Về bổ nhiệm Chủ tịch và nhân viên Cơ quan điều tra chống tham nhũng

Một phần của tài liệu Pháp luật về phòng chống tham nhũng của Singapore và bài học cho Việt Nam (Trang 34)

thức cung phụng, thực hiện hoặc hứa sẽ thực hiện về các khoản tiền tham nhũng như đã nêu ở trên (Điều 2).

2.1.2. Về bổ nhiệm Chủ tịch và nhân viên Cơ quan điều tra chống tham nhũng tham nhũng

Theo quy định của pháp luật chống tham nhũng thì ở Singapore Tổng thống là người bổ nhiệm Chủ tịch Cơ quan điều tra chống tham nhũng. Việc bổ nhiệm người nào đó vào chức vụ này, theo luật định hoàn toàn thuộc vào quyền tự quyết định của Tổng thống. Tuy nhiên, Tổng thống thường chỉ không bổ nhiệm trong trường hợp người đó không đồng ý với ý kiến, kiến nghị của Chính phủ hay Bộ trưởng về thực thi trách nhiệm, quyền hạn do Chính phủ giao. Bên cạnh việc bổ nhiệm Chủ tịch, Tổng thống cũng có thể bổ nhiệm Phó Chủ tịch, các trợ lý của Chủ tịch, các Điều tra viên chuyên ngành của Cơ quan điều tra chống tham nhũng. Tổng thống quy định cấp bậc cụ thể đối với trợ lý Chủ tịch và các Điều tra viên chuyên ngành.

- Đòi hối lộ hay nhận hối lộ, hoặc đồng ý nhận hối lộ cho mình hay cho người khác.

- Đưa hối lộ, hứa hẹn đưa hối lộ cho một người khác về một khoản tiêu cực phí (tiền tham nhũng) nhằm được ưu ái dành một khoản lợi nhuận cá nhân nào đó để:

+ Người đó làm hoặc không làm một việc về một vấn đề hay giải quyết một việc nào đó với động cơ, mục đích rõ ràng;

+ Một nhân viên, công chức thuộc cơ quan công quyền làm hay không làm một việc liên quan đến một vấn đề gì đó hay giải quyết một việc thực sự có mục đích cá nhân liên quan đến cơ quan công quyền đó.

Người nào thực hiện một trong các hành vi trên sẽ bị coi là phạm tội tham nhũng và phải chịu phạt tiền đến 100.000 đôla Singapore hoặc bị phạt tù không quá 5 năm hoặc phải chịu cả hai hình phạt đó (Điều 5).

Nếu Điều tra viên chống tham nhũng mà có hành vi nhận hối lộ hay kiếm lời mang tính chất tham nhũng, hoặc đồng ý chấp nhận, có ý định kiếm lời từ một người nào đó cho chính cá nhân mình hay cho người khác kiếm một khoản tiền để xúi giục người nào đó hay thưởng cho người nào đó để làm hay không làm một việc, hoặc đã làm hay đã không làm một việc, có hành vi liên đới đến công vụ của người có trách nhiệm đó hay một việc gì đó, hoặc để tỏ ra giúp đỡ hay không giúp đỡ một người nào đó khi liên quan đến công vụ của người có trách nhiệm hay công việc của người đó, hoặc:

Người nào đưa hối lộ hay đồng ý đưa hối lộ hoặc đưa một khoản tiền cho một nhân viên Nhà nước, xúi giục làm việc gì đó hay vì một khoản tiền thưởng để làm hoặc không làm một việc, hoặc đã làm hay đã không làm một việc liên quan đến công vụ của người có trách nhiệm hay công việc hoặc để tỏ ra có sự giúp đỡ hay không giúp đỡ một người nào đó có liên quan đến công vụ của người có trách nhiệm hay công việc của người đó, hoặc: Người nào cố ý đưa hối lộ cho nhân viên hoặc nếu nhân viên cố ý nhận hối lộ nhằm mục đích làm sai trái, báo cáo sai sự thật với người có trách nhiệm về các chứng từ, tài khoản và các tài liệu khác mà người có trách nhiệm đang giải quyết, hay báo

cáo những nội dung sai sự thật, không trung thực, hay không đúng với sự thật nhằm lừa dối người có trách nhiệm; thì các hành vi trên sẽ bị coi là phạm tội tham nhũng và sẽ phải chịu hình phạt tiền đến 100.000 đôla Singapore hoặc bị phạt tù đến 5 năm hoặc phải chịu cả hai hình phạt đó (Điều 6).

Trường hợp một người có các hành vi trên và bị áp dụng xử lý theo các khung hình phạt nêu trên mà liên quan đến hợp đồng hay một đề nghị về hợp đồng với một bên tham gia là Chính phủ hay một cơ quan nào đó là cơ quan đại diện Chính phủ, cơ quan công quyền thì trong trường hợp này hình phạt tù được áp dụng sẽ là đến 7 năm (Điều 7).

Người nào vì muốn giành được quyền ký kết hợp đồng với Chính phủ hay một cơ quan công quyền để làm một việc gì đó, hay hợp đồng dịch vụ, làm việc, cung cấp về hạng mục, vật tư, mà đưa hối lộ cho người đã giành ưu tiên cho việc ký kết hợp đồng cho người khác do có động cơ cá nhân hoặc vì vụ lợi để mà huỷ bỏ lời hứa hẹn này; hoặc người nào đòi hoặc nhận tiền hối lộ để can dự vào công vụ hay vì vụ lợi mà tự ý huỷ bỏ hợp đồng thì sẽ bị coi là phạm tội và có thể bị phạt tiền đến 100.000 đôla Singapore, chịu phạt tù đến 7 năm hoặc phải chịu cả hai hình phạt này (Điều 10).

Người nào hối lộ đại biểu Quốc hội vì động cơ cá nhân hay vì vụ lợi để đại biểu Quốc hội đó làm hay không làm một việc gì đó thuộc thẩm quyền hoặc Đại biểu Quốc hội nào đòi hay nhận hối lộ vì động cơ cá nhân với mục đích vụ lợi để làm hay không làm một việc trong thẩm quyền của mình thì bị coi là phạm tội và có thể bị phạt tiền đến 100.000 đôla Singapore, chịu phạt tù đến 7 năm hoặc phải chịu cả hai hình phạt này (Điều 11).

Người nào đưa hối lộ cho nhân viên cơ quan công quyền vì động cơ cá nhân hay vì mục đích vụ lợi mà can thiệp vào biểu quyết của các nhân viên cơ quan công quyền tại các hội nghị của cơ quan công quyền để ủng hộ hay không ủng hộ các giải pháp hay vấn đề nêu lên đối với cơ quan công quyền đó; can thiệp vào hoạt động, trong việc tìm kiếm, giải quyết hay làm chậm trễ,

cản trở, gây khó khăn, can thiệp vào công việc hay hoạt động của công chức Nhà nước; giúp đỡ trong việc uỷ quyền hay cản trở việc biểu quyết thông qua hay việc chuyển nhượng hợp đồng, khế ước tạo thuận lợi cho cá nhân nào đó; hoặc công chức cơ quan công quyền nào mà đòi hay nhận hối lộ vì động cơ cá nhân hay vì mục đích vụ lợi mà có các hành vi can thiệp vào những hoạt động như trên thì tất cả các hành vi này đều bị coi là phạm tội và bị phạt tiền đến 100.000 đôla Singapore, chịu phạt tù đến 7 năm hoặc phải chịu cả hai hình phạt này (Điều 12).

Một phần của tài liệu Pháp luật về phòng chống tham nhũng của Singapore và bài học cho Việt Nam (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)