Một số khó khăn còn tồn tại trong công tác quản lý của ban QLDA lưới điện Hà Nội

Một phần của tài liệu Tình hình hoạt động của ban quản lý dự án lưới điện Hà Nội (Trang 23 - 33)

CHƯƠNG 2 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN LƯỚI ĐIỆN HÀ NỘI

I. Công tác quản lý đầu tư của Ban Quản lý dự án lưới điện Hà Nội trong 5 năm từ năm 2010 đến năm 2014

2. Một số khó khăn còn tồn tại trong công tác quản lý của ban QLDA lưới điện Hà Nội

2.1. Khó khăn trong việc quy hoạch

Ban Quản lý Dự án lưới điện Hà Nội triển khai thực hiện dự án theo qui hoạch của Thành phố. Tuy nhiên, do đặc thù quy hoạch phát triển điện là quy hoạch động, phụ thuộc rất nhiều vào định hướng các quy hoạch chuyên ngành và quy hoạch phát triển KT-XH của Thành phố, quận huyện nên còn gặp nhiều vướng mắc. Một số dự án được phê duyệt trong Quy hoạch phát triển điện lực và Quy hoạch xây dựng Thủ đô nhưng lại không có trong Quy hoạch chi tiết.

Về hướng tuyến của các đường dây và tuyến cáp ngầm cũng gặp vướng mắc. Thủ đô Hà Nội đang trong quá trình đô thị hóa nhanh, hướng tuyến đường dây phụ thuộc vào định hướng quy hoạch đến năm 2020-2030 có xét đến 2050 của Thành phố. Tuy nhiên, định hướng quy hoạch chưa được triển khai đồng bộ, trong khi hiện trạng lại chưa được dỡ bỏ, dẫn đến chồng chéo trong việc triển khai các dự án. Ví dụ tuyến cáp ngầm cấp điện cho các TBA Công viên Thống Nhất và Công viên Thủ Lệ, theo định hướng phải đi theo đường quy hoạch, hiện tại là khu dân cư tập trung cao trong nội đô chưa được di dời, dự án triển khai các tuyến đường giao thông theo quy hoạch chưa được thực hiện, dẫn đến việc lắp đặt tuyến cáp là không khả thi trong thời điểm hiện tại, trong khi nhu cầu cấp điện cho Thủ đô luôn trong tình trạng cấp thiết.

2.2. Khó khăn trong công tác thỏa thuận địa điểm xây dựng trạm biến áp và hướng tuyến đường dây

Công tác xin thoả thuận hướng tuyến điện, thoả thuận địa điểm xây dựng TBA khó khăn, phức tạp; thời gian xin cấp đất thoả thuận qui hoạch kéo dài.

Trình tự hoàn thiện hồ sơ xin cấp đất phải qua nhiều giai đoạn (thoả thuận địa điểm, lập bản đồ 1/500, xin chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng, phê duyệt

tổng mặt bằng - phương án kiến trúc, điều tra nhu cầu sử dụng đất, thoả thuận với chính quyền địa phương...), qua nhiều ban ngành và các cấp chính quyền làm cho dự án từ khi được duyệt đến khi triển khai thực hiện bị kéo dài dẫn đến việc thỏa thuận vị trí các trạm biến áp và hành lang tuyến đường dây gặp nhiều khó khăn do các thủ tục hành chính liên quan đến thỏa thuận vị trí và hướng tuyến, các thủ tục phần lớn còn rườm rà và mất rất nhiều thời gian phần nào ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án.

Thông tin quy hoạch chưa được đầy đủ cũng là vấn đề khó khăn trong đẩy nhanh tiến độ công tác thỏa thuận. Nhiều dự án do không đủ hồ sơ quy hoạch khu vực, vùng có liên quan phải tiến hành ký kết hợp đồng kinh tế với Viện QHXD để giới thiệu địa điểm hoặc hướng tuyến. Tuy nhiên, theo quy định và yêu cầu của Viện việc thực hiện chỉ bắt đầu tiến hành khi nhận được tạm ứng hợp đồng; sản phẩm cuối cùng chỉ được nhận sau khi đã thanh lý và thanh toán hợp đồng trước khi bàn giao. Do các công trình đều đang trong quá trình chuẩn bị đầu tư (chưa có dự án đầu tư được duyệt) nên cũng gây khó khăn trong quá trình huy động vốn để thanh toán cho các khoản chi phí này, dẫn đến ảnh hưởng đến tiến độ nhận được kết quả công tác thỏa thuận. Ví dụ:

nhánh rẽ 110kV Trôi; nhánh rẽ 110kV Bắc An Khánh; trạm 110kV Mỗ Lao;

