Thực trạng xây dựng và quảng bá thương hiệu tập thể cho vải thiều Thanh Hà của Tỉnh Hải Dương

Một phần của tài liệu Quảng bá thương hiệu tập thể vải thiều Thanh Hà (Trang 28)

- Các phương pháp xử lý dữ liệu:

3.3.1.Thực trạng xây dựng và quảng bá thương hiệu tập thể cho vải thiều Thanh Hà của Tỉnh Hải Dương

thiều Thanh Hà của Tỉnh Hải Dương

Xây dựng thương hiệu cho vải thiều Thanh Hà, tỉnh Hải Dương: thời cơ và thách thức cho người sản xuất và tiêu thụ vải thiều Thanh Hà

Tại thôn Thuý Lâm, xã Thanh Sơn, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương trồng cây vải thiều đầu tiên, đến nay đã được hơn 200 năm. Trải hơn hai thế kỷ, bằng sức lực và trí tuệ thông minh, nhiều thế hệ nhân dân huyện Thanh Hà đã đổ biết bao mồ hôi, xương máu để chắt lọc vị ngọt từ đất, hương thơm từ trời tạo nên một loại hoa quả đặc sản nức tiếng gần xa với nét văn hoá đặc trưng cho một vùng đất phù sa sông Thái Bình của tỉnh Hải Dương. Hương vị tuyệt vời của quả vải thiều hôm nay chính là sự kết tinh, giao hoà của ba yếu tố Thiên - Địa - Nhân của quê hương Thanh Hà.

Hơn hai thế kỷ qua, các thế hệ con cháu của cây vải tổ đã được di thực đến nhiều địa phương trên miền Bắc như: huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương; huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang; huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh và một số địa phương của tỉnh Thái Nguyên,… nhưng không ở đâu vải thiều có được hương vị đặc sắc như ở quê gốc huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương.

Hình 3.2: Sản phẩm vải Thanh Hà

Tuy vậy, thời gian gần đây, chuỗi giá trị tuyệt vời của vải thiều Thanh Hà chưa được khai thác và phát huy. Những mặt trái của cơ chế thị trường đã làm cho đặc sản vải thiều Thanh Hà bị đánh đồng với các loại vải của địa phương

khác, làm tiêu hao một phần sự tinh tuý của một sản vật đặc sản, mà chỉ có trời đất và con người của huyện Thanh Hà mới có thể tạo nên.

Trước vấn đề bức xúc bảo vệ uy tín và nâng cao giá trị kinh tế và văn hoá của vải thiều Thanh Hà, trong hai năm 2005-2006, Sở Khoa học và Công nghệ, UBND huyện Thanh Hà và Hiệp hội sản xuất và tiêu thụ vải thiều Thanh Hà với sự tư vấn của Công ty Nghiên cứu và Tư vấn chuyển giao công nghệ và Đầu tư (CONCETTI), sự hướng dẫn tận tình và tâm huyết của Cục Sở hữu trí tuệ thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ, sự quan tâm hỗ trợ của Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển hệ thống nông nghiệp, đã tiến hành các bước cần thiết xây dựng hồ sơ đăng ký xác lập quyền chỉ dẫn địa lý cho vải thiều Thanh Hà.

Có rất nhiều công việc phải thực hiện để hoàn chỉnh hồ sơ đăng ký đơn xác lập quyền sở hữu công nghiệp chỉ dẫn địa lý cho vải thiều Thanh Hà theo đúng quy định của pháp luật và phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, như: Chứng minh tính đặc thù và danh tiếng của vải thiều Thanh Hà; Xác định các yếu tố đặc trưng của điều kiện tự nhiên như đặc điểm khí hậu, thổ nhưỡng, địa hình, sông nước… tạo nên tính chất, chất lượng đặc thù của vải thiều Thanh Hà; Xác định quy trình sản xuất, tập quán canh tác cây vải thiều ở địa phương; Xác định diện tích khu vực trồng vải thiều tương ứng với chỉ dẫn địa lý; Xây dựng quy chế quản lý và sử dụng chỉ dẫn địa lý vải thiều Thanh Hà; Lập hồ sơ pháp lý, nộp đơn xác lập quyền sở hữu công nghiệp chỉ dẫn địa lý cho vải thiều Thanh Hà tại Cục Sở hữu trí tuệ...

Đến tháng 7/2006, toàn bộ hồ sơ pháp lý đăng ký xác lập quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý cho vải thiều Thanh Hà hoàn tất, đã được Cục Sở hữu trí tuệ thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ tiếp nhận, xem xét. Ngày 25/5/2007, Cục Sở hữu trí tuệ đã có Quyết định số 353/QĐ-SHTT cấp Giấy chứng nhận đăng lý chỉ dẫn địa lý số 009 cho vải thiều Thanh Hà. Ngày 8/6/2007, lễ trao văn bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý vải thiều Thanh Hà đã được tổ chức trọng thể tại Nhà văn hoá huyện Thanh Hà.

