- Các phương pháp xử lý dữ liệu:
4.2. Định hướng xây dựng thương hiệu tập thể vải thiều Thanh Hà xuất khẩu
khẩu
Mục tiêu của Tỉnh Hải Dương là xây dựng và quảng bá thương hiệu tập thể vải thiều Thanh Hà không chỉ ở trong nước mà còn hướng ra thị trường quốc tế ... Để thực hiện được mục tiêu này, Tỉnh Hải Dương cũng như các Sở ban ngành đã có những định hướng rõ ràng về vấn đề chất lượng cũng như quản lý thương hiệu tập thể vải thiều Thanh Hà bởi lẽ một sản phẩm không thể nổi tiếng nếu không có chất lượng cao. Vải thiều có chất lượng cao, được bảo quản tốt là yêu cầu tiên quyết để xây dựng thương hiệu cho sản phẩm này. Quản lý đúng hướng cũng sẽ giúp cho việc xây dựng thương hiệu tập thể vải thiều Thanh Hà được hiệu quả hơn.
Chất lượng hàng nông sản
Chất lượng nông sản là vấn đề cơ bản nhất đảm bảo cho hàng nông sản nước ta có thể xây dựng được thương hiệu mạnh cạnh tranh với nông sản nước
ngoài trên thị trường quốc tế. Nhờ công tác quản lý chất lượng và hệ thống tiêu chuẩn chất lượng, các doanh nghiệp trên thực tế đã sản xuất được những sản phẩm đạt yêu cầu người tiêu dùng và cung cấp cho cho xuất khẩu. Để nâng cao chất lượng nông sản, mấy năm gần đây, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã xây dựng hệ thống tiêu chuẩn chất lượng quản lý nông sản mới. Chính vì vậy các nhà vườn cũng như các doanh nghiệp chế biến nông sản trên địa bàn tỉnh Hải Dương cũng cần tuân thủ theo hệ thống tiêu chuẩn này và hệ thống tiêu chuẩn theo hệ thống tiêu chuẩn của hiệp hội vải thiều Thanh Hà đã đặt ra.
Trong thời gian tới, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục tập trung nâng cao chất lượng nông sản, hiệu quả kinh tế và khả năng cạnh tranh thay vì chạy theo chỉ tiêu tăng trưởng sản lượng hàng hoá như trước đây. Đó là sự thay đổi lớn lao trong quan điểm chiến lược của ngành nông nghiệp vì xưa nay ngành nông nghiệp luôn đặt mục tiêu tăng trưởng sản lượng để đảm bảo nhu cầu an ninh lương thực trong nước theo kiểu “sản xuất dư thừa mới xuất khẩu” nên thay vì nâng cao chất lượng hàng hoá bằng chế biến và lựa chọn sản phẩm có thế mạnh cạnh tranh thì ngành nông nghiệp lại chạy theo tăng diện tích. Để nâng cao chất lượng nông sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ điều chỉnh lại quy hoạch, xây dựng nền nông nghiệp dựa trên nền tảng ứng dụng công nghệ mới và thắt chặt hơn nữa mối quan hệ kinh tế giữa bốn nhà: “nhà nông - nhà doanh nghiệp - nhà khoa học - nhà nước”.
Về quản lý
Hiện nay, tỉnh xem xét và quy định các mặt hàng nông sản đặc trưng hoặc có giá trị để khuyến khích người sản xuất phải đăng ký thương hiệu. Hoặc nếu xác định vùng nào có nông sản phẩm đặc trưng, tính ổn định cao có thể kiểm tra chất lượng và kiểm định được quy trình sản xuất thì khuyến cáo đăng ký tên gọi xuất xứ, nếu ở mức độ thấp hơn thì đăng ký nhãn hiệu tập thể. Sau khi đăng ký thương hiệu, cần có các chiến dịch quảng bá cho thương hiệu này, nhất là với các sản phẩm xuất khẩu làm sao để ít nhất Hải Dương có vài thương hiệu như vải Thiều – Thanh Hà thì mới có thể cạnh tranh trên thị trường thế giới.
Do việc xây dựng thương hiệu rất tốn kém và mất công nên những mặt hàng có thế mạnh, mang tính đặc sản và là mũi nhọn xuất khẩu được ưu tiên làm trước. Để việc xây dựng thương hiệu thuận lợi, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
sẽ phối hợp với các bộ, ngành liên quan tạo mọi điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nông sản nắm chắc thông tin, đánh giá thị trường thế giới để ứng dụng kịp thời vào quá trình sản xuất kinh doanh nông sản trong nước, từng bước tham gia sâu hơn vào các tổ chức nông sản thế giới; đồng thời thực hiện hỗ trợ về công nghệ đặc biệt là công nghệ bảo quản sau thu hoạch giúp các doanh nghiệp thực hiện tốt chương trình nâng cao chất lượng nông sản theo tiêu chuẩn quốc tế.