LISTERIA MONOCYTOGENES

Một phần của tài liệu Vi sinh vật y học phần 2 các vi khuẩn gây bệnh (Trang 54)

Listeria monocytogenes gây bệnh ở súc vật, có thể truyền sang người.

1. Đặc điểm sinh vật học

Là những trực khuẩn Gram (+), không có vỏ, không sinh nha bào. Trong bệnh phẩm, chúng nằm trong tế bào, có hình thể to và ngắn. Trong môi trường nuôi cấy chúng thường xếp như hàng rào và có hình thể dài hơn.

Hiếu kỵ khí tùy ý, dễ mọc trên các môi trường nuôi cấy thông thường, nhiệt độ thích hợp 370C nhưng cũng phát triển được ở 40C. Trên thạch thường vi khuẩn mọc tạo thành những khuẩn lạc nhỏ, tròn, xám lơ, bóng. Trên thạch máu sau 48 giờ nuôi cấy có vòng tan máu nhẹ kiểu β.

Catalase (+), thủy phân Esculine, Urease (-), H2S (-). Vi khuẩn có kháng nguyên thân O và kháng nguyên lông H. Căn cứ vào 2 loại kháng nguyên này, Listeria monocytogenes

được chia thành 4 typ huyết thanh I, II, III, và IV, thường gặp là các typ I và IV. Vi khuẩn không tiết ra ngoại độc tố nhưng có một nội độc tố gây hoại tử.

2. Khả năng gây bệnh

2.1. Dịch tễ học

Ổ chứa vi khuẩn bao gồm các động vật bị ốm, súc vật lành mang mầm bệnh, sữa của động vật bị nhiễm khuẩn mạn tính, thức ăn bị nhiễm khuẩn, bụi...Vi khuẩn tồn tại trong ngoại cảnh lâu vì có sức đề kháng cao.

Đường lây truyền là đường tiêu hoá, ít gặp qua đường hô hấp. Bệnh thường xảy ra đối với phôi thai, trẻ sơ sinh và người già...Ở trẻ sơ sinh bệnh truyền qua rau thai hoặc lây lúc trẻ lọt qua đường sinh dục của người mẹ.

2.2. Khả năng gây bệnh ở người

Listeria monocytogenes gây bệnh cho rất nhiều loài động vật, có thể lây sang người, chủ yếu gây bệnh ở trẻ sơ sinh nhưng cũng gặp ở người lớn. Chúng gây ra viêm màng não, viêm màng não - não, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não nước trong, viêm kết mạc, nhiễm trùng tiết niệu... Listeria monocytogenes gây bệnh thể ẩn là phổ biến nhất. Nếu phụ nữ có mang thì thường biểu hiện là sốt, hội chứng giả cúm, hoặc nhiễm khuẩn tiết niệu. Bệnh có thể hoàn toàn yên lặng nhưng đưa lại nhiễm khuẩn cho thai nhi qua đưòng rau thai và dẫn tới sẩy thai hay đẻ non, trẻ ra đời đã mắc bệnh.

3. Chẩn đoán vi sinh vật

3.1. Bệnh phẩm

Bệnh phẩm tùy theo đối tượng và thể bệnh mà lấy cho thích hợp. - Trẻ sơ sinh: nước não tủy, cứt su, máu, dịch viêm kết mạc... - Ở thai nhi đã tử vong: các hạt hoại tử của các phủ tạng. - Ở người mẹ: sản dịch, rau thai, máu.

- Người lớn: nước tiểu, máu, nước não tủy 3.2. Chẩn đoán trực tiếp

Bệnh phẩm được nhuộm soi trực tiếp, có thể tìm thấy trực khuẩn Gram dương nội tế bào và ngoại tế bào. Cấy vào thạch máu ủ môi trường ở 4 0C để làm phong phú vi khuẩn hoặc cấy vào môi trường chọn lọc (có axit nalidixic), xác định vi khuẩn dựa vào hình thể, tính chất di động ở 200C, catalase (+), ngưng kết với kháng huyết thanh Listeria O.

4. Phòng bệnh và chữa bệnh

- Chủ yếu là phòng bệnh chung, chú ý sử dụng các sản phẩm của động vật phải được tiệt khuẩn tốt. Chẩn đoán sớm người mẹ mắc bệnh để điều trị kịp thời.

- Chữa bệnh: Dùng kháng sinh trong thời gian dài (vì vi khuẩn nội tế bào), thường dùng penicillin phối hợp streptomycin, hoặc dùng bactrim, ampicillin... kéo dài 2-3 tuần, đối với bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch có thể dùng 4-6 tuần.

CÁC CLOSTRIDIA GÂY BỆNHMục tiêu học tập Mục tiêu học tập

1.Trình bày được tính chất vi khuẩn học của các vi khuẩn Clostridia gây bệnh gồm Clostridium tetani, các Clostridia gây hoại thư, Clostridium botulinum và C. difficile.

2. Mô tả được tính chất gây bệnh, phương pháp chẩn đoán vi khuẩn học và nguyên tắc phòng và điều trị các nhiễm trùng do các vi khuẩn Clostridia gây bệnh

Vi khuẩn giống Clostridium là các trực khuẩn gram (+), kỵ khí, sinh nha bào. Vi khuẩn này có trong đẩt, trong đường tiêu hóa của người và động vật, phần lớn trong chúng là các vi khuẩn sống hoại sinh, phân hủy các chất hữu cơ trong đất một số Clostridia gây bệnh gồm

Clostridium tetani gây bệnh uốn ván Các Clostridia gây bệnh hoại thư

Clostridium botulinum gây bệnh ngộ độc thịt

Clostridium difficile gây viêm ruột giả mạc. Chúng ta sẽ khảo sát lần lượt các vi khuẩn này.

Một phần của tài liệu Vi sinh vật y học phần 2 các vi khuẩn gây bệnh (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)