Một số kinh nghiệm chống tham nhũng Singapore phù hợp với Việt Nam

Một phần của tài liệu Pháp luật về phòng chống tham nhũng của Singapore và bài học cho Việt Nam (Trang 65)

với Việt Nam

Tại sao Việt Nam, với chế độ xã hội và hình thái kinh tế ưu việt lại bị đánh giá là một trong những nước tham nhũng nghiêm trọng ta ̣i châu Á, trong khi, Singapore nướ c cùng khu vực Đông Nam Á và đa số là người gốc Trung Quốc - có cùng bản sắc văn hóa với chúng ta lại được đánh giá là một trong những đất nước trong sạch nhất? Có người cho rằng: vì Singapore là một nước nhỏ nên dễ quản lý, vậy thì các cấp chính quyền địa phương của Việt Nam đã quản lý tốt được địa phương mình chưa? Vấn đề là ở chỗ, cơ chế phòng, chống tham nhũng của chúng ta chỉ đông đảo chứ không tinh nhuệ, thiếu cơ quan điều tra, việc nắm bắt thông tin còn chậm chạp, các biện pháp

đặt ra theo kiểu ai thích thì làm, không thích thì thôi chứ không có chế tài, kiểm soát; chế tài đặt ra với người tham nhũng nặng về tù đày hơn là phạt tiền (đánh thẳng vào lợi ích kinh tế của người tham nhũng). Để đạt được thành công như Singapore, trên cơ sở kinh nghiê ̣m ph òng, chống tham nhũng thực tiễn của Singapore , Viê ̣t Nam nên sửa đổi một số điều khoản trong Luật Phòng, chống tham nhũng theo hướ ng:

- Thành lập một đơn vị phòng chống tham nhũng chuyên biệt , tự quản và ở mức độ nào đó độc lập. Nếu có một đơn vị như vậy và họ được toàn quyền với những vụ án tham nhũng lớn, không có sự can thiệp của một hệ thống các đơn vị nói trên, sẽ không cần một cơ quan điều phối, chỉ đạo.

Tội phạm tham nhũng có đặc điểm là bí mật, cố tình che giấu, không dễ lần theo các dấu vết mà đòi hỏi những kỹ thuật, cách tiếp cận, thẩm quyền đặc biệt, ví dụ kiểm tra báo cáo tài chính. Chính vì vậy nếu không có một đơn vị chuyên biệt đủ năng lực và thẩm quyền, việc đối phó với tội phạm sẽ rất khó khăn.

Các nước đều có một đơn vị ít nhiều có tính chất như vậy. Ở Việt Nam lại có khá nhiều cơ quan tham gia phòng chống tham nhũng, từ công an, công tố đến Thanh tra Chính phủ, với nhiều nguồn thông tin khác nhau. Do vâ ̣y có sự phân tán về trách nhiệm và đã dẫn đến sự chồng chéo về thẩm quyền, gây khó cho việc thực thi pháp luật phòng chống tham nhũng.

- Luật Phòng chống tham nhũng của Việt Nam chưa đủ sức là một luật phòng, chống tham nhũng đúng nghĩa - một đạo luật mang tính hình sự, với đầy đủ chế tài và điều kiện thực thi. Luật của Việt Nam có nhiều điều khoản "phòng", nhưng chưa đủ các điều khoản để "chống" tham nhũng hiệu quả. Thậm chí một số hình phạt có trong luật cũng chưa được thực thi vì chưa có vụ án nào trong đó các khâu điều tra, khởi tố tỏ ra đủ mạnh để dẫn đến các hình phạt đó. Luật Phòng chống tham nhũng cần nhất là nêu đầy đủ thế nào là tham nhũng và cách xử lý tham nhũng , viê ̣c thực thi pháp luật phòng chống tham nhũng ở Việt Nam đang tạo ra những trở ngại khiến những người thực lòng muốn chống tham nhũng nản lòng, thất vọng.

Chương 3

Một phần của tài liệu Pháp luật về phòng chống tham nhũng của Singapore và bài học cho Việt Nam (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)