Khó khăn trong công tác đền bù, giải phóng mặt bằng

Một phần của tài liệu Tình hình hoạt động của ban quản lý dự án lưới điện Hà Nội (Trang 26)

2. Một số khó khăn còn tồn tại trong công tác quản lý của ban QLDA lưới điện Hà Nộ

2.4.Khó khăn trong công tác đền bù, giải phóng mặt bằng

Đây là công tác hết sức phức tạp và gặp nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện, vấn đề nổi cộm là đơn giá đền bù đất của Thành phố áp dụng cho dự án vẫn có sự chênh lệch rất nhiều so với đơn giá thực tế trên thị trường nên các hộ dân thuộc diện thu hồi đất không đồng thuận, không nhận tiền đền bù. Để xử lý vấn đề này Ban đã phải thực hiện báo cáo và bám các cơ quan có thẩm quyền của Thành phố xem xét, cho ý kiến giải quyết. Điều này dẫn đến sự chậm trễ để có đất sạch triển khai thi công các dự án. Cụ thể một số vướng mắc của các dự án như sau:

- Dự án Xây dựng TBA 220kV Tây Hồ: Ngày 14/10/2010, đã nhận được chỉ lệnh cắm mốc của sở Tài nguyên môi trường. Tuy nhiên, trong quá trình thực

hiện công tác đền bù GPMB, gặp rất nhiều khó khăn vướng mắc: 33 hộ dân thuộc diện giải tỏa đã không hợp tác trong quá trình tổ công tác đến kiểm đếm. Tổng Công ty đã có nhiều công văn gửi UBND các cấp đề nghị giúp đỡ và UBND thành phố, UBND quận cũng đã có các văn bản chỉ đạo thực hiện, nhưng vẫn chưa hoàn thành công tác đền bù GPMB. Ngoài ra, trong quá

trình công khai dự thảo phương án đền bù GPMB đến ngày 31/12 có 17 hộ dân có đơn thư khiếu nại, theo đó có các nội dung chính là: không cho xây dựng TBA 220kV Tây Hồ tại phường Phú Thượng do gây ảnh hưởng sức khỏe, đơn giá bồi thường hỗ trợ thấp đề nghị ngành Điện thỏa thuận với dân về đơn giá…vv.

- Dự án Xây dựng ĐDK và TBA 110kV Gia Lâm 2 (AIS): việc thu hồi đất ở cũng hết sức khó khăn, sau khi có thông báo thu hồi đất (phần trạm) do UBND huyện Gia Lâm ban hành, UBND Xã Phú Thị đã đề nghị di chuyển trạm biến áp (do vị trí TBA nằm tại giữa khu đất canh tác của Xã) và đề nghị nếu thực hiện xây dựng TBA tại vị trí đã được Thành phố chấp thuận thì phải hỗ trợ kinh phí xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho địa phương trong khi các chi phí này nằm ngoài chính sách quy định của Thành phố.

- Dự án 110kV Trôi và nhánh rẽ 110kV trạm Hà Tây: Phần nhánh rẽ 110kV vào trạm, ban đầu Sở QHKT yêu cầu đi bằng cáp ngầm.Để đảm bảo tiết kiệm chi phí và phù hợp với thực tế địa hình, Tổng Công ty đã báo cáo và được UBND TP.Hà Nội chấp thuận đi bằng đường dây không. Tuy nhiên, việc thỏa thuận với các đơn vị có tuyến đường dây đi qua cũng kéo dài do đó ảnh hưởng đến tiến độ dự án.

- Dự án Trạm biến áp 110kV Quang Minh & nhánh rẽ: Ngày 05/7/2011, đã có chỉ lệnh cắm mốc của Sở TNMT (phần trạm và đường vào). Nhưng đến ngày 21/11/2011, UBND Huyện Mê Linh mới có Quyết định thu hồi đất gửi tới các

hộ dân có liên quan (45 hộ). Đến khi lập thủ tục để trả tiền cho các hộ dân trong phạm vi GFMB thì 04 hộ yêu cầu phải đền bù cả phần đất không nằm trong diện tích xây dựng trạm.

Công tác đền bù GPMB ngày càng khó khăn hơn do đa phần các dự án lưới điện trải dài trên diện rộng, tuyến đường dây thường đi qua nhiều địa bàn. Công tác xin giao đất gặp rất nhiều khó khăn do phải triển khai thực hiện nhiều thủ tục với các cơ quan quản lý địa phương, thời gian kéo dài gây chậm trễ, ảnh hưởng đến tiến độ dự án.

Ngoài ra, có dự án có diện tích thu hồi với mỗi hộ dân chỉ là một phần trên tổng diện tích sở hữu, diện tích còn lại nhỏ hoặc diện tích đất thu hồi nằm giữa ruộng, khó khăn cho việc canh tác do vậy các hộ dân yêu cầu phải đền bù toàn bộ diện tích sở hữu hoặc không chấp thuận cho đền bù gây kéo dài thời gian thực hiện.

Việc đền bù hoa mầu, mượn đất tạm trong quá trình thi công cũng gặp rất nhiều khó khăn, nhiều dự án phải bố trí đất tạm phục vụ thi công trên phạm vi dân sở hữu đã bị dân bắt chẹt với đơn giá bất hợp lý, không phù hợp với quy định của nhà nước. Ban đã phải thực hiện phối hợp với chính quyền địa phương và cơ quan quản lý nhà nước đồng thời vận động nhân dân mới có thể thực hiện thi công như dự án: thay dây siêu nhiệt 110kV Mai Động-Bờ Hồ, Thay dây siêu nhiệt 110kV E1-E2...

Về quản lý nguồn gốc đất của một số địa phương không được rõ dàng gây tranh chấp đất đai cũng là vấn đề khó khăn trong công tác xác định diện tích và chủ hộ được bồi thường

Công tác dân vận còn gặp nhiều khó khăn do người dân có ý kiến cho rằng các công trình điện xây dựng là để kinh doanh nên phải thỏa thuận giá cả cũng như hình thức bàn giao đất đối với người dân.

nguyên nhân dẫn đến giải quyết các thủ tục GPMB bị kéo dài ảnh hưởng đến tiến độ GPMB.

Về công tác thành lập Hội đồng đền bù: việc theo sát, đôn đốc các cá nhân và đơn vị có liên quan trong việc thành lập hội đồng đền bù, triển khai tổ công tác gặp rất nhiều khó khăn, thời gian thực hiện thường kéo dài. Ví dụ: Trạm biến áp 220kV Tây Hồ, trạm biến áp 110kV Cầu Diễn, Linh Đàm, Gia Lâm 2, Quang Minh …

Một phần của tài liệu Tình hình hoạt động của ban quản lý dự án lưới điện Hà Nội (Trang 26)