CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA BAN QLDA LƯỚI ĐIỆN HÀ NỘI
I. Một số bài học kinh nghiệm trong quá trình quản lý dự án của Ban QLDA lưới điện Hà Nội
1. Công tác chuẩn bị đầu tư
Công tác chuẩn bị đầu tư, cụ thể là công tác tư vấn thiết kế là một nội dung rất quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ, chất lượng, tính khả thi- hiệu quả của công trình. Chất lượng của công tác tư vấn gồm các vấn đề:
- Nội dung PAKT khả thi – phù hợp với quy hoạch và dự kiến đủ thời gian thực hiện. Hơn nữa, cụng tỏc kiểm tra nội dung phương ỏn kỹ thuật thấu hiểu rừ nội dung PAKT để đảm bảo sản phẩm thiết kế bám sát nội dung, mục tiêu đảm bảo tính khả thi – hiệu quả của dự án.
- Công tác kiểm tra và đề xuất lựa chọn đơn vị tư vấn đủ năng lực. Ban QLDA cũng tiến hành đánh giá chất lượng của các đơn vị tư vấn để kịp thời
- Tổ chức kiểm tra tại hiện trường trên cơ sở phương án đầu tư, nội dung dự án đầu tư, thiết kế do đơn vị tư vấn lập để xác định những vấn đề thực tế đã thay đổi để có những đề xuất điều chỉnh kịp thời. Mục đích giảm những vấn đề cần thay đổi, điều chỉnh phát sinh, bổ sung trong quá trình thực hiện triển khai công trình. Rút ngắn thời gian thực hiện dự án.
- Phõn cụng cỏn bộ theo dừi cụng tỏc đủ năng lực, đỳng với chuyờn mụn nghiệp vụ đã được đào tạo để giảm thời gian kiểm tra trước khi trình duyệt, nâng cao chất lượng những nội dung chi tiết của hồ sơ.
Trong năm 2014, công tác chuẩn bị đầu tư có những bước đột phá mới trong việc triển khai thực hiện như:
- Trong công tác thỏa thuận Vị trí, hướng tuyến: đã tích cực phối hợp chặt chẽ với các Sở ngành thành phố và các cơ quan để thỏa thuận thành công các dự
án: TBA Công Viên Thống Nhất, TBA Công Viên Thủ Lệ, TBA Từ Liêm, Đường dây Đông Anh- Vân Trì mạch 2, Chèm- Phúc Thọ, Chèm-Yên Phụ…
- Trong công tác chuẩn bị đầu tư các dự án nguồn vốn JICA: ngay sau khi có chủ trương của Tổng công ty, Ban QLDA đã chủ động phối hợp với các Ban của Tổng công ty, làm việc với các đơn vị tư vấn,phối hợp với B04 để thực hiện khảo sát lập nhiệm vụ thiết kế và lập các Hồ sơ dự án theo yêu cầu của JICA. Mặt khác, phối hợp chặt chẽ với B2, B10 để làm việc với JICA trong công tác bảo vệ danh mục đầu tư, khối lượng đầu tư. Kết quả là toàn bộ các yêu cầu của JICA về hồ sơ tài liệu được đáp ứng, đã bảo vệ thành công khối lượng đầu tư và EVNHANOI đã được JICA đánh giá cao nhất trong các Tổng công ty trong công tác chuẩn bị hồ sơ.
- Trong năm 2013 và 2014, Nhà nước đã ban hành những văn bản pháp luật về xây dựng như Nghị định 15, Thông tư 10, Thông tư 13 nhằm tăng cường công tác kiểm soát chặt chẽ của cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng. Từ đây, công tác chuẩn bị đầu tư gặp nhiều khó khăn do hồ sơ thiết kế phải thực hiện thẩm tra tại Sở công thương. Để tháo gỡ các vướng mắc khó khăn này, một mặt Ban tăng cường việc bám sát, phối hợp với sở Công thương để có kết quả thẩm tra, một mặt Ban đã chủ động Báo cáo tổng công ty, dự thảo văn bản kiến nghị tới các cơ quan có thẩm quyền như Bộ Xây dựng, Bộ Công thương để kiến nghị giảm bớt thủ tục thẩm tra với các công trình đặc thù, Công trình cải tạo, nâng công suất. Kết quả là các Bộ đã có trả lời chấp thuận, qua đó cũng đã tháo gỡ được nhiều dự án của Tổng Công ty đang triển khai thực hiện.
