhiều và chưa có các doanh nghiệp đầu tư vốn nước ngoài. Tuy nhiên cần chú ý rằng, hiệp hội là một tổ chức mang tính tự nguyện. Do đó không có cách nào để mở rộng các thành viên của hiệp hội ngoài việc phải làm cho doanh nghiệp thấy được những lợi ích của việc tham gia hiệp hội. Điều này đòi hỏi hiệp hội, hợp tác xã, câu lạc bộ phải hoạt động thực sự có hiệu quả.

Kiện toàn cơ cấu tổ chức hiệp hội, thành lập bộ phận chuyên trách quản lý thương hiệu.

Để xây dựng thương hiệu tập thể, vai trò của hiệp hội là rấ quan trọng. Đặc biệt trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế thì hiệp hội cần phải phát triển mạnh mẽ để hỗ trợ các doanh nghiệp thành viên tham gia vào thương mại quốc tế. Vai trò của hiệp hội tập trung vào bốn lĩnh vực cơ bản:

Hiệp hội là cầu nối giữa doanh nghiệp, hộ sản xuất với Nhà nước.

Hiệp hội là người bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp trên trường quốc tế. Hiệp hội là người xúc tiến thương mại chung cho các doanh nghiệp. Hiệp hội góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành.

Để thực hiện những nhiệm vụ này, việc đầu tiên là hiệp hội cần phải kiện toàn cơ cấu tổ chức của mình để đảm bảo hiệp hội luôn đứng về phía các doanh ngiệp và phát huy những sức mạnh của doanh nghiệp thành viên.

Đẩy mạnh công tác thu thập, khai thác và hỗ trợ thông tin cho các hội viên một cách nhanh chóng, kịp thờ và mang lại lợi ích cho các thành viên.

Hiệp hội phải thu thập thông tin thuộc nhiều lĩnh vực liên quan đến ngành hàng của mình như thông tin về thị trường giống, kỹ thuật, thị trường xuất khẩu,

thị trường khoa học công nghệ, xu hướng biến động của giá, các thông tin về chính sách của Nhà nước, các động thái có thể tác động đến sự phát triển của hội viên, của ngành. Xây dựng các phương tiện trao đổi thông tin hiện đại và nhanh chóng góp phần cho việc trao đổi thông tin hai chiều trong và ngoài nước được thuận lợi và cập nhật hơn, giúp hiệp hội nắm bắt và phổ biến kịp thời cho các hội viên những thông tin quan trọng mang tính thời sự.

Hiệp hội, hợp tác xã, câu lạc bộ cần là một chỗ dựa vững chắc cho các hội viên trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh hàng hóa xuất khẩu.

Hiệp hội tư vấn cho các doanh nghiệp thành viên về giống, kỹ thuật chăm sóc, nuôi trồng, đổi mới công nghệ tiên tiến cho phù hợp và đồng bộ.

Hiệp hội cần tăng cường liên kết dọc và ngang giữa các bộ phận của mình. Các bộ phận của ngành có mối liên kết đồng thuận và tương hỗ lẫn nhau, do đó hiệp hội cần khuyến khích để tạo động lực phát triển cho nhau. Vai trò của hiệp hội là hết sức to lớn trong việc triển khai chiến lược liên kết, phát huy hiệu quả của mối liên kết này để cho ngành một lớn mạnh và tăng sức cạnh tranh cao trong khu vực và trên thế giới. Hiệp hội không chỉ dừng lại ở chủ trương kêu gọi các doanh nghiệp liên kết hỗ trợ nhau mà phải có những biện pháp cụ thể, cơ chế để các thành viên nhận thức được những lợi ích mang lại từ sự liên kết hợp tác với nhau. Qua đó giúp các thành viên hiểu rõ rằng cùng tồn tại trong một hiệp hội thì sự tồn tại và phát triển cảu các thành viên đều có những tác động đến doanh nghiệp khác và đến toàn ngành.

Đề xuất đối với các doanh nghiệp, các hộ sản xuất kinh doanh hàng nông sản.

Các doanh nghiệp, hộ sản xuất là những người trực tiếp sản xuất kinh doanh hàng nông sản. Họ cũng chính là những người sẽ xây dựng và phát triển thương hiệu các biệt của doanh nghiệp mình. Do đó các doanh nghiệp cũng không nên quá trông chờ vào sự hỗ trợ cảu Nhà nước, các địa phương và các hiệp hội mà cần chủ động trong việc phát triển sản xuất, xây dựng và phát triển thương hiệu.

Nâng cao nhận thức và trang bị kiến thức về thương hiệu.

Nhìn chung hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các cơ sở sản xuất hàng nông sản nói riêng vẫn chưa có nhận thức đầy đủ về thương hiệu. Để có thể cạnh tranh có hiệu quả, tạo được chỗ đứng vững chắc trên thị trường,

việc đầu tiên mà các doanh nghiệp cần làm là thay đổi, nâng cao nhận thức của chính mình về xây dựng và bảo vệ thương hiệu hàng hóa. Trước hết các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất cần phải nhận thức được đầy đủ, triệt để tầm quan trọng của thương hiệu, để từ đó yên tâm tăng cường đầu tư cho thương hiệu. Xây dựng thương hiệu là quá trình đầu tư lâu dài, được vun đắp, xây dựng một cách nhất quán theo một chiến lược phù hợp; đầu tư cho thương hiệu không phải là đầu tư đem lại kết quả một sớm một chiều, vì khi đó chỉ khi nhận biết đúng đắn về vai trò, tác dụng của thương hiệu thì các doanh nghiệp Việt Nam mới có thể đầu tư nhiều hơn, tránh tình trạng đầu tư nhỏ lẻ như hiện nay. Các doanh nghiệp cần nâng cao nhận thức của toàn bộ các thành viên trong doanh nghiệp về thương hiệu. Nâng cao nhận thức cảu doanh nghiệp về thương hiệu là một vấn đề cấp thiết hàng đầu của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên các doanh nghiệp phải làm sao đưa được nhận thức đó thành hành động thiết thực, thể hiện qua chiến lược đầu tư phát triển thương hiệu của mình

Nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm nông sản.

Một phần của tài liệu Quảng bá thương hiệu tập thể vải thiều Thanh Hà (Trang 49)