Đánh giá chung

Một phần của tài liệu Pháp luật về phòng chống tham nhũng của Singapore và bài học cho Việt Nam (Trang 51 - 58)

Singapore được đánh giá là một trong những quốc gia có tỷ lệ tham nhũng thấp nhất thế giới với hệ thống dịch vụ công trong sạch và hiệu quả. Năm 2010, Singapore được Tổ chức Minh bạch quốc tế (TI) xếp hạng là một trong ba quốc gia trong sạch nhất thế giới. Để có được thành quả đó, Chính phủ Singapore thực thi nhiều biện pháp cứng rắn, đồng bộ, thường xuyên, liên tục để loại trừ tham nhũng. Tham nhũng ở Singapore đã nằm trong vòng kiểm soát của khu vực nhà nước và tư nhân.

Sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ và những thành tựu về mọi mặt mà đất nước Sinhgapo đã đạt được có lẽ không cần phải nhắc lại. Các đánh giá dù ở góc độ nào cũng thống nhất ở một điểm chung về tính hiệu quả của quản lý, sự nề nếp và đặc biệt là sự trong sạch, liêm chính của bộ máy nhà nước, công chức nhà nước và ngay cả trong cung cách ứng xử trong các quan hệ xã hội khiến cho Sinhgapo được coi là sạch cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Tuy nhiên khi tìm hiểu cụ thể về kết quả mà người Sinhgapo đạt được khiến không ít quốc gia phải khâm phục mới thấy rằng điều đó không dễ dàng chút nào những cũng không hoàn toàn là không thể đối với chúng ta nếu nhìn từ góc độ lý thuyết và nếu từ một xuất phát điểm thật sự khách quan và không bị những yếu tố ràng buộc.

Khi nghiên cứu về những chống tham nhũng ở Sinhgapo, người ta nói nhiều đến sự chặt chẽ và tính nghiêm minh của pháp luật (cả trong cả qui định lẫn quá trình thực hiện nó). Điều đó là hoàn toàn chính xác nhưng dường như chưa phải là câu trả lời thoả đáng cho những gì mà họ đạt được. Thực ra pháp

luật Việt Nam, nếu tìm hiểu đầy đủ, chúng ta không thiếu những qui định, chế tài, thậm chí còn nghiêm khắc và chặt chẽ hơn cả Sinhgapo đối với các hành vi vi phạm pháp luật nói chung và hành vi tham nhũng nói riêng. Mức hình phạt cao nhất cho các tội phạm tham nhũng tại Singapore chỉ là 5 đến 7 năm tù và một khoản tiền phạt không phải là quá lớn (100.000), pháp luật Việt Nam qui định mức án rất nghiêm khắc đối với các tội phạm tham nhũng, thậm chí trong đó có nhiều tội đến mức tử hình. Vậy thì tại sao, Sinhgapo lại chống tham nhũng có hiệu quả như vậy? Cần phải nhìn nhận thật toàn diện, khách quan về vấn đề này.

Thứ nhất, phải thấy rằng là một đảo quốc nhỏ bé, cả về diện tích và dân số cho nên về mọi mặt họ dễ hơn chúng ta rất nhiều. Khi đã có một chiến lược đúng đắn thì việc đưa nó vào cuộc sống không phải là vấn đề quá khó khăn. Sinhgapo chỉ có một cấp chính quyền cho nên sự thực hiện quyền lực được thực hiện tập trung, không chia sẻ và cũng chẳng khó khăn gì trong việc phân cấp thẩm quyền và xác định trách nhiệm.

Thứ hai, bộ máy nhà nước Sinhgapo cực kỳ gọn nhẹ. Sinhgapo cũng

là một nước chỉ có một đảng nắm chính quyền cho nên vai trò lãnh đạo của đảng cũng rất lớn đồng thời cũng là một xã hội đề cao dân chủ và vai trò của cơ quan dân cử. Nhưng mọi quyền lực được thực hiện hết sức tập trung thông qua Thủ tướng Chính phủ. Chỉ Chính phủ mới có bộ máy, quốc hội, đảng không có bộ máy riêng. Mọi quyết đáp được thực hiện rất nhanh chóng từ Thủ tướng mà không phải bàn thảo quá nhiều trong quốc hội và qua quá nhiều tầng nấc quyền lực. Sự gọn nhẹ về bộ máy cũng đã là thuận lợi đầu tiên cho việc phải làm trong sạch bộ máy đó, tức là giảm đối tượng phải giám sát và loại trừ tham nhũng.