Sân Bay Nội Bài; Cải tạo ĐZ 110kV Văn Điển – Tía, Đông Anh – Bắc Thăng Long,…

Có dự án đã có địa điểm xây dựng trạm biến áp và điểm đấu đường dây 110kV theo quy hoạch nhưng không thể thực hiện đuợc thỏa thuận hướng tuyến đường dây như: Dự án Xây dựng TBA 110kV Tây Hồ Tây và nhánh rẽ.

Phần TBA đã được UBND Thành phố chấp thuận địa điểm xây dựng tại Khu đô thị mới Tây Hồ Tây. Phần đường dây theo phương án kỹ thuật được duyệt điểm đấu vào đường dây 110kV Chèm - Mỹ Đình. Tuy nhiên, hướng tuyến

dựng tuyến, kể cả đi bằng cáp ngầm cũng không thể thực hiện được, trong khi kế hoạch xây dựng Khu đô thị Tây Hồ Tây lại ở tương lai xa nên việc xác định hướng tuyến gặp nhiều khó khăn.

Ngoài ra, một số vị trí đã được địa phương thống nhất nhưng lại chồng chéo với quy hoạch các dự án khác như: trạm biến áp 110kV Thanh Oai do địa phương giới thiệu nằm trong quy hoạch đất ở, vị trí trạm 110kV Phú Xuyên trùng với quy hoạch chợ đầu mối (thậm chí trạm 110kV Phú Xuyên được địa phương giới thiệu lần thứ 4 vẫn chưa phù hợp với quy hoạch chung), Đường dây 110kV Bắc An Khánh chủ đầu tư đề nghị thay đổi hướng tuyến do nằm trên quy hoạch đất đã được UBND Hà Tây cũ cấp. TBA Tây Hồ Tây và nhánh rẽ, phần TBA đã được UBND Thành phố chấp thuận thực tế hiện trạng đang bị một số hộ dân lấn chiếm, khi EVN HANOI tiến hành khảo sát đo đạc đã gặp phải sự chống đối hết sức quyết liệt của các hộ dân này.

2.3. Khó khăn trong công tác thẩm tra, phê duyệt dự án

Từ năm 2010 đến năm 2012, Việt Nam có rất nhiều biến động về giá cả thị trường. Đặc biệt năm 2012 là năm mà kinh tế thế giới có những diễn biến xấu. Lạm phát cao diễn ra ở nhiều nước, kể cả các nước trong khu vực. Giá dầu mỏ, lương thực và một số nguyên vật liệu cơ bản còn tăng. Thiên tai, biến đổi khí hậu và tình hình lạm phát tác động xấu đối với nền kinh tế thế giới.

Thị trường tài chính toàn cầu tiếp tục có mặt còn thiếu ổn định, thậm chí đã có những cảnh báo về nguy cơ tái khủng hoảng. khó khăn do tình hình khó khăn của nền kinh tế, lạm phát tăng cao, giải ngân đầu tư xây dựng sụt giảm, lãi suất ngân hàng vẫn cao nên gây nhiều khó khăn cho công tác quản lý ĐTXD; Nhà nước có sự điều chỉnh chính sách - quy định quản lý, chế độ, đơn giá - định mức, những biến động về giá vật tư - thiết bị, vật liệu xây dựng, tỷ giá ngoại tệ… nên việc điều chỉnh lại dự án theo mức lương tối thiểu của từng vùng tại nơi xây dựng dự án cũng như các chế độ, đơn giá - định mức, biến

động về giá vật tư - thiết bị, vật liệu xây dựng, tỷ giá ngoại tệ có đột biến bất thường vì vậy, việc xử lý chuyển tiếp quản lý các công trình còn nhiều vướng mắc, trình tự triển khai phê duyệt DADT, hiệu chỉnh TMĐT, TDT…chưa thực sự đáp ứng tiến độ yêu cầu công tác chuẩn bị đầu tư. Ngoài ra, một số dự án do một số dự án có được phê duyệt nhiệm vụ thiết kế không phù hợp với quy hoạch nên phải điều chỉnh nhiệm vụ thiết kế cũng làm ảnh hưởng đến công tác chuẩn bị đầu tư.

