TRỰC KHUẨN PHONG (Mycobacterium leprae)

Một phần của tài liệu Vi sinh vật y học phần 2 các vi khuẩn gây bệnh (Trang 65 - 67)

1. Đặc điểm sinh vật học

Tuy được Hansen khám phá đến nay trên 100 năm nhưng vi khuẩn phong chưa nuôi cấy được ở môi trường nhân tạo. Đó là vi khuẩn kháng axit không lông không vỏ, không sinh nha bào, có thể nằm riêng rẽ nhưng thường họp thành bó song song hoặc cụm. Vi khuẩn thường tìm thấy đều đặn ở nước mũi hoặc thương tổn ngoài da của người phong ác tính. Nhuộm Ziehl Neelsen vi khuẩn hiện ra dưới dạng những que đỏ 1 - 8 µm × 0,3 - 0,5 µm. Vi khuẩn thường tìm thấy trong những tế bào nội mạch của mạch máu hoặc tế bào đơn nhân. Vi khuẩn lấy ở người phong cấy vào chân chuột có thể gây nên những thương tổn mụn tròn tại chỗ, ở đó vi khuẩn phát triển giới hạn.

2. Khả năng gây bệnh

Vi khuẩn phong gây nên những thương tổn ở những mô lạnh: da, dây thần kinh ngoại vi, mũi, yết hầu, thanh quản, mắt và dịch hoàn. Thương tổn ở da có thể xuất hiện như vết sần nhạt màu đường kính 1 - 5 cm, hoặc tẫm nhuận tỏa lan ở da. Thương tổn ở thần kinh biểu hiện dưới dạng tẫm nhuận thần kinh gây nên viêm dây thần kinh, dị giác, mòn xương, cụt ngón chân ngón tay. Nét mặt có thể bị biến dạng do tẩm nhuận da và thương tổn dây thần kinh.

3. Chẩn đoán vi sinh vật

-Làm tiêu bản với nước mũi hoặc lấy dao cạo da ở thương tổn hoặc ở trái tai để làm tiêu bản, nhuộm Ziehl Neelsen tìm vi khuẩn.

- Sinh thiết da hoặc dây thần kinh bị thương tổn: Nhuộm Ziehl Neelsen thì tìm thấy vi khuẩn phong và hình ảnh tổ chức điển hình. Trong phong ác tính tìm thấy tế bào Virchow có nhiều lỗ hổng ở đó vi khuẩn phong họp thành cụm trong phong cũ tìm thấy nhiều tế bào khổng lồ trong đó rải rát có vi khuẩn phong.

- Chưa có chẩn đoán huyết thanh học. Điều đáng lưu ý là người phong thường có dương tính giả với thử nghiệm huyết thanh về bệnh giang mai.

- Thử nghiệm Lepromin: nấu tổ chức chứa vi khuẩn phong, đem lọc thì thu được một phẩm vật gọi là lepromin. Hiện nay lepromin đã được tiêu chuẩn hóa, nó chứa 160 x 106 vi khuẩn kháng axit / ml. Tiêm trong da 0,1 ml lepromin, có thể xẩy ra:

Phản ứng sớm, xảy ra sau 48 giờ gọi là phản ứng Fernandez, xuất hiện dưới hình thức sần đỏ. Phản ứng này không đặc hiệu.

Phản ứng chậm, xảy ra sau 2-3 tuần lễ gọi là phản ứng Mitsuda, xuất hiện dưới hình thức sần đỏ đường kính 3 - 5 mm : (+), 5 - 10 mm : (++), >10 mm : (+++). Phản ứng Mitsuda trong thực tế chỉ để tiên lượng bệnh.

4. Dịch tể học

Bệnh phong không lây nhiễm mạnh và không cần cách ly bệnh nhân. Hình như trẻ em nhạy cảm với sự nhiểm trùng hơn người lớn. Thời gian ủ bệnh kéo dài nhiều năm (thường từ 1 đến 10 năm). Thông thường bệnh được phát hiện ở người trưởng thành. Hình như phần lớn bệnh nhân nhiễm bệnh lúc còn nhỏ tuổi với người trong gia đình.

5. Phòng ngừa và điều trị

5.1. Phòng ngừa

- Khám phá và điều trị những trường hợp bệnh hoạt động.

- Phòng ngừa bằng Sulfon cho những người thường xuyên tiếp xúc với bệnh nhân. - Tiêm BCG. Có những khảo sát cho thấy tiêm BCG tăng sự đề kháng với vi khuẩn phong và sự tiến triển của chứng bệnh.

5.2. Điều trị

Sulfon, clofazimine và rifamycin loai bỏ sự phát triển của vi khuẩn và sự tiến triển của chứng bệnh. Uống trong nhiều tháng.

RICKETTSIA, CHLAMYDIA VÀ MYCOPLASMAMục tiêu học tập Mục tiêu học tập

1.Trình bày được đặc điểm sinh vật học của Rickettsia- Chlamydia và Mycoplasma

2.Trình bày được khả năng gây bệnh của các vi khuẩn này và một số bệnh do một số loài Rickettsia, Chlamydia và Mycoplasma quan trọng gây ra.

3.Trình bày được phương pháp chẩn đoán sinh vật học, phương pháp phòng ngừa và điều trị

Một phần của tài liệu Vi sinh vật y học phần 2 các vi khuẩn gây bệnh (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)