Thứ ba, sự thịnh hành lối sống và phong cách phương tây với những

điểm tốt đẹp (tính dân chủ, nền quản trị công khai, hiện đại và minh bạch…) đã được thâm nhập vào đời sống cộng đồng và đời sống công sở Sinhgapo

một cách dễ dàng khi tiếng Anh đã trở thành ngôn ngữ chính thức của người Sinhgapo. Điều đó khiến cho Sinhgapo thoát khỏi những lề thói cũ và hình ảnh rườm rà, lễ nghi phong kiến và sự hiện diện quá nhiều sự của Nhà nước hay sự "bao cấp", vốn là những chỗ tạo cơ hội cho sự lạm dụng quyền lực và hà lạm ngân sách nhà nước.

Từ đó có thể thấy rằng điểm nổi bật trong cái mà người Sinhgapo làm được, điều khiến cho hiệu quả của đấu tranh chông tham nhũng của Sinhgapo hay được nhắc đến đó chính là họ đã tạo nên được một nền văn hoá chống tham nhũng, từ cấp lãnh đạo cao nhất của nhà nước đến hành vi

ứng xử ngày của công chức trong công sở và sự phản ứng với tệ nạn tham nhũng ngay trong nhận thức và hành động của mỗi người dân trên bình diện toàn xã hội.

Đây chính là điều dẫn đến thành công của người Sinhgapo. Và chúng ta có thể nghiên cứu về cách tiếp cận từ diện chiến lược và lý thuyết mà người Sinhgapo đã tổng kết như là những điều đáng suy nghĩ trong quá trình tìm ra những giải pháp hữu hiệu phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam.

Trước hết, từ một thực trạng tham nhũng đã ở mức độ tệ hại của những năm 60, Sinhgapo đã coi đó là thực sự là một quốc nạn thì cũng có nghĩa rằng nó coi là một thách thức (challenge) trong quá trình phát triển của đất nước Sinhgapo. Tệ đòi hối lộ, lạm dụng quyền lực để mưu lợi riêng, thái độ sách nhiễu dân chúng, trật tự và các giá trị bị đảo lộn… là hình ảnh của nền công vụ Sinhgapo lúc đó đã đến mức khiến người dân không thể nổi và những người lãnh đạo Sinhgapo phải hành động quyết liệt chống tham nhũng như để bảo vệ cho sự tồn vong của chính chế độ nhà nước. Như vậy chống tham nhũng có phải trên cơ sở một nền tảng vững chắc là thiết lập trật tự xã hội và trật tự đó phải xã hội thừa nhận và ủng hộ.

Về phương diện chống tham nhũng, người ta thường đưa ra ba phương pháp tiếp cận từ góc độ lý thuyết như sau:

Một là, lý thuyết bàn tay sắt (Theory arm strong): theo lý thuyết này thì cần ban hành một đạo luật chống tham nhũng thật nghiêm khắc, cụ thể là phải qui định hình phạt thật nặng tội hối lộ (được hiểu là nhận hối lộ và đưa hối lộ) do các cơ quan chống tham nhũng thi hành.

Hai là, lý thuyết về một người lãnh đạo mạnh mẽ kiên quyết chống

tham nhũng (Strong man theory): Đó là cấp cao nhất của nhà nước, đặc biệt là

người đứng đầu phải tỏ rõ quyết tâm chính trị trong lời nói và hành động nhằm xây dựng thể chế trong sạch và đấu tranh đẩy lùi tham nhũng. Điều đó phải được thể hiện qua sự nêu gương của bản thân nhà lãnh đạo đất nước cũng như thái độ kiên quyết trừng trị kẻ tham nhũng ở bất cứ cương vị nào. Khẩu hiệu "chóp bu trong sạch" chính là thể hiện lý thuyết này.

Ba là, lý thuyết về một chế độ tiền lương thoả đáng: theo đó để chống tham nhũng cần áp dụng một chế độ đãi ngộ thoả đáng với đồng lương cao tới mức có thể để công chức yên tâm thực hiện công vụ mà không phải lo lắng hay bị câu thúc bởi những nhu cầu của cuộc sống dẫn đến việc ăn của đút.

Trên thực tế mỗi lý thuyết đều có lý của riêng nó và nhìn vào thực tế bộ máy công quyền cũng như hoạt động phòng chống của Sinhgapo thì cả ba cách tiếp cận nêu trên thực ra đã là những giải pháp mà người Sinhgapo áp dụng có hiệu quả, cùng với các biện pháp khác tạo nên một "nền văn hoá

chống tham nhũng".

