LEGIONELLA PNEUMOPHILA

Một phần của tài liệu Vi sinh vật y học phần 2 các vi khuẩn gây bệnh (Trang 25)

Năm 1977 Mac Dade đã phân lập được từ tổ chức phổi của một bệnh nhân chết vì viêm phổi một trực khuẩn Gram âm mới mà trước đó khoa học chưa biết. Năm 1978, trực khuẩn này được đặt tên là Legionella pneumophila.

Loài Legionella pneumophila thuộc giống Legionella, họ Legionellaceae. Chúng có khả năng gây bệnh đường hô hấp ở người.

1. Đặc điểm sinh vật học

1.1.Hình thể

Vi khuẩn đa hình thái, thường gặp dạng trực khuẩn Gram âm (bắt màu yếu), đôi khi gặp hình cầu trực khuẩn hoặc hình sợi. Kích thước thay đổi 0,3-0,9 µ m x 2- 20 µ m. Hình thể

thay đổi theo những điều kiện nuôi cấy và môi trường nuôi cấy khác nhau. Vi khuẩn di động, có một lông ở một đầu, không sinh nha bào, không có vỏ.

1.2.Tính chất nuôi cấy

Vi khuẩn khó nuôi cấy, hiếu khí tuyệt đối, đòi hỏi môi trường giàu chất dinh dưỡng với một khoảng pH hẹp (chung quanh 6,5), đặt trong khí trường có 2,5 % CO2 và ở nhiệt độ từ 35- 37OC. Môi trường tốt nhất hiện nay để phân lập vi khuẩn Legionella pneumophila là môi trường BCYE (Buffered Charcoal Yeast Extract agar), đây là môi trường thạch có than họat và cao men (chứa L- cystein là yếu tố cơ bản cho sự phân lập Legionella). Ở môi trường này có các khuẩn lạc rất nhỏ, màu xanh xám dễ dàng quan sát ở kính lúp, xuất hiện vào ngày thứ 3 sau khi cấy.

Có thể nuôi cấy Legionella pneumophila ở các nuôi cấy tế bào phôi gà, phổi phôi người, bạch cầu đơn nhân to của người, ở các tế bào HeLa, Hep-2...

Nuôi cấy ở phôi gà là phương pháp tốt nhất thích hợp với tất cả các Legionella thuộc các loài khác nhau.

1.3. Tính chất sinh vật hóa học

Oxydase dương tính yếu, catalase (+), làm lỏng gelatin, urease âm tính và không lên men các loại đường, có khả năng ly giải hippurat natri, thử nghiệm này dùng để chẩn đoán phân biệt với các Legionella khác, sinh ra enzyme β-lactamase.

1.4. Kháng nguyên

Kháng nguyên O đặc hiệu được chia thành nhiều nhóm huyết thanh khác nhau. Kháng nguyên H chung với các Legionella khác.

1.5. Sức đề kháng

Vi khuẩn dễ bị diệt bởi tác nhân lý hóa, nhưng lại sống lâu được trong nước. Vi khuẩn có ở trong nước tự nhiên (ao, hồ), nước chứa ở bể và tháp nước nhân tạo. Vi khuẩn có mặt trong hệ thống dẫn nước nóng lạnh, hệ thống máy điều hòa nhiệt độ, các ống nước, vòi nước...

2. Khả năng gây bệnh

Legionella pneumophila là nguyên nhân của bệnh lý viêm phổi cấp và sốt Pontiac. Vi khuẩn từ môi trường xung quanh vào người theo đường hô hấp do hít phải bụi hoặc hơi nước có nhiễm khuẩn.

Bệnh viêm phổi cấp do Legionella là một nhiễm trùng cấp tính đường hô hấp có viêm phổi nặng với sốt cao đột ngột, ho, đau ngực, ỉa chảy, li bì hoặc mê sảng... Nếu không được điều trị thì tỉ lệ tử vong từ 10 % - 20 %.

Sốt Pontiac được đặc trưng bởi sốt, rét run, đau cơ và không có bệnh lý hô hấp. Tiến triển lành tính.

Ở bệnh viện có những vụ dịch bệnh xảy ra do Legionella pneumophila ở những bệnh nhân bị bệnh nặng hoặc được điều trị bằng các thuốc ức chế miễn dịch.

Trong nhiều trường hợp có những nhiễm trùng bán lâm sàng, chỉ phát hiện được do sự tăng hiệu giá kháng thể đặc hiệu.

Trường hợp mắc bệnh lẻ tẻ, chủ yếu ở những người nghiện hút thuốc lâu năm , bị viêm phế quản mạn và nguy cơ mắc bệnh ở những người bị bệnh ung thư. Bệnh xảy ra lẻ tẻ ở khắp mọi nơi trên thế giới.

3. Chẩn đoán vi sinh vật

3.1. Chẩn đoán trực tiếp: Phát hiện vi khuẩn trong mẫu nghiệm (đờm, chất dịch phế quản, mảnh sinh thiết phổi...) bằng phương pháp miễn dịch huỳnh quang trực tiếp, đây là phương pháp đặc hiệu, cho kết quả nhanh sau một vài giờ.

3.2. Phân lập vi khuẩn:Bệnh phẩm là máu, mảnh phổi (sinh thiết hoặc mổ tử thi), dịch màng phổi, chất hút từ phế quản, khí quản...

Vật phẩm ngoại cảnh: lấy mẫu nước.

Bệnh phẩm được cấy vào môi trường thạch BCYE, ủ 36OC trong khí trường có 2,5% CO2. Vi khuẩn mọc sau 48 giờ. Quan sát khuẩn lạc và định danh vi khuẩn.

Môi trường cấy máu được theo dõi trong 3 tuần, nếu vi khuẩn mọc cấy chuyển vào môi trường BCYE.

3.3. Chẩn đoán huyết thanh: Dùng các kỹ thuật miễn dịch huỳnh quang gián tiếp, ELISA để phát hiện kháng thể trong huyết thanh bệnh nhân. Cần xác định kháng thể trong huyết thanh kép, hiệu giá lớn hơn 4 lần mới có giá trị chẩn đoán.

4. Phòng bệnh và chữa bệnh.

4.1. Phòng bệnh: Cần xử lý nước ở các bể nước, vòi nước, điều hòa nhiệt độ. Cần có những biện pháp ngăn ngừa không để xảy ra dịch trong bệnh viện.

4.2. Chữa bệnh: Vi khuẩn nhạy cảm với nhiều kháng sinh như erythromycin, rifampicin, fluoroquinolon. Các β-lactamin không có tác dụng trên vi khuẩn này vì chúng sản xuất enzymee β-lactamase.

HAEMOPHILUS VÀ BORDETELLAMục tiêu học tập Mục tiêu học tập

1.Trình bày được một số tính chất vi khuẩn học của vikhuẩn Haemophilus và Bordetella. 2.Nêu ra được khả năng gây bệnh của hai loại vi khuẩn này.

Một phần của tài liệu Vi sinh vật y học phần 2 các vi khuẩn gây bệnh (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)