Khó khăn trong công tác thẩm tra, phê duyệt dự án

Một phần của tài liệu Tình hình hoạt động của ban quản lý dự án lưới điện Hà Nội (Trang 25)

2. Một số khó khăn còn tồn tại trong công tác quản lý của ban QLDA lưới điện Hà Nộ

2.3. Khó khăn trong công tác thẩm tra, phê duyệt dự án

Từ năm 2010 đến năm 2012, Việt Nam có rất nhiều biến động về giá cả thị trường. Đặc biệt năm 2012 là năm mà kinh tế thế giới có những diễn biến xấu. Lạm phát cao diễn ra ở nhiều nước, kể cả các nước trong khu vực. Giá dầu mỏ, lương thực và một số nguyên vật liệu cơ bản còn tăng. Thiên tai, biến đổi khí hậu và tình hình lạm phát tác động xấu đối với nền kinh tế thế giới. Thị trường tài chính toàn cầu tiếp tục có mặt còn thiếu ổn định, thậm chí đã có những cảnh báo về nguy cơ tái khủng hoảng. khó khăn do tình hình khó khăn của nền kinh tế, lạm phát tăng cao, giải ngân đầu tư xây dựng sụt giảm, lãi suất ngân hàng vẫn cao nên gây nhiều khó khăn cho công tác quản lý ĐTXD; Nhà nước có sự điều chỉnh chính sách - quy định quản lý, chế độ, đơn giá - định mức, những biến động về giá vật tư - thiết bị, vật liệu xây dựng, tỷ giá ngoại tệ… nên việc điều chỉnh lại dự án theo mức lương tối thiểu của từng vùng tại nơi xây dựng dự án cũng như các chế độ, đơn giá - định mức, biến

động về giá vật tư - thiết bị, vật liệu xây dựng, tỷ giá ngoại tệ có đột biến bất thường vì vậy, việc xử lý chuyển tiếp quản lý các công trình còn nhiều vướng mắc, trình tự triển khai phê duyệt DADT, hiệu chỉnh TMĐT, TDT…chưa thực sự đáp ứng tiến độ yêu cầu công tác chuẩn bị đầu tư. Ngoài ra, một số dự án do một số dự án có được phê duyệt nhiệm vụ thiết kế không phù hợp với quy hoạch nên phải điều chỉnh nhiệm vụ thiết kế cũng làm ảnh hưởng đến công tác chuẩn bị đầu tư.

Năm 2014, một số dự án cải tạo nâng công suất TBA sử dụng MBA và VTTB tồn kho có một số bất cập như: Khi duyệt Dự án, Tổng công ty đã sử dụng đơn giá MBA, VTTB tồn kho để đưa vào tính toán các chi phí (có VTTB đã sử dụng hết khấu hao) nên toàn bộ các chi phí khác của dự án bị cắt giảm ( như chi phí quản lý dự án, chi phí thiết kế, chi phí giám sát...trong khi các công việc phải thực hiện khó khăn hơn các thiết bị mua mới vì thiếu hồ sơ tài liệu MBA và VTTB tận dụng). Việc này không hợp lý, không đảm bảo quyền lợi cho các bên tham gia thực hiện dự án. Kiến nghị Tổng Công ty lấy giá trị MBA và VTTB sử dụng lại theo giá mua mới để tính toán các chi phí, riêng phần tổng mức đầu tư lấy giá trị còn lại của MBA và vật tư sử dụng lại.

Một phần của tài liệu Tình hình hoạt động của ban quản lý dự án lưới điện Hà Nội (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(48 trang)
w