CÁC BORRELIA GÂY BỆNH

Một phần của tài liệu Vi sinh vật y học phần 2 các vi khuẩn gây bệnh (Trang 46)

Borrelia là một nhóm xoắn khuẩn gây bệnh cho người, trong phương thức truyền bệnh xoắn khuẩn này được truyền do môi giới trung gian ve hay rận. Các Borrelia gây nên bệnh sốt hồi quy và gần đây Borrelia gây bệnh Lyme.

1. Đặc tính chung của các Borrelia

1.1. Hình thái và bắt màu

Đây là những xoắn khuẩn dài, các vòng xoắn không đều nhau chiều dài của xoắn khuẩn Borrelia thay đổi từ 5 - 30µm, rộng khoảng 0,3 - 1,4 µm. Thân vi khuẩn nhỏ như sợi tóc uốn cong kích thước thay đổi tùy theo từng thời kỳ, các xoắn khuẩn phát triển dài ra trong 12-24 giờ rồi phân chia thành 2 tế bào, vi khuẩn di động mạnh trên kính hiển vi nền đen. Nhuộm Wright xoắn khuẩn bắt màu đỏ, nhuộm Giemsa xoắn khuẩn bắt màu tím sẫm.

1.2. Nuôi cấy

Borrelia là loại vi khuẩn kỵ khí khó mọc trên môi trường nhân tạo, vi khuẩn phát triễn được ở nhiệt độ 33oC trên môi trường lỏng Borbozur - Stoenner Kelly hoặc có thể cấy trên phôi gà. Nhưng thông thường là cấy phân lập qua cấy truyền trên chuột.

Vi khuẩn này dể chết bởi các tác nhân vật lý và hóa chất cũng như nhạy cảm với nhiều kháng sinh penicillin, tetracyclin, chloramphenicol.

2. Khả năng gây bệnh

2.1. Bệnh sốt hồi qui

Chủ yếu do xoắn khuẩn Borrelia obermejeri hay thường gọi B.recurentis thường gây tthành dịch lớn, vector trung gian truyền bệnh chính là rận. Ngoài ra còn B.dultoni, môi giới trung gian truyền bệnh là ve, vi khuẩn này gây bệnh có tính chất địa phương.

Vi khuẩn sốt hồi qui sau khi xâm nhập vào cơ thể sau thời gian ủ bệnh 7-10 ngày bệnh đặc trưng bởi sốt, buồn nôn, nôn mữa, sốt khá dài 5-7 ngày trong đợt đầu rồi trở về bình thường trong 5-7 ngày rồi sốt trở lại. Những đợt sốt tái phát về sau ngắn hơn, ít rầm rộ hơn và thời gian ngưng sốt giữa các đợt kéo dài hơn. Nếu bệnh không được điều trị tới một lúc nào đó xoắn khuẩn cũng bị tiêu diệt và lúc ấy bệnh sẽ khỏi hoàn toàn. Những trường hợp nặng do viêm cơ tim và có thể gây chết

Hình 2. Hình ảnh loại ve là vector trung gian truyền bệnh Lyme

2.2. Bệnh Lyme

Được mô tả năm 1977 do xoắn khuẩn Borrelia burgdorferi gây nên. Vector trung gian truyền bệnh do các loại ve. Bệnh tìm thấy đầu tiên ở Mỹ, hiện nay nhiều nước trên thế giới đã thông báo phát hiện bệnh này.

Sau khi xâm nhập vào cơ thể qua vết cắn, vi khuẩn gây phản ứng viêm tại chổ rồi lan tràn vào bạch huyết và vào máu. Bệnh tiến triển với triệu chứng đa dạng và liên hệ đến phản ứng viêm ở nhiều cơ quan tổ chức của cơ thể gồm da, hệ thống cơ khớp, thần kinh, tim, gan, thận, tiêu hóa, mắt ... bệnh diễn tiến mãn, kéo dài nhiều năm và có thể phục hồi hoàn toàn.

3. Chẩn đoán phòng thí nghiệm

3.1. Khảo sát trực tiếp

Soi tươi trên kính hiễn vi nền đen, hoặc nhuộm trực tiếp bệnh phẩm máu với phương pháp Wright vi khuẩn bắt màu đỏ, nhuộm Giemsa vi khuẩn có màu tím.

3.2. Tiêm truyền cho chuột

Tiêm 1-2 ml máu lấy từ bệnh nhân tiêm vào màng bụng chuột theo dõi xoắn khuẩn ở máu chuột bằng nhuộm trực tiếp, tìm xoắn khuẩn ở tạng chuột.

3.3. Chẩn đoán huyết thanh

Trong chẩn đoán đoán bệnh Lyme, phản ứng ELISA được dùng đầu tiên để xác định kháng thể lớp IgM đối với B. burgdorferi. Phản ứng western blot xác định kháng thể IgG đặc hiệu với các kháng nguyên protein của B. burgdorferi là phản ứng chẩn đoán chắc chắn. Khi thực hiện phản ứng ELISA dương tính cần làm thêm phản ứng western blot để khẳng định chẩn đoán.

3.4. Các phương pháp khác

Gần đây kỹ thuật PCR được sử dụng để chẩn đoán bệnh Lyme. Tuy nhiên kỹ thuật này chỉ dùng ở những phòng thí nghiệm có trang bị

4. Phòng bệnh và điều trị

4.1. Phòng bệnh

Diệt côn trùng tiết túc trung gian bằng phun thuốc diệt côn trùng ở những vùng dịch tễ. 4.2. Điều trị

Borrelia nhạy cảm với nhiều loại kháng sinh thông thường như penicillin, tetracyclin, chloramphenicol, cephalosporin ... hiện nay các thuốc này dùng điều trị các nhiễm trùng do

Một phần của tài liệu Vi sinh vật y học phần 2 các vi khuẩn gây bệnh (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)