Năm 2014, một số dự án cải tạo nâng công suất TBA sử dụng MBA và VTTB tồn kho có một số bất cập như: Khi duyệt Dự án, Tổng công ty đã sử dụng đơn giá MBA, VTTB tồn kho để đưa vào tính toán các chi phí (có VTTB đã sử dụng hết khấu hao) nên toàn bộ các chi phí khác của dự án bị cắt giảm ( như chi phí quản lý dự án, chi phí thiết kế, chi phí giám sát...trong khi các công việc phải thực hiện khó khăn hơn các thiết bị mua mới vì thiếu hồ sơ tài liệu MBA và VTTB tận dụng). Việc này không hợp lý, không đảm bảo quyền lợi cho các bên tham gia thực hiện dự án. Kiến nghị Tổng Công ty lấy giá trị MBA và VTTB sử dụng lại theo giá mua mới để tính toán các chi phí, riêng phần tổng mức đầu tư lấy giá trị còn lại của MBA và vật tư sử dụng lại.

2.4. Khó khăn trong công tác đền bù, giải phóng mặt bằng

Đây là công tác hết sức phức tạp và gặp nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện, vấn đề nổi cộm là đơn giá đền bù đất của Thành phố áp dụng cho dự án vẫn có sự chênh lệch rất nhiều so với đơn giá thực tế trên thị trường nên các hộ dân thuộc diện thu hồi đất không đồng thuận, không nhận tiền đền bù.

Để xử lý vấn đề này Ban đã phải thực hiện báo cáo và bám các cơ quan có thẩm quyền của Thành phố xem xét, cho ý kiến giải quyết. Điều này dẫn đến sự chậm trễ để có đất sạch triển khai thi công các dự án. Cụ thể một số vướng mắc của các dự án như sau:

- Dự án Xây dựng TBA 220kV Tây Hồ: Ngày 14/10/2010, đã nhận được chỉ lệnh cắm mốc của sở Tài nguyên môi trường. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện công tác đền bù GPMB, gặp rất nhiều khó khăn vướng mắc: 33 hộ dân thuộc diện giải tỏa đã không hợp tác trong quá trình tổ công tác đến kiểm đếm. Tổng Công ty đã có nhiều công văn gửi UBND các cấp đề nghị giúp đỡ và UBND thành phố, UBND quận cũng đã có các văn bản chỉ đạo thực hiện, nhưng vẫn chưa hoàn thành công tác đền bù GPMB. Ngoài ra, trong quá trình công khai dự thảo phương án đền bù GPMB đến ngày 31/12 có 17 hộ dân có đơn thư khiếu nại, theo đó có các nội dung chính là: không cho xây dựng TBA 220kV Tây Hồ tại phường Phú Thượng do gây ảnh hưởng sức khỏe, đơn giá bồi thường hỗ trợ thấp đề nghị ngành Điện thỏa thuận với dân về đơn giá…vv.

- Dự án Xây dựng ĐDK và TBA 110kV Gia Lâm 2 (AIS): việc thu hồi đất ở cũng hết sức khó khăn, sau khi có thông báo thu hồi đất (phần trạm) do UBND huyện Gia Lâm ban hành, UBND Xã Phú Thị đã đề nghị di chuyển trạm biến áp (do vị trí TBA nằm tại giữa khu đất canh tác của Xã) và đề nghị nếu thực hiện xây dựng TBA tại vị trí đã được Thành phố chấp thuận thì phải hỗ trợ kinh phí xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho địa phương trong khi các chi phí này nằm ngoài chính sách quy định của Thành phố.