Hiệp hội vải thiều Thanh Hà được thành lập tháng 3/2001 tại Việt Nam, là tổ chức phi chính phủ bao gồm các doanh nghiệp hoạt động trong ngành rau quả

với các thanh phần kinh tế khác nhau (nhà nước, cổ phần, dân doanh, liên doanh, 100% vốn nước ngoài…) Hiêp hội phối hợp hoạt động hiệu quả và bảo vệ quyền lợi chính đáng của Hội viên, thúc đẩy hoạt động kinh doanh rau quả Việt Nam phát triển theo hướng bền vững và hợp tác quốc tế, góp phần cải thiện điều kiện kinh tế, xã hội và môi trường của Việt Nam. Hiệp hội có địa chỉ website:www.vaithieu-thanhha.com

Hình 3.4: Logo Hiệp Hội vải thiều Thanh Hà

Hình 3.5: Logo của công ty chế biến

Hiệp hội vải thiều Thanh Hà đã tiến hành một số hoạt động quảng bá cho thương hiệu vải thiều Thanh Hà và đã thu được những kết quả rất tích cực từ các hoạt động đó:

Hội nghị “Quảng bá và Xúc tiến thương mại vải thiều Thanh Hà”

Mở rộng hệ thống kênh phân phối: vải thiều Thanh Hà đuợc một số

doanh nghiệp chế biến hàng nông sản trên địa bàn tỉnh Hải Dương thu mua, chế biến và đưa vào các siêu thị ở những thành phố lớn ví dụ siêu thị Big C, siêu thị Phú Thái

Việc xác lập quyền bảo hộ với Chỉ dẫn địa lý cho vải thiều Thanh Hà có ý nghĩa rất lớn đối với vùng chuyên canh vải thiều:

Về mặt kinh tế: Giấy chứng nhận đăng lý chỉ dẫn địa lý cho vải thiều

Thanh Hà khẳng định nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm, chỉ rõ tính chất và chất lượng đặc thù của quả vải thiều được trồng trên đồng đất Thanh Hà, khác với tất cả các loại vải thiều trồng ở các địa phương khác. Đây là cơ hội thuận lợi làm tăng giá trị kinh tế cho người dân trồng vải thiều ở huyện Thanh Hà. Mặt khác, đây cũng là cơ hội đẩy mạnh sự phát triển các ngành kinh tế khác như công nghiệp chế biến, du lịch sinh thái miệt vườn ven sông Hương, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động và làm tăng thu nhập cho nhân dân địa phương.

Về mặt văn hoá - xã hội: Giấy chứng nhận đăng lý chỉ dẫn địa lý cho vải

thiều Thanh Hà góp phần tăng giá trị tích luỹ cho thương hiệu vải thiều Thanh Hà. Đồng thời, giữ gìn và phát triển một sản vật truyền thống, bảo tồn và tôn vinh nét văn hoá truyền thống nông nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng, kết hợp với bản sắc riêng của Thanh Hà xứ Đông. Mặt khác, sự bảo hộ này còn đóng góp vào việc nâng cao hình ảnh quốc gia Việt Nam trong quá trình hội nhập.

Việc xác lập quyền bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho vải thiều Thanh Hà chỉ là bước khởi đầu quan trọng. Việc phát triển thương hiệu vải thiều Thanh Hà thành giá trị tài sản lớn còn cần phải có sự bồi đắp uy tín, quản lý chất lượng sản phẩm, nâng cao chất lượng dịch vụ, tuyên truyền quảng bá thường xuyên, lâu dài và bền bỉ cuả các cấp uỷ Đảng, chính quyền từ huyện đến xã và nhân dân vùng trồng vải, đặc biệt là Hiệp hội sản xuất và tiêu thụ vải thiều huyện Thanh Hà. Chất lượng của vải thiều có được thường xuyên duy trì và nâng cao hay không phụ thuộc rất nhiều vào phương pháp canh tác, thu hái, bảo quản, chế biến và tiêu thụ của các hộ nông dân trong huyện và sự quản lý của các ngành, các cấp có liên quan.

Như vậy, với việc xác lập quyền bảo hộ Chỉ dẫn địa lý cho vải thiều Thanh Hà đã, đang và sẽ tạo ra những thời cơ và thách thức mới cho người sản xuất, chế biến và tiêu thụ vải thiều của huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương.

CHƯƠNG 4

Một phần của tài liệu Quảng bá thương hiệu tập thể vải thiều Thanh Hà (Trang 28)