- Các phương pháp xử lý dữ liệu:
4.3.2. Xây dựng các chính sách xúc tiến thương mại, quảng bá thương hiệu
trách nhiệm của tất cả các thành viên trong công ty. Toàn bộ thành viên phải nhận thức được vấn đề này và nỗ lực hết sức cho sự thành công của thương hiệu doanh nghiệp. Một chính sách đào tạo nhân lực hợp lý sẽ tạo cơ sở vững chắc cho việc xây dựng thương hiệu vững mạnh.
Chính sách hỗ trợ tài chính của tỉnh đối với các doanh nghiệp trong xây dựng thương hiệu
Vốn là một vấn đề khó khăn của các doanh nghiệp trong kinh doanh. Hầu hết doanh nghiệp trong tỉnh đều là doanh nghiệp vừa và nhỏ nên không có khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài trong việc quảng bá thương hiệu. Khi Việt Nam mở cửa, nhiều công ty đa quốc gia đã xâm nhập vào thị trường nước ta. Do có tiềm lực tài chính mạnh mẽ họ không những tôn vinh thương hiệu của họ tại thị trường Việt Nam mà còn nhanh chóng tận dụng cả những thương hiệu Việt Nam bằng cách mua lại những thương hiệu nổi tiếng và khai thác một cách có bài bản. Điển hình là tập đoàn Unilever đã chớp cơ hội khai thác chỉ dẫn địa lý Phú Quốc (một địa danh lịch sử nổi tiếng đã in đậm dấu ấn trong tâm trí người Việt) với sản phẩm nước mắm Knoor Phú Quốc. Tập đoàn này cũng đã nhanh tay mua lại thương hiệu kem đánh răng P/S với giá 5 triệu USD sau đó đổi mới hình ảnh, đưa P /S thành thương hiệu lớn của hãng tại Việt Nam.
Tài chính có vai trò quan trọng trong xây dựng thương hiệu nhưng các doanh nghiệp lại rất thiếu vốn nên tỉnh cần có chính sách hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp khi doanh nghiệp đệ trình được dự án khả thi để xây dựng thương hiệu. Bản thân doanh nghiệp cũng phải ý thức được tầm quan trọng của thương hiệu để có chiến lược đầu tư thích đáng cho xây dựng và quảng bá, coi đó là khoản tiền đầu tư thu lợi nhuận cho tương lai chứ không phải là khoản chi phí.
4.3.2. Xây dựng các chính sách xúc tiến thương mại, quảng bá thương hiệu hiệu
Hỗ trợ các doanh nghiệp về xúc tiến thương mại quốc tế
Hiện nay, khái niệm xúc tiến thương mại được nhắc tới nhiều mà cơ quan trực tiếp quản lý của Việt Nam là Cục xúc tiến thương mại thuộc Bộ thương mại. Xúc tiến thương mại là hoạt động nhằm tìm kiếm thúc đẩy cơ hội mua, bán (xúc
tiến xuất khẩu) và cung ứng dịch vụ bao gồm các hoạt động: thông tin thương mại -nghiên cứu thị trường, tổ chức tham gia các đoàn khảo sát thị trường nước ngoài, tổ chức cho các đoàn thương nhân nước ngoài vào khảo sát thị trường Việt Nam, đại diện thương mại hoạt động xúc tiến thương mại tại nước ngoài, tổ chức các hoạt động quảng cáo, tuyên truyền, triển lãm, khuyến mại hàng hoá và dịch vụ.