- Dự án 110kV Trôi và nhánh rẽ 110kV trạm Hà Tây: Phần nhánh rẽ 110kV vào trạm, ban đầu Sở QHKT yêu cầu đi bằng cáp ngầm.Để đảm bảo tiết kiệm chi phí và phù hợp với thực tế địa hình, Tổng Công ty đã báo cáo và được UBND TP.Hà Nội chấp thuận đi bằng đường dây không. Tuy nhiên, việc thỏa thuận với các đơn vị có tuyến đường dây đi qua cũng kéo dài do đó ảnh hưởng đến tiến độ dự án.

- Dự án Trạm biến áp 110kV Quang Minh & nhánh rẽ: Ngày 05/7/2011, đã có chỉ lệnh cắm mốc của Sở TNMT (phần trạm và đường vào). Nhưng đến ngày 21/11/2011, UBND Huyện Mê Linh mới có Quyết định thu hồi đất gửi tới các

hộ dân có liên quan (45 hộ). Đến khi lập thủ tục để trả tiền cho các hộ dân trong phạm vi GFMB thì 04 hộ yêu cầu phải đền bù cả phần đất không nằm trong diện tích xây dựng trạm.

Công tác đền bù GPMB ngày càng khó khăn hơn do đa phần các dự án lưới điện trải dài trên diện rộng, tuyến đường dây thường đi qua nhiều địa bàn. Công tác xin giao đất gặp rất nhiều khó khăn do phải triển khai thực hiện nhiều thủ tục với các cơ quan quản lý địa phương, thời gian kéo dài gây chậm trễ, ảnh hưởng đến tiến độ dự án.

Ngoài ra, có dự án có diện tích thu hồi với mỗi hộ dân chỉ là một phần trên tổng diện tích sở hữu, diện tích còn lại nhỏ hoặc diện tích đất thu hồi nằm giữa ruộng, khó khăn cho việc canh tác do vậy các hộ dân yêu cầu phải đền bù toàn bộ diện tích sở hữu hoặc không chấp thuận cho đền bù gây kéo dài thời gian thực hiện.

Việc đền bù hoa mầu, mượn đất tạm trong quá trình thi công cũng gặp rất nhiều khó khăn, nhiều dự án phải bố trí đất tạm phục vụ thi công trên phạm vi dân sở hữu đã bị dân bắt chẹt với đơn giá bất hợp lý, không phù hợp với quy định của nhà nước. Ban đã phải thực hiện phối hợp với chính quyền địa phương và cơ quan quản lý nhà nước đồng thời vận động nhân dân mới có thể thực hiện thi công như dự án: thay dây siêu nhiệt 110kV Mai Động-Bờ Hồ, Thay dây siêu nhiệt 110kV E1-E2...

Về quản lý nguồn gốc đất của một số địa phương khụng được rừ dàng gây tranh chấp đất đai cũng là vấn đề khó khăn trong công tác xác định diện tích và chủ hộ được bồi thường

Công tác dân vận còn gặp nhiều khó khăn do người dân có ý kiến cho rằng các công trình điện xây dựng là để kinh doanh nên phải thỏa thuận giá cả cũng như hình thức bàn giao đất đối với người dân.

nguyên nhân dẫn đến giải quyết các thủ tục GPMB bị kéo dài ảnh hưởng đến tiến độ GPMB.

Về công tác thành lập Hội đồng đền bù: việc theo sát, đôn đốc các cá nhân và đơn vị có liên quan trong việc thành lập hội đồng đền bù, triển khai tổ công tác gặp rất nhiều khó khăn, thời gian thực hiện thường kéo dài. Ví dụ:

Trạm biến áp 220kV Tây Hồ, trạm biến áp 110kV Cầu Diễn, Linh Đàm, Gia Lâm 2, Quang Minh …

2.5. Khó khăn trong công tác đấu thầu, mua sắm vật tư thiết bị

Từ năm 2010 đến năm 2014 tỷ giá ngoại tệ, đơn giá vật tư - thiết bị, vật liệu xây dựng đầu tư xây dựng cơ bản có nhiều biến động dẫn đến chi phí đầu tư tăng lên làm ảnh hưởng đến công tác quản lý: các dự án phải thay đổi, điều chỉnh, giảm hiệu quả dự án.