Khi nói đến nền văn hoá phi tham nhũng có thể được hiểu đến một nền tảng của cả xã hội, trong đó không coi nhà nước và các quyền lực công là đối tượng cần đấu tranh mà ở đó là một sự hoà đồng về mặt ý chí giữa nhà nước, xã hội và công dân trong việc lên án, bài trừ và đấu tranh quyết liệt với tệ tham nhũng. Chống tham nhũng phải trở thành một giá trị xã hội được xã hội thừa nhận và chia sẻ như một trách nhiệm chung. Sức mạnh của cuộc đấu tranh chống tham nhũng ở Sinhgapo chính là ở chỗ đó.

Như vậy chiến lược phòng chống tham nhũng muốn đạt được hiệu quả trước hết cần được sự thừa nhận và ủng hộ của xã hội. Vì lẽ đó trong quá trình đấu tranh chống tham nhũng, vấn đề giáo dục cộng đồng (thông qua các trường học, các tổ chức xã hội và phương tiện thông tin đại chúng) luôn luôn được đẩy mạnh, nó nhắc nhở cho mỗi người về mối nguy hại của tệ tham nhũng và trách nhiệm chung của toàn xã hội trong cuộc chiến chống tham nhũng.

Tiếp đến là vai trò của quyết tâm chính trị của những người lãnh đạo. Đó là quyết tâm xây dựng một thể chế trong sạch và không tham nhũng. Sự đồng thuận của các nhà lãnh đạo chính trị đối với việc chiến lược chống tham nhũng là sự bảo đảm cho cuộc chiến tham nhũng. Thực tế lịch sử đã chứng minh quyết tâm chính trị của lãnh đạo Sinhgapo trong đấu tranh chống tham nhũng thông qua việc xử lý kiên quyết những người vi phạm, bất kể họ ở cương vị nào, ngay cả đối với những người thân cận hay đã từng có cống hiến cho đất nước. Nguyên Thủ tướng Lý Quang Diệu đã từng nói: Lãnh đạo tối cao của Chính phủ phải làm gương. Không ai được vượt quá luật pháp, nếu không mọi người sẽ cảm hoài nghi và cười nhạo đối với ý nghĩa và sự công bằng của luật pháp.

Tham nhũng chỉ được ngăn chặn khi người dân nhận thức được rằng giới lãnh đạo hết sức nghiêm túc trong việc tấn công vào tham nhũng, rằng các vị lãnh đạo cấp cao nhất chứng tỏ được tính trung thực và sự hành xử hợp đạo đức và rằng phát triển kinh tế đang thấm xuống và đem lại lợi ích thiết thực cho tầng lớp thấp nhất của xã hội.

Bên cạnh đó là chính sách đãi ngộ cho công chức. Đồng lương đáng khiến cho công chức luôn phải cân nhắc, giữ gìn phẩm hạnh. Ở đây lương, ngoài việc thực hiện một chính sách lương bổng thu hút vào khu vực công, còn bao gồm cả việc bắt buộc công chức để lại một khoản có tính chất "bảo hiểm" không nhỏ (tăng dần từ 5% đến 40% lương) gọi là vốn tích luỹ chung

vụ nói chung không dám phạm tội tham nhũng để rồi mất đi vốn tích luỹ chung, nhất là nhân viên công vụ lâu năm, khoản tích luỹ chung là rất lớn nên càng không dám khinh suất mạo hiểm.

Lương của công chức Sinhgapo khá cao và tương xứng với chức vụ và trách nhiệm của họ. Nhưng điều đáng lưu ý là cùng với việc trả lương cao, Chính phủ luôn nhấn mạnh đến tinh thần hy sinh. Lý Quang Diệu nhiều lần nhấn mạnh:

nhân viên công vụ phải có một số hy sinh; đảng viên vất vả vì vậy Đảng cần trả cho họ một mức lương khả quan, dùng bổng lộc nuôi dưỡng liêm khiết.

Cuối cùng là vấn đề pháp luật và thực thi luật pháp (lý thuyết bàn tay sắt), được thể hiện ở hai khía cạnh.