Thương hiệu hàng nông sản Hải Dương sẽ không thể được nhiều khách hàng nước ngoài biết đến cũng như không thể nổi tiếng nếu không có chính sách xúc tiến thương mại quốc tế tốt. Đây là vấn đề mà cả Tỉnh cũng như các doanh nghiệp đều phải quan tâm. Họ phải phối hợp với nhau để xác định thị trường, phong tục, tập quán tiêu dùng, sở thích, niềm tin, mức độ thanh toán, các yêu cầu của thị trường, hệ thống phân phối, quy chế nhập khẩu - nhất là đối với hàng tươi sống để quyết định những phương thức xúc tiến thương mại thích hợp. Chẳng hạn như Nhật Bản là nước nhập khẩu nông sản lớn nhất thế giới, năm 2003 Nhật đã bổ sung thêm 118 mặt hàng nông sản trong đó có rau và trái cây nhiệt đới vào hệ thống thuế quan phổ cập (GSP) và giảm thuế GSP với khoảng 60 mặt hàng. Đây là một thị trường tiềm năng mà các doanh nghiệp kinh doanh nông sản nước ta nên tiến hành xúc tiến thương mại. Để làm được điều đó trước hết các doanh nghiệp cần tìm hiểu đặc điểm về nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng Nhật Bản. Đó là những người đỏi hỏi cao về chất lượng, độ bền, độ tin cậy và sự tiện dụng của sản phẩm. Người Nhật chuộng sự đa dạng của sản phẩm và họ có ý thức sinh thái cũng như bảo vệ môi trường cao, các sản phẩm dùng một lần ngày càng ít được yêu thích hơn. Vì vậy khi tiến hành quảng bá thương hiệu, tổ chức các hội chợ ở đây các doanh nghiệp cần chú ý đề cập đến những yếu tố này đi kèm các sản phẩm.
Hỗ trợ các doanh nghiệp tuyên truyền quảng bá thương hiệu
Một thương hiệu luôn phải được chăm sóc, duy trì và phát triển. Để phát triển thương hiệu nông sản, doanh nghiệp cần tuyên truyền, quảng bá tỉ mỉ cho thương hiệu hàng nông sản trên các phương tiện khác nhau, tiến hành giới thiệu sản phẩm, các chiến lược tiếp thị, tăng cường công tác quan hệ công chúng nhằm tạo ra một mối thiện cảm và chiếm được lòng tin của người tiêu dùng với hàng hoá của doanh nghiệp.
Các công cụ để thực hiện quảng bá thương hiệu gồm có quảng cáo, quan hệ với công chúng, hội chợ triển lãm thương mại. Quảng cáo có thể được thực hiện trên các phương tiện nghe nhìn như trên truyền hình, đài phát thanh, qua internet; trên các phương tiện in ấn như báo chí, tạp chí, các tờ catalogue, các tờ rơi, lịch quảng cáo; trên các phương tiện quảng cáo ngoài trời như biển tôn có đèn rọi, hộp đèn quảng cáo, đèn màu uốn, biển quảng cáo điện tử, các pha nô quảng cáo hay quảng cáo trên các phương tiện giao thông, vật phẩm quảng cáo, quảng cáo bằng các sự kiện lạ. Đối với mặt hàng nông sản, để tuyên truyền quảng bá thương hiệu còn có thể thông qua hình thức thăm quan, du lịch đến nơi trồng cấy cho du khách thử sản phẩm ở trong các nhà vườn. Khi quảng bá mặt hàng này cũng nên nhấn mạnh khía cạnh bảo vệ môi trường, xây dựng thương hiệu gắn liền với môi trường sẽ mang lại hiệu quả cao hơn cho thương hiệu nông sản vì hiện nay thế giới đang theo xu hướng phát triển bền vững không chỉ phát triển kinh tế mà còn duy trì bảo vệ môi trường sống cho thế hệ tương lai.
Tóm lại, thương hiệu không còn đơn thuần là dấu hiệu để nhận biết và phân biệt sản phẩm của doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác mà cao hơn nhiều, nó là tài sản rất có giá của doanh nghiệp, là uy tín của doanh nghiệp và thể hiện niềm tin của người tiêu dùng đối với sản phẩm của doanh nghiệp. Xây dựng một thương hiệu hoàn toàn không chỉ là đặt một cái tên, đăng ký cái tên đó mà là tổng hợp các hoạt động để tạo ra cho được một “hình ảnh rõ ràng và khác biệt” cho riêng mình. Vì vậy tỉnh cần có các chính sách cụ thể giúp các doanh nghiệp quảng bá các thương hiệu của mình như: giảm các chi phí quảng cáo trên các phương tiện truyền thông của tỉnh, hỗ trợ về tài chính, nhân sự….