Hoạch định chính sách chung về phát triển thương tập thể

Một phần của tài liệu Quảng bá thương hiệu tập thể vải thiều Thanh Hà (Trang 47)

- Các phương pháp xử lý dữ liệu:

4.3.3.Hoạch định chính sách chung về phát triển thương tập thể

Nâng cao nhận thức của các cơ quan quản lý Nhà nước, các doanh nghiệp về xây dựng thương hiệu hàng nông sản

Như chúng ta đã biết, nhận thức sẽ quyết định hành động của con người, có nhận thức đúng thì mới hành động đúng được. Vì vậy muốn xây dựng thương hiệu nói chung, thương hiệu cho hàng nông sản nói riêng, cần phải nâng cao nhận thức của các cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp về vấn đề này. Sự hiểu biết đầy đủ về bảo hộ thương hiệu sẽ thúc đẩy việc tạo ra và bảo hộ kịp thời các thương hiệu. Nếu không có nhận thức đầy đủ về thương hiệu, các cơ quan quản

lý không thể hướng dẫn, giúp đỡ các doanh nghiệp, không thể bảo vệ thương hiệu của doanh nghiệp khỏi bị làm giả còn các doanh nghiệp không những không bảo vệ được hàng hoá của mình mà có khi còn vô tình vi phạm quyền sở hữu công nghiệp. Chẳng hạn như cơ sở sản xuất đã sử dụng trước các nhãn hiệu hàng hoá nhưng không xác lập quyền sở hữu công nghiệp cho mình dẫn đến tình trạng người sử dụng sau lại đăng ký bảo hộ trước (theo nguyên tắc nộp đơn đầu tiên - điều 16 NĐ63/CP) hoặc có trường hợp người sử dụng nhãn hiệu hàng hoá, kiểu dáng công nghiệp nhưng không biết mình đã trùng hoặc tương tự nhãn hiệu hàng hoá, kiểu dáng công nghiệp của người khác.

Để nâng cao nhận thức của các cơ quan quản lý, các doanh nghiệp về xây dựng thương hiệu hàng nông sản cần phải:

- Tổ chức các lớp tập huấn, hội nghị về thương hiệu hàng nông sản cho các doanh nghiệp và cơ quan quản lý hàng năm. Tạo điều kiện cho các cán bộ quản lý thương hiệu tham dự các khoá học, hội thảo ngắn ngày tại nước ngoài.

- Phát hành các văn bản pháp quy dưới dạng thông tin chuyên đề, sách hỏi đáp phổ biến rộng rãi đến các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.

- Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như báo, đài truyền hình, tập san thông tin tuyên truyền phổ biến chính sách, pháp luật về sở hữu công nghiệp.

- Tổ chức các hội thi sáng tạo, thiết kế thương hiệu và có quy định rõ thương hiệu phải có khả năng bảo hộ.

Đơn giản hoá phương thức tổ chức đăng ký thương hiệu

Việc bảo hộ thương hiệu hàng hoá trong thời đại toàn cầu hoá hiện nay ngày càng quan trọng và càng mang tính quốc tế cao nên việc tạo ra sự đơn giản về thủ tục, ít tốn kém về kinh phí và hiệu quả cao trong việc xác lập quyền đối với thương hiệu hàng hoá trong nước và ra nước ngoài là tất yếu. Thực tiễn về việc thực hiện các thủ tục trong việc nộp Đơn yêu cầu bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá tại Việt Nam và ra nước ngoài còn nhiều thiếu sót trong giai đoạn hình thức và đạt hiệu quả thấp trong giai đoạn nội dung. Có tới hơn 60% số đơn không được chấp nhận hợp lệ về hình thức đúng thời hạn vì có thiếu sót, người nộp đơn chưa được hướng dẫn đầy đủ về thủ tục và do đó ảnh hưởng đến ngày nộp đơn hợp lệ và thời hạn xét nghiệm nội dung đồng thời kết quả của đơn cũng sẽ bị ảnh hưởng

và bị kéo dài bằng một thời hạn tương ứng. Vì vậy, để được thông qua đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, các doanh nghiệp phải mất nhiều thời gian và nhiều lần đi lại.

Để đơn giản hoá phương thức đăng ký thương hiệu, Cục Sở hữu trí tuệ nên thuê một công ty tin học viết phần mềm đăng ký, tổ chức đăng ký qua mạng. Khi các doanh nghiệp muốn nộp đơn đăng ký thương hiệu, họ tự khai vào mẫu trên mạng, nếu những thương hiệu họ định đăng ký trùng hoặc có bất cứ sai sót nào về mặt hình thức thì máy không chấp nhận. Như thế các doanh nghiệp sẽ không phải tốn nhiều thời gian cho việc xét nghiệm hình thức và Cục sở hữu trí tuệ cũng nhanh hơn.

Một phần của tài liệu Quảng bá thương hiệu tập thể vải thiều Thanh Hà (Trang 47)