- Luật xây dựng số 50/2014/QH13 bắt đầu có hiệu lực từ 1/1/2015, theo đó các quy định mới trong công tác đầu tư xây dựng đánh giá sẽ khó khăn thực hiện hơn trong công tác đầu tư xây dựng, Ban đã chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện, tăng cường đôn đốc các đơn vị tư vấn, phối hợp chặt chẽ với Ban QLĐT
xây dựng để thẩm định và phê duyệt 25 dự án. Việc này đã thể hiện quyết tâm cao của Tập thể lãnh đạo và cán bộ Ban QLDA hoàn thành kế hoạch và giảm bớt gánh nặng thực hiện theo các quy định mới, tạo tiền đề đẩy nhanh cho giai đoạn thực hiện đầu tư tiếp theo và rút ngắn tiến độ dự án.
2. Công tác đền bù, giải phóng mặt bằng
- Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, chính quyền địa phương và các sở ban ngành có liên quan để tháo gỡ kịp thời các vướng mắc trong xin thỏa thuận, đào hè đường, giao đất đền bù-giải phóng mặt bằng.
- Chủ động nghiên cứu, tìm hiểu, cập nhật và thực hiện các quy định mới của Nhà nước trong công tác giải phóng mặt bằng. Trong quá trình triển khai sẽ lập kế hoạch, đề xuất và dự kiến trước các tình huống khó khăn, vướng mắc để kịp thời báo cáo cấp trên chỉ đạo, giải quyết.
3. Công tác quản lý thi công
- Lựa chọn đơn vị thi công đủ năng lực, kinh nghiệm và khả năng tài chính đảm bảo để thực hiện thi công công trình. Trong quá trình đánh giá hồ sơ thầu lựa chọn nhà thầu, đánh giá hồ sơ chặt chẽ, chi tiết để đảm bảo có thể lựa chọn được đơn vị thi công đáp ứng yêu cầu tiêu chí của hồ sơ. Đề xuất Tổng Công ty để xem xét, loại những nhà thầu không đáp ứng yêu cầu.
- Tăng cường công tác quản lý thi công, quản lý chất lượng công trình đôn đốc nhà thầu thực hiện đúng tiến độ, ...).
- Thực hiện nghiêm túc nội dung hợp đồng đã ký kết với Nhà thầu (về tổ chức nghiệm thu, thanh toán giai đoạn và quyết toán công trình).
4. Nâng cao năng lực, trách nhiệm của đơn vị quản lý dự án
- Bố trớ cỏn bộ theo dừi cụng tỏc đủ năng lực, đỳng với chuyờn mụn nghiệp vụ đó được đào tạo để theo dừi và quản lý dự ỏn.
- Tổ chức các lớp học bồi dưỡng nghiệp vụ (Quản lý dự án, quản lý đấu thầu,
vào thực tiễn những vấn đề điều chỉnh trong hoạt động quản lý dự án đầu tư.
Góp phần nâng cao chất lượng công việc và sự nghiêm túc trong triển khai thực hiện.
- Phối hợp với các phòng Ban Tổng Công ty chặt chẽ. Bám sát và tranh thủ sự giúp đỡ, tạo điều kiện của chính quyền và các cơ quan ban ngành có liên quan trong triển khai thực hiện.
- Đảm bảo các nguồn lực cần thiết (trang thiết bị, phương tiện) để phục vụ công tác quản lý đảm bảo kịp thời, tiến độ, hiệu quả trong quá trình thực hiện.
II. Phương hướng thực hiện nhiệm vụ kế hoạch của Ban QLDA lưới điện