XOẮN KHUẨN GÂY SỐT VÀNG DA XUẤT HUYẾT ( LEPTOSPIRA)

Một phần của tài liệu Vi sinh vật y học phần 2 các vi khuẩn gây bệnh (Trang 44)

Leptospira gồm nhiều chủng khác nhau có thể chia làm 2 loại

- Loại không gây bệnh chiếm đa số, chúng sống khắp nơi trong tự nhiên. - Loại gây bệnh sống ký sinh ở động vật và gây bệnh cho động vật đó.

Ở Viêt Nam bệnh do Leptospira thường xảy ra ở nhiều rơi, nhiều địa phương có ổ dịch lưu hành.

1. Đặc điểm sinh vật học

1.1. Đặc điểm về hình thái

Leptospira là một lọai xoắn khuẩn nhỏ dài 4-20 µm, rộng 0,1-0,2 µm đầu uốn cong như hình chiếc móc câu, dưới kính hiễn vi nền đen các vòng xoắn đều và sát nhau. Vi khuẩn bắt màu tốt với phương pháp nhuộm thấm bạc vi khuẩn bắt màu nâu đen.

Hình 1. hình thể vi khuẩn L. ictero hemorhagie

1.2. Tính chất nuôi cấy

Leptospira có thể phát triển trên môi trường nuôi cấy nhân tạo. Vi khuẩn phát triển ở nhiệt độ thích hợp 28-30oC. pH hơi kiềm 7.2 - 7.5. Môi trường nuôi cấy xoắn khuẩn

Leptospira cần phải có huyết thanh thỏ tươi như môi trường Terskich, môi trường Korthof. Trong các môi trường này xoắn khuẩn Leptospira mọc chậm khoảng 1 tuần, làm môi trường đục nhẹ. Ngoài ra vi khuẩn có thể phát triển trong phôi gà .

1.3. Tính chất đề kháng

Leptospira đề kháng kém, vi khuẩn có thể sống lâu trong nước có pH kiềm nhẹ ở nhiệt độ > 22oC. Leptospira bị giết chết khi đun ở 50oC trong 10 phút nhưng chịu được lạnh, trong bệnh phẩm tạng phủ của chuột giữ ở tủ lạnh vi khuẩn này có thể sống đến 25 ngày. Ở pH axit vi khuẩn bị giết chết nhanh chóng, các hóa chất có tác dụng bề mặt như xà phòng và hóa chất phenol giết chết vi khuẩn dể dàng.

Leptospira nhạy cảm với nhiều kháng sinh như penicillin, tetracyclin, chloramphenicol.

1.4. Tính chất kháng nguyên:

Cấu trúc kháng nguyên của Leptospira rất khác nhau tùy theo mổi chủng. Vi khuẩn này có kháng nguyên thân, bản chất hóa học là polysaccaride, gồm 2 yếu tố đặc hiệu cho loài có tính chất cố định bổ thể, và yếu tố đặc hiệu nhóm có tính chất ngưng kết.

Hiện nay ở Việt Nam chọn 12 chủng Leptospira dùng trong chẩn đoán huyết thanh học gồm L. australis; L.autumnalis; L.bataviae; L. canicola; L.soi; L. grippotyphosa; L.hebdomadis; L.ictero-hemorrhagie; L.mitis; L. pomona; L.saxkoebing; L. sejroe.

2. Khả năng gây bệnh

2.1. Dịch tễ học

Vi khuẩn Leptospira gây bệnh thường ký sinh ở cơ thể động vật, thường nhất là chuột, vi khuẩn này gây nên nhiễm trùng thể ẩn ở chuột và chúng được đào thải ra môi trường bên ngoài qua nước tiểu của chuột gây nhiễm bẩn nguồn nước, vùng đất ẩm, các hồ nước tù đọng, vũng nước ở các hầm mỏ. Trong điều kiện thuận lợi pH kiềm và nhiệt độ trên 22oC vi khuẩn sống khá lâu ở những nơi này.

Vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể qua những chổ da bị xây xát, qua niêm mạc, hoặc da lành nhưng ngâm lâu trong nước. Do vậy bệnh thường gặp ở những người làm ruộng, thợ hầm mỏ, thợ rừng hoặc những người tắm hoặc lội ở các hầm nước bị nhiễm bẩn vi khuẩn

Leptospira.

Bệnh hiếm khi được truyền qua vết cắn của chuột. Bệnh xảy ra ở cả 2 giới, gặp ở mọi lứa tuổi, không có mùa rõ rệt..

2.2. Bệnh lý ở người

Thời gian ủ bệnh 2 - 26 ngày, bệnh đặc trưng bởi hội chứng nhiễm khuẩn nặng đồng thời các biểu hiện của tổn thương nhiều hệ thống cơ quan.

- Hội chứng tổn thương gan và thận - Hội chứng xuất huyết

Bệnh thường kéo dài 9 - 12 ngày. Các trường hợp nặng tử vong do tổn thương nặng ở nhiều cơ quan và suy thận. Tuy nhiên sự hồi phục thường hoàn toàn, không để lại di chứng ở các cơ quan, thời gian hồi phục kéo dài 1 - 2 tháng.

2.3. Bệnh ở động vật

Động vật nhạy cảm là chuột, sau khi tiêm vào màng bụng chuột xoắn khuẩn gây bệnh, bệnh khởi phát với sốt vàng da và xuất huyết ở nhiều tạng phủ. Chuột chết mổ tử thi chuột tìm được nhiều xoắn khuẩn ở gan chuột.

3. Chẩn đoán phòng thí nghiệm

3.1. Chẩn đoán trực tiếp

Lấy bệnh phẩm là máu hoặc nước tiểu bệnh nhân trong tuần lể đầu. Soi tươi vi khuẩn dưới kính hiễn vi nền đen, hoặc nhuộm xoắn khuẩn bằng nhuộm Fontana -Tribondeau.

Bệnh phẩm được nuôi cấy vào môi trường Terskich hoặc Korthoff. Khảo sát vi khuẩn phát triển trong các môi trường này.

Tiêm truyền vào chuột lang là kỷ thuật phân lập tin cậy, khảo sát bệnh ở chuột, tìm xoắn khuẩn Leptospira ở các tạng phủ chuột.

Tìm acid nucleic của các Leptospira có thể thực hiện bằng thử nghiệm lai DNA hoặc PCR.

3.2. Chẩn đoán huyết thanh học

Có nhiều phản ứng huyết thanh học khác nhau, thông dụng và đặc hiệu cao là phản ứng ngưng kết Martin- Pettit, còn gọi là phản ứng ngưng kết tan. Trộn huyết thanh bệnh nhân với hỗn dịch có vi khuẩn Leptospira, nếu huyết thanh bệnh nhân có kháng thể tương ứng, các vi khuẩn sẽ ngưng kết sau đó vi khuẩn bị ly giải.

4. Phòng bệnh và điều trị

4.1. Phòng bệnh 4.1.1. Biện pháp chung

Trang bị phương tiện bảo hộ lao động cho người tiếp xúc với nguồn lây, diệt chuột.

4.1.2. Biện pháp đặc hiệu: dùng vaccine phòng bệnh được dùng ở một số nước. 4.2. Điều trị

-Nhiều kháng sinh có hiệu quả tốt với Leptospira như penicillin, tetracyclin, chloramphenicol

- Biện pháp điều trị hổ trợ

Một phần của tài liệu Vi sinh vật y học phần 2 các vi khuẩn gây bệnh (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)