Việc thực hiện điều chuyển, tận dụng VTTB tồn kho cho các dự án thường mất rất nhiều thời gian do hồ sơ phải chuyển qua nhiều phòng ban liên quan, các công trình được điều chuyển thuộc nhiều nguồn vốn khác nhau…

nên thường không đáp ứng tiến độ yêu cầu. Một vấn đề khác liên quan đến công tác chuẩn bị VTTB cho các công trình đó là việc cấp phát cho khối lượng vật tư bổ sung cho các công trình là rất phổ biến, nhưng khối lượng VTTB mua sắm cho từng công trình chỉ giới hạn trong nội dung của dự án và chỉ được mua sắm một lần duy nhất, không có kế hoạch chủ động mua sắm VTTB dự phòng sự cố, bổ sung phát sinh nên nhiều công trình không đáp ứng yêu cầu tiến độ đề ra.

Thêm vào đó việc đơn giá thay đổi làm nhiều nhà thầu đề nghị điều chỉnh giá gói thầu cũng dẫn đến chậm trễ trong quá trình triển khai thi công.

Ví dụ như: Gói thầu cung cấp VTTB trạm biến áp 110kV Vân Đình phải tổ chức đấu thầu lại (lần 3); gói thầu cung cấp VTTB trạm biến áp 110kV Linh Đàm; Phúc Thọ tổ chức đấu thầu lần 2; gói thầu cung cấp VTTB công trình

Nâng công suất trạm 110kV E1.28-Phùng Xá; Gói thầu cung cấp dây siêu nhiệt cho 05 dự án thay dây siêu nhiệt cũng phải tổ chức đấu thầu lại…

Ngoài ra, một số gói thầu đã lựa chọn được nhà thầu, tuy nhiên do năng lực thực tế của nhà thầu yếu kém nên việc thực hiện hợp đồng chậm chễ, chất lượng kém gây ảnh hưởng tiến độ thực hiện dự án, một số gói thầu nhà thầu đã đề nghị Tổng công ty gia hạn thời hạn giao hàng nhiều lần như:

- Gói thầu cung cấp VTTB cho TBA 110kV Nghĩa Đô- Công ty CP tập đoàn thương mại công nghiệp Việt Á,

- Gói thầu cung cấp tủ Trung thế cho Dự án lắp đặt tụ bù trung thế các TBA 110kV năm 2010- Công ty CP thương mại Thăng Long;

- Gói thầu Cung cấp VTTB và xây lắp - công trình: Lắp đặt tạm dẫy tủ 22kV tại trạm 110kV Phương Liệt – E1.13…- Công ty CP kỹ thuật năng lượng Entec.

2.6. Khó khăn về nguồn vồn bố trí cho dự án

Tình hình vốn tự có của Tổng Công ty dành cho các dự án đầu tư xây dựng mới, cải tạo lưới điện trên địa bàn thành phố đang hạn chế. Các công trình xây dựng, cải tạo chủ yếu thực hiện bằng nguồn vốn vay. Tuy nhiên, hầu hết các dự án lưới điện trung thế cải tạo, nâng cấp để nâng cao chất lượng điện năng, phục vụ các mục tiêu chính trị - xã hội lại không có được các chỉ tiêu hiệu quả tài chính hấp dẫn các ngân hàng cho vay, vì vậy rất nhiều dự án phải tạm dừng hoặc chờ đợi để được triển khai các bước tiếp theo.

Để cải thiện tình hình vốn bố trí, Tổng Công ty đã có chủ trương bố trí nguồn vốn DPL1 cho một số dự án. Tuy nhiên, việc thực hiện giải ngân các dự án DPL1 còn gặp rất nhiều khó khăn, tình hình giải ngân tại ngân hàng còn chậm. Một số dự án thuộc nguồn vốn ODA hiện tại cũng gặp nhiều khó khăn trong vấn đề giải ngân do chưa thu xếp được vốn. Ngoài ra, hiện nay Tổng Công ty cũng đang xúc tiến triển khai vay vốn các Ngân hàng nước ngoài như DEP, ADB, KWF.. nhưng ngoài dự án DEP đang bắt đầu triển khai các nguồn

Một phần của tài liệu Tình hình hoạt động của ban quản lý dự án lưới điện Hà Nội (Trang 23 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(48 trang)
w