Thứ nhất, là bảo đảm thi hành pháp luật nghiêm minh thông qua một

hệ thống toà án và các cơ quan bảo đảm trật tự trên mọi lĩnh vực với đội ngũ công chức có phẩm chất, tận tâm và nghiệp vụ cao. Mọi hoạt động công vụ đều có sự giám sát chặt chẽ theo nguyên tắc kiểm tra chéo. Coi công khai minh bạch trong hoạt động công vụ là biện pháp cơ bản trong số các biện pháp có tính chất phòng ngừa tham nhũng. Làm sao để mọi hành vi công vụ đều được kiểm soát một cách dễ dàng, đồng thời với nó là những biện pháp tối đa hoá trách nhiệm. Từ đó dần dần làm thay đổi nhận thức về tham nhũng từ chỗ là một hoạt động rủi ro thấp mà lợi nhuận cao trở thành một hoạt động rủi ro cao và lợi nhuận thấp.

Công khai ở đây còn được hiểu là công khai tối đa mọi cái có thể, kể cả những vấn đề liên quan đến các nhà lãnh đạo. Mọi cái công khai nên mọi điều có thể dễ dàng được giám sát và mọi sai phạm dễ dàng bị phát hiện và xử lý kịp thời.

Thứ hai, là sự hiện hữu và hoạt động có hiệu quả, mạnh mẽ của một

cơ quan chuyên trách chống tham nhũng. Cục điều tra hành vi tham nhũng (CPIB) hoạt động độc lập với các cơ quan khác và báo cáo trực tiếp với Thủ tướng. CPIB có quyền lực cảnh sát mạnh trong điều tra và bắt giữ.

Thực tế Luật chống tham nhũng được thi hành nghiêm chỉnh và có những sự sửa đổi bổ sung cần thiết tạo điều kiện đấu tranh với những biểu hiện mới của hành vi tham nhũng, có thể xử lý được cả những vụ việc tham nhũng xuyên quốc gia. Ngoài ra, Luật tịch thu các quyền lợi liên quan đến các tội danh nguy hiểm như tham nhũng, buôn bán ma tuỷ và các tội hình sự nghiêm trọng khác, ban hành năm 1989 và sửa đổi năm 1999, đã cho phép Toà án tịch biên bất động sản hoặc sung công tài sản kẻ phạm pháp.

Bên cạnh đó là việc thực hiện một sự giáo dục đạo đức công vụ thường xuyên cho công chức, đặc biệt coi trọng việc tự rèn luyện đạo đức. Chính phủ đặt "Sổ tay chỉ đạo nhân viên công vụ" trong đó qui định tỉ mỉ, rõ ràng đối với nhân viên công vụ ngay cả trong ứng xử đời thường, chẳng hạn không được vay tiền của cấp dưới, vay tiến của bạn thân vượt quá ba tháng lương của mình (để tránh vì câu thúc bởi món nợ mà nảy sinh tham nhũng); quà có giá trị hàng hoá mà không thể từ chối thì sau khi nhận phải báo cáo, sau đó bỏ tiền mua lại; nhân viên công vụ không được vào quán bar sàn nhảy, khu đèn mờ…

Tóm lại chiến lược chống tham nhũng của Sinhgapo có thể thể hiện bởi tam giác với ba đỉnh: Giá trị xã hội, tức là xây dựng một nhận thức, một nền văn hoá và phát huy vai trò của xã hội phản ứng với tệ tham nhũng, khiến cho nó không có lý do tồn tại ngay từ trong suy nghĩ của mỗi người; Quyết tâm chính trị và sự trong sạch liêm khiết của đạo tối cao; và Một nền pháp chế chặt chẽ (trong đó bao gồm việc hiện hữu một cơ quan chuyên trách đủ

mạnh) về cả thể chế lẫn con người thực thi, được rèn luyện bởi đạo đức công vụ, sự liêm chính và sự bảo đảm bởi chế độ lương bổng.

Tất cả những kinh nghiệm nói trên của người Sinhgapo thực ra không phải là điều gì quá mới chúng ta, vấn đề là chúng ta có đủ quyết tâm và can đảm để làm được không khi mà tình trạng tham nhũng hiện nay đã lan tràn, đe doạ sự tồn vong của chế độ và chống tham nhũng chắc chắn sẽ đụng chạm

đến lợi ích của không ít người và sẽ gây những sự bất ổn nhất định về mặt kinh tế chính trị cũng như đến những quan niệm có tính chất truyền thống về mặt pháp luật.

Một phần của tài liệu Pháp luật về phòng chống tham nhũng của Singapore và bài học cho Việt Nam (Trang